Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngọc ánh 2k8

Bài 8: Cho (O), có đường kính BC=8cm . Gọi H là trung điểm của OC ; vẽ dây AD vuông góc BC tại H. Cho AO cắt BD tại N
a) C/m tam giác ABD cân 
b) C/m ABNH nội tiếp 
c) Tính diện tích phần (O) nằm ngoài ABDC

Nguyễn Lê Phước Thịnh
4 tháng 4 2024 lúc 12:51

a: ΔOAD cân tại O

mà OH là đường cao

nên H là trung điểm của AD

Xét ΔBAD có

BH là đường cao

BH là đường trung tuyến

Do đó: ΔBAD cân tại B

b: H là trung điểm của OC

=>\(HO=\dfrac{OC}{2}=2\left(cm\right)\)

ΔAHO vuông tại H

=>\(HA^2+HO^2=AO^2\)

=>\(HA^2=4^2-2^2=12\)

=>\(HA=2\sqrt{3}\left(cm\right)\)

=>\(AD=2\sqrt{3}\cdot2=4\sqrt{3}\left(cm\right)\)

BH=BO+OH=4+2=6(cm)

Xét (O) có

ΔBAC nội tiếp

BC là đường kính

Do đó: ΔBAC vuông tại A

Xét ΔBAC vuông tại A có AH là đường cao

nên \(BH\cdot BC=BA^2\)

=>\(BA=\sqrt{6\cdot8}=4\sqrt{3}\left(cm\right)\)

=>AB=AD

=>AB=AD=BD

=>ΔBAD đều

Ta có: AB=AD

=>A nằm trên đường trung trực của BD(1)

ta có: OB=OD

=>O nằm trên đường trung trực của BD(2)

Từ (1) và (2) suy ra AO là đường trung trực của BD

=>AO\(\perp\)BD tại N

Xét tứ giác AHNB có \(\widehat{AHB}=\widehat{ANB}=90^0\)

nên AHNB là tứ giác nội tiếp

c: ΔBAC vuông tại A

=>\(AB^2+AC^2=BC^2\)

=>\(AC^2+\left(4\sqrt{3}\right)^2=8^2\)

=>\(AC^2=64-48=16=4^2\)

=>AC=4(cm)

Xét (O) có

ΔBDC nội tiếp

BC là đường kính

Do đó: ΔBDC vuông tại D

=>\(DB^2+DC^2=BC^2\)

=>\(DC^2=64-48=16\)

=>DC=4(cm)

\(S_{BACD}=S_{BAC}+S_{BDC}\)

\(=\dfrac{1}{2}\cdot BA\cdot AC+\dfrac{1}{2}\cdot BD\cdot DC\)

\(=\dfrac{1}{2}\cdot4\cdot4\sqrt{3}+\dfrac{1}{2}\cdot4\cdot4\sqrt{3}=4\cdot4\sqrt{3}=16\sqrt{3}\left(cm^2\right)\)

Diện tích (O) là:

\(S_{\left(O\right)}=4^2\Omega=16\Omega\left(cm^2\right)\)

Diện tích phần (O) nằm ngoài ABDC là: \(16\Omega-16\sqrt{3}\left(cm^2\right)\)

Nguyễn Việt Lâm
4 tháng 4 2024 lúc 13:08

a.

DO BC vuông góc AD tại H, mà BC là đường kính \(\Rightarrow H\) là trung điểm AD

Hay \(AH=DH\)

\(\Rightarrow BC\) là đường trung trực của AD

\(\Rightarrow BA=BD\)

\(\Rightarrow\Delta ABD\) cân tại B

b.

Do H là trung điểm OC \(\Rightarrow OH=\dfrac{1}{2}OC=\dfrac{1}{4}BC=2\left(cm\right)\)

\(OA=OC=R=\dfrac{1}{2}BC=4\left(cm\right)\)

Áp dụng Pitago trong tam giác vuông OAH:

\(AH=\sqrt{OA^2-OH^2}=2\sqrt{3}\) (cm)

Pitago trong tam giác vuông ABH:

\(AB=\sqrt{BH^2+AH^2}=\sqrt{\left(OB+OH\right)^2+AH^2}=4\sqrt{3}\) (cm)

\(AD=2AH=2.2\sqrt{3}=4\sqrt{3}\left(cm\right)\)

\(\Rightarrow AB=AD\Rightarrow\Delta ABD\) đều (1)

Lại có H là trung điểm AD \(\Rightarrow\) BH là trung tuyến của tam giác ABD, mà \(\dfrac{BO}{BH}=\dfrac{4}{4+2}=\dfrac{2}{3}\)

\(\Rightarrow\) O là trọng tâm tam giác ABD

\(\Rightarrow AO\) là 1 trung tuyến của tam giác ABD  (2)

(1);(2) \(\Rightarrow AN\) là trung tuyến kiêm đường cao \(\Rightarrow AN\perp BD\)

\(\Rightarrow N\) và H cùng nhìn AB dưới 1 góc vuông nên ABHN nội tiếp

c.

\(S_{\left(O\right)}=\pi R^2=\pi.4^2=16\pi\left(cm^2\right)\)

\(S_{ABCD}=\dfrac{1}{2}.AD.BC=\dfrac{1}{2}.4\sqrt{3}.8=16\sqrt{3}\left(cm^2\right)\)

\(\Rightarrow\) Phần diện tích (O) nằm ngoài ABCD là:

\(S=S_{\left(O\right)}-S_{ABCD}=16\pi-16\sqrt{3}\) \(\left(cm^2\right)\)

Nguyễn Việt Lâm
4 tháng 4 2024 lúc 13:09

loading...


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phúc Thiên
Xem chi tiết
vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Tâm
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Song Eun Yong
Xem chi tiết
sóc
Xem chi tiết
loc huynh
Xem chi tiết
Mai Nguyen Ngoc
Xem chi tiết
phạm trung hiếu
Xem chi tiết
hoang le
Xem chi tiết