Dương Nguyễn

a. Có bao nhiêu giá trị của a để \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(\sqrt{x^2-ax+2021}-x+1\right)=a^2\)

b. Tìm a để hàm số f(x)=\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{x^3+1}{x+1}khix\ne-1\\3akhix=-1\end{matrix}\right.\)gián đoạn tại điểm \(x_0=-1\)

c. Cho tứ diện đều ABCD .Góc giữa 2 vecto DA và BD bằng?

d. Cho hàm số y = f(x) = \(\dfrac{x^2-1}{2-2x}\)khi \(x\ne1\) .Để hàm số liên tục tại x=1 thì f(1) phải nhận giá trị nào dưới đây? (giải tự luận giúp em ạ)

A.-1            B.1           C.2                           D.0

e. Cho hàm số \(f\left(x\right)=x^3+2x-1\) .Xét phương trình f(x) = 0 (1), trong các mệnh đề sau tìm mệnh đề sai? giải tự luận giúp em ạ

A. (1) có nghiệm rên khoảng (-1;1)

B. (1) Không có nghiệm trên khoảng (-5;3)

C. (1) có nghiệm trên R 

D. (1) có nghiệm trên khoảng (0;1)

 

 

Nguyễn Việt Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 22:23

a.

\(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(\sqrt{x^2-ax+2021}-x+1\right)\)

\(=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(\dfrac{\left(\sqrt{x^2-ax+2021}-x\right)\left(\sqrt{x^2-ax+2021}+x\right)}{\sqrt{x^2-ax+2021}+x}+1\right)\)

\(=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(\dfrac{-ax+2021}{\sqrt{x^2-ax+2021}+x}+1\right)\)

\(=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(\dfrac{x\left(-a+\dfrac{2021}{x}\right)}{x\left(\sqrt{1-\dfrac{a}{x}+\dfrac{2021}{x^2}}+1\right)}+1\right)\)

\(=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\left(\dfrac{-a+\dfrac{2021}{x}}{\sqrt{1-\dfrac{a}{x}+\dfrac{2021}{x^2}}+1}+1\right)\)

\(=\dfrac{-a+0}{\sqrt{1+0+0}+1}+1=-\dfrac{a}{2}+1\)

\(\Rightarrow a^2=-\dfrac{a}{2}+1\Rightarrow2a^2+a-2=0\)

Pt trên có 2 nghiệm pb nên có 2 giá trị a thỏa mãn

Bình luận (3)
Nguyễn Việt Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 22:24

b.

\(\lim\limits_{x\rightarrow-1}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow-1}\dfrac{x^3+1}{x+1}\)

\(=\lim\limits_{x\rightarrow-1}\dfrac{\left(x+1\right)\left(x^2-x+1\right)}{x+1}=\lim\limits_{x\rightarrow-1}\left(x^2-x+1\right)\)

\(=1+1+1=3\)

\(f\left(-1\right)=3a\)

Hàm gián đoạn tại điểm \(x_0=-1\) khi:

\(\lim\limits_{x\rightarrow-1}f\left(x\right)\ne f\left(-1\right)\Rightarrow3\ne3a\)

\(\Rightarrow a\ne1\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 22:32

c.

Tứ diện ABCD đều \(\Rightarrow\Delta ABD\) đều

\(\widehat{\left(\overrightarrow{DA};BD\right)}=180^0-\widehat{\left(\overrightarrow{DA};\overrightarrow{DB}\right)}=180^0-\widehat{ADB}=180^0-60^0=120^0\)

d.

\(\lim\limits_{x\rightarrow1}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow1}\dfrac{x^2-1}{2-2x}=\lim\limits_{x\rightarrow1}\dfrac{\left(x-1\right)\left(x+1\right)}{-2\left(x-1\right)}\)

\(=\lim\limits_{x\rightarrow1}\dfrac{x+1}{-2}=\dfrac{1+1}{-2}=-1\)

Để hàm liên tục tại \(x=1\)

\(\Rightarrow f\left(1\right)=\lim\limits_{x\rightarrow1}f\left(x\right)=-1\)

e.

Hàm \(f\left(x\right)\) là hàm đa thức nên liên tục trên R

\(f\left(0\right)=-1< 0\) ; \(f\left(1\right)=2>0\)

\(\Rightarrow f\left(0\right).f\left(1\right)< 0\Rightarrow f\left(x\right)\) luôn có ít nhất 1 nghiệm thuộc \(\left(0;1\right)\)

Do \(\left(0;1\right)\) đồng thời là tập con của \(\left(-1;1\right)\) ; \(\left(-5;3\right)\) và R nên \(f\left(x\right)\) cũng có nghiệm trên các khoảng này

Vậy B là đáp án sai

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Như Đức Thiên
Xem chi tiết
27. Trần Thanh Nhã 9A3
Xem chi tiết
títtt
Xem chi tiết
títtt
Xem chi tiết
títtt
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết