Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Kim Ngân

Bài 1: Hãy xác định và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ trong những trường hợp sau:

a) Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày.

b) Tôi đưa tay ôm nước vào lòng

Nước mở lòng ôm tôi vào dạ.

c) Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sâng cả đồi nương.

d) Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

Dương Linh Chi
28 tháng 7 2017 lúc 18:30

a) Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> Que ehuowng là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi.

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b) Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ kết hợp nhuần nhuyễn. Từ hình ảnh thực: tác giả ôm nước và tắm giữa lòng sông, nhà thơ đã nâng lên thành hình ảnh đặc sắc, có tầm nghĩa khái quát cao hơn. Đó là con người tác giả và con sông rất gắn bó với nhau, mật thiết như là anh em, máu thịt của nhau. Cả hai đến với nhau cùng nhau giao hòa cộng hưởng, dành cho nhau khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của tuổi trẻ. Phải yêu sông lắm, thực sự gắn bó với sông, Tế Hanh mới có được kỉ niệm, và lưu giữ được những kỉ niệm đó, gửi gắm được vào những dòng thơ tuyệt vời, giàu hình ảnh đến như vậy.

c) câu trên sử dụng biện pháp hoán dụ
-qua từ 'mồ hôi"
ý chỉ công sức người sự vất vả của người dân thúc khua zậy sớm cày sâu cuốc bẫm với hy vọng về 1 mùa bội thu.

d) Có 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ :
"về thăm quê Bác , làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng "
* BPTT Nhân hóa : là hình tượng "hàng râm bụt thắp...lửa hồng"
* BPTT Ẩn dụ : Hình ảnh "lửa hồng" là cách nói ngầm so sánh hoa râm bụt nở đỏ hồng như lửa
Tác dụng của 2 BPTT này là làm tăng thêm tính tạo hình, sinh động và gợi cảm cho lời thơ

Nguyễn Mai Linh
3 tháng 8 2017 lúc 17:50

a. Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b. So sánh những ngôi sao đêm với tình yêu thương mà mẹ dành cho chúng con: " Những ... chẳng bằng mẹ đã..."

Những ngôi sao đêm: không bao giờ ngừng sáng trong bầu trời đêm, chúng cứ lấp lánh và tỏa sáng mãi, chúng bền bỉ, kiên trì, cần mẫn
Mẹ: Mẹ hằng đêm không ngủ, lo lắng và săn sóc từng giấc ngủ ngon cho con. Mẹ cũng như những ngôi sao ấy, luôn thức trong đêm và kiên trì hơn thế để cho con 1 giấc ngủ đủ đầy. Tình yêu thương mẹ dành cho con vô bờ bến, đến sao trời cũng không thể so sánh nổi.
Tình yêu thương ấy tỏa sáng hơn cả sao trời

=> Tác dụng: +Ca ngợi và nâng cao công lao, tình yêu thương thiêng liêng của những người mẹ. Hình ảnh người mẹ trở nên đẹp hơn bao giờ hết
+ Tăng giá trị gợi hình gợi cảm cho câu thơ

Chúc bn học tốt hiuhiu

Nguyễn Mai Linh
3 tháng 8 2017 lúc 17:51

nhớ tick cho mk nha ok


Các câu hỏi tương tự
Yuuki Asuna
Xem chi tiết
Minh Tran
Xem chi tiết
iAMDUCK
Xem chi tiết
Thúy Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
minh
Xem chi tiết
Akane Hoshino
Xem chi tiết
Nguyễn Uyên
Xem chi tiết
Taehyng Kim
Xem chi tiết