a bộ phim này ....không chỉ... trẻ con thích...mà.... người lớn cũng thích
b trời ...đang.. mưa nước sông ...sẽ dâng.... lên cao
a bộ phim này ....không chỉ... trẻ con thích...mà.... người lớn cũng thích
b trời ...đang.. mưa nước sông ...sẽ dâng.... lên cao
Điền các cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống rồi phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu:
a. Cuốn truyện trinh thám này …………………….. trẻ con thích đọc ………………….. người lớn cũng rất thích xem.
b. Các chú bộ đội biên phòng ……………………. canh giữ biên cương ……………….. các chú còn dạy cho trẻ con bản em học chữ.
c. Cây tre ……………………. là nguồn vật liệu để làm nên vô số vật dụng …………….. nó còn là thành lũy bảo vệ xóm làng.
Khoanh tròn vào chữ cái đầu những câu văn đúng:
a. Tuy nó không to lớn, nhưng nó học Toán giỏi
b. Tuy nó không to lớn, nhưng nó rất khỏe.
c. Vì trời mưa to nên chúng em rất thích xem phim hoạt hình.
d. Vì trời mưa to, nên đường bị ngập lụt.
e. Nếu bạn không biết thì cây trong vườn xanh tốt lắm.
. Chọn quan hệ từ thích hợp để diền vào chỗ trống trong các câu sau.
a. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh ………..máy bay……..kịp cuộc họp ngày mai.
b. ……….trời mưa rất to………nước sông dâng cao.
c. ……….cái áo không đẹp………..nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
d. Những cái bút..............tôi không còn mới..............vẫn tốt
e. …………nghị lực của mình …….. chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ.
g. ………………chú Trọng không có ý chí, nghị lực ……….. chú sẽ không thành công.
h. Chú Trọng là một người nông dân bình thường …………… có ý chí và nghị lực hơn người.
Gạch bỏ từ không thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Thấy lũ trẻ bơ vơ, ai cũng ( e ngại, ngần ngại, ái ngại )
b) Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy (hái, bẻ, ngắt) từng bắp ngô.
Biển luôn thay đổi tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
Tìm từ ghép phân loại hộ mình nha
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. tên bài này là gì vậy ạ?
Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
a) Cơn mưa được miêu tả bằng những chi tiết nào?
b) Sự vật trong và sau cơn mưa được miêu tả như thế nào?
c) Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát cơn mưa?
d) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả?
e) Ghi lại một chi tiết miêu tả mà em thích nhất trong bài. Vì sao em thích chi tiết ấy?
h) Em có cảm nhận gì về mùa mưa ở miền Nam ?
CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông…. Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
Thương và các bạn hồi hộp chờ đến sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về từng đàn . . . Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực rỡ lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.
Theo Mai Phương
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
A. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
B. Cây gạo xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
D. Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo.
2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?
A. Cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa.
C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.
D. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.
3. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
A. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.
B. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo làm rễ cây trơ ra?
C. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.
D. Vì buổi sáng Thương và các bạn đi học không ra chơi với cây gạo.
4. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu sống cây gạo?
A. Báo cho ủy ban nhân xã biết về hành động lấy cát của kẻ xấu.
B. Lấy cát đổ vào gốc cây gạo.
C. Lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.
D. Tưới nước cho cây.
5. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?
A. Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
B. Thể hiện tinh thần đoàn kết.
C. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.
D. Thể hiện sự chăm chỉ làm việc
6. Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
B. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
C. Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông.
D. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau:
Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mỡn non tươi, dập dờn đùa với gió.
8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn vui đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối với nhau bằng từ “vậy mà” B. Nối với nhau bằng từ “thì”
C. Nối với nhau bằng từ “mà” D. Nối trực tiếp
9. Qua việc làm của Thương và các bạn nhỏ trong bài, em học tập được điều gì?
Câu văn nào dưới đây là câu ghép? Vào mùa mưa lũ, nước sông lại dâng ngập cánh đồng. Nếu mưa lũ kéo dài thì cả khu phố sẽ bị ngập lụt. Do mưa bão nên cả khu phố bị mất điện. Nước lũ dâng lên cao, ngập cả khu phố.
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì.
[...]Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha.
[...]Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha.
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
4/ Từ những đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận về bài thơ và ý nghĩa của việc đọc truyện cổ nước mình