Câu 1. Tên tuổi nhà yêu nước Phan Bội Châu gắn liền với phong trào nào?
A. Cần vương
B. Đông du
C. Đông kinh nghĩa thục
D. Xô viết Nghệ - Tĩnh
Câu 2. Nơi Nguyễn Tât Thành bước chân lên chiếc tàu buôn của Pháp ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian và tại bến cảng:
A. 6 - 5 – 1911, cảng Hải Phòng
B. 19 - 5 – 1890, cảng Đà Nẵng
C. 2 – 9 – 1945, cảng Cam Ranh
D. 5 - 6 – 1911, cảng Nhà Rồng
Câu 3. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra vào thời gian nào? ở đâu?
A. 19 – 8 – 1945, tại Hà Nội
B. 7 – 5 – 1954, tại Việt Bắc
C. 3 – 2 – 1930, tại Hồng Công (Trung Quốc)
D. 2 – 9 – 1945, tại Vân Nam (Trung Quốc)
Câu 4. Kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam là:
Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mỗi vùng miền có một tổ chức cộng sản riêng.
Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương
D. Không hợp nhất các tổ chức cộng sản mà vẫn để ba tổ chức riêng biệt.
Câu 5. Ngày 12 tháng 9 là ngày kỉ niệm gì?
A. Nam Kì khởi nghĩa.
B. Cách mạng tháng Tám- 1945 thành công.
C. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
D. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Câu 6. Biển đông bao bọc phần đất liền nước ta ở phía:
A. Bắc, đông và nam.
B. Đông, nam và đông nam
C. Đông, nam và tây nam
D. Đông, nam và tây
Câu 7. Đặc điểm của đất phù sa ở nước ta:
A. Có màu đỏ hoặc màu vàng, nghèo mùn.
B. Chủ yếu có ở vùng đồi núi.
C. Được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất nghèo
D. Được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ.
Câu 8. Ngành lâm nghiệp của nước ta không phát triển mạnh ở:
A. Trung du
B. Miền núi
C. Trung du và miền núi
D. Đồng bằng
Câu 9. Chọn ý nêu đúng đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới ở nước ta?
A. Có nhiều loại cây với nhiều tầng, quanh năm xanh tốt.
B. Có các loài cây ưa mặn như đước, vẹt, sú.
C. Ở những nơi đất thấp ven biển.
D. Rừng thưa, rụng lá về mùa khô.
Câu 10. Nước ta có dân số tăng:
A. Nhanh
B. Vừa
C. Trung bình
D. Chậm
Câu 11. Nếu có người rủ em dùng thử ma túy, em sẽ:
A. Nhận lời và chờ cơ hội dùng thử.
B. Nhận lời và rủ bạn bè cùng dùng thử.
C. Thử một lần cho biết.
D. Từ chối khéo léo và khuyên người đó không nên dùng.