5. Cho câu văn sau:
Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững …………… (1) của mình thì chẳng khác gì nắm được ………………(2) chốn lao tù.
( Trích Buổi học cuối cùng, SGK Ngữ Văn 6 tập II)
A) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (1) và (2)
B) Chỉ ra phép so sánh trong câu trên? Tác dụng của phép so sánh?
C) Câu trên do ai nói? Nó đã đề cao vai trò của thứ gì?
6. Là một người học sinh, em sẽ làm những gì để giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình? ( Nêu ít nhất hai biểu hiện).
5.
A) chỗ trống 1: tiếng nói
chỗ trống 2: chìa khóa
B) Phép so sánh nằm ở : tiếng nói của mình với chìa khóa chốn lao tù
C) Câu trên do thầy Ha-men nói, nó đề cao giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ.
6.
1) Học tập và làm theo Bác về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Mình chỉ biết một cái thôi nên mong bạn thông cảm,
a,
Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững
tiếng nói (1) của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa (2)
chốn lao tù.
b, Từ ngữ so sánh trong câu : Chẳng khác gì
Tác dụng :
Ngôn ngữ như là linh hồn riêng của mỗi dân tộc,khi một dân tộc dù
đã rơi vào vòng nô lệ nhưng vẫn giữ được tiếng nói của mình là họ
vẫn giữ được bản sắc của dân tộc,họ vẫn giữ được tinh thần và
truyền thống của dân tộc mình,
c,
Câu trên là do thầy Ha-men nói
Vai trò :
Nó đề cao và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của
tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát
khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp
bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản
vô cùng quý báu của mỗi dân tộc.
6. Là một học sinh phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm
vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng
nô lệ.