Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Thành Vũ Tiến

Bài 1:Phân tích diễn biến tâm lý của dế mèn khi trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương cho dế Choắt

Bài 2: Phân tích diễn biến tâm lý của người anh khi cô em được phát hiện tài năng

Bài 3: Phân tích diễn biến tâm lý của cậu bé Phrăng trong truyện Buổi Học Cuối Cùng

Thành Vũ Tiến
11 tháng 2 2018 lúc 19:37

cac ban dung chep tren mang nha

Phạm Linh Phương
11 tháng 2 2018 lúc 21:45

Bài 1;

Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt thuộc chương l truyện Dế Mèn phiêu lưu kícủa.Tô Hoài. Đây là đoạn văn hay, có nhiều ý nghĩa giáo dục.

Dế Choắt là láng giềng của Dế Mèn. Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng... Đôi càng bè bè, nặng nề... Râu ria gì mà cụt có một mẩumặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ... Dế Mèn nói năng với Dế Choắt bằng cái giọng rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: - Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn nhờ Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ẩy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngầm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần để ý rằng có ai nghe mình nói. Qua thái độ và lời nói của Dế Mèn đối với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.

Tuổi trẻ có nhiều tính tốt và cũng không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch

ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nẩy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Dế Choắt tỏ ra nhát gan không dám làm theo và can ngăn thì Dế Mèn quắc mắt quát: - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: - Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng sửa đi đôi chút với ý cố tình chọc tức. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vào trong hang sâu, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ, đắc ý về trò tinh nghịch củamình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc hiểu lầm, mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.

Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì Dế Mèn hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt, thực sự hối hận về hành động dại dột của mình: Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đau xót, ân hận lắm. Chú tự trách mình là ngông cuồng và dại dột. Cũng từ đấy, chú cố gắng sửa đổi tính nết để trỏ thành người tốt.

Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra từ việc làm cho Dế Choắt bị chết oan là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình... Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, tự mãn. Chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hoá đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn thấp thoáng hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.

Bài 2:

.Khi thấy em gái tự chế màu vẽ, người anh tỏ ý xem thường và đặt cho em gái biệt danh là Mèo. Người anh có tâm trạng không vui khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. Mọi người ai cũng xúc động, mừng rõ' và ngạc nhiên thì em cảm thấy buồn hơn và cảm nhận được sự thua kém của mình khi không ai thèm đế ý đến mình. Từ đó, em cảm thấy không thề nào chơi thân với em gái được nữa bởi em vốn coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi như các em.

Khi nhận ra nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của em gái là mình, người anh ban đầu ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ. Em ngõ' ngàng vì không nghĩ rằng trong con mắt em gái, hình ảnh của mình lại toàn mĩ đến thế; sau những gì mình đối xử với em gái, em gái vẫn có cái nhìn hết sức hoàn hảo về mình. Từ sự ngỡ ngàng đó, người anh chuyển sang hãnh diện. Hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh, mà còn chính vì tâm hồn cao thượng và lòng vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề Anh trai tôi là hình ảnh một c

hú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lèn từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chísự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính lòng vị tha và lòng mong ước của em gái đã làm cho người anh chuyển từ hãnh diện sang xấuliổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng trong thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em, ngay trong cách đối xử và những suy nghĩ của em về em gái cũng không được như vậy. Người anh đã nhận ra những khuyết điếm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.

Như vậy có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thế hiện tính cách nhân vật của tác giả.

Bài 3,

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Tuấn
Xem chi tiết
Taehyng Kim
Xem chi tiết
Tiểu Thư Họ Đỗ
Xem chi tiết
văn thị hồng phước
Xem chi tiết
Đặng Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Dương Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Taehyng Kim
Xem chi tiết
★c̾ô b̾é k̾u̾t̾e̾★
Xem chi tiết