từ trái nghĩa với từ thắng lợi
KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 LỚP 6
Thời gian: 60 phút
Phần I. Trắc nghiệm : (2điểm)
Câu 1: Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì ?
A. Là truyện dân gian B. Có yếu tố kì ảo
C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử D. Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 2. Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?
“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”
A. Thần thoại. B. Cổ tích. C. Truyền thuyết. D. Truyện cười.
Câu 3 . Chi tiết nào dưới đây trong truyện Thánh Gióng không liên quan đến hiện thực lịch sử ?
A. Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng
B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược.
C. Chú bé lớn nhanh như thổi .
D. Hiện nay vẫn còn đền thờ …
Câu 4 : Truyện cổ tích thường kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Đúng hay sai?
A. Đúng B.Sai
Câu 5. Nối tên văn bản ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A |
Cột B |
1. Bánh chưng, bánh giầy |
a. Đề cao sự thông minh, trí khôn dân gian. |
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh |
b. Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt. |
3. Em bé thông minh |
c. Giải thích tên gọi Hồ Gươm |
4. Thạch Sanh |
d. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của chính nghĩa. |
e. Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước. |
Phần II. Tự luận : (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Tại sao tác giả dân gian để cho tráng sĩ làng Gióng bay về trời sau khi chiến thắng?
Câu 2 (5 điểm):
Bằng trí tưởng tượng của mình, hãy kể lại cuộc gặp mặt của em với với một thần tượng mà em yêu quý, hâm mộ nhất
1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...); Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Bài 1: Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp những kiểu bài nào, đó là gì? Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng nào?
Bài 2: Bố cục của một bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? Nội dung của phần thân bài thường được tả theo những thứ tự nào? (Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng một sơ đồ khái quát bố cục của bài văn tả cảnh)
Bài 3: Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
Bài 4: Viết phần mở bài và một đoạn của phần thân bài cho đề văn đã cho ở câu 3.
Chỉ ra nghĩa của từ chạy trong các câu sau .
A ngựa chạy đường dài
B đồng hồ chạy nhanh 10p
C chạy ăn từng bữa
D Chạy thủ tục
E con đường chạy qua núi
G chạy làng
I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Muốn miêu tả được, người viết(nói), cần phải làm gì?
A. So sánh, nhân hóa, rút ra nhận xét
B. Quan sát, nhận xét, liên tưởng, so sánh
C. Nhận xét, giải thích, chứng minh
D. Nhìn ngắm, suy nghĩ, giải thích cặn kẽ
2. Mục đích của văn miêu tả là gì?
A. Thể hiện năng lực quan sát tinh tế của người nói
B. Bộc lộ tâm trạng của đối tượng miêu tả
C. Làm nổi bật những đặc điểm, tính chất tiêu biểu của sự vật, con người, phong cảnh,...
D. Khắc họa rõ những nét khác biệt của sự vật, hiện tượng
3. Phép tu từ nào dưới đây thường được sử dụng nhất trong văn miêu tả?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
4. Dòng nào dưới đây nêu không đúng về những yêu cầu cần chú ý khi tả cảnh?
A. Xác định được đối tượng miêu tả
B. Chứng minh được đó là một cảnh đẹp
C. Quan sát lựa chon những hình ảnh tiêu biểu
D. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự
5. " Nếu phải tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi, thì trong phần thân bài ta phải miêu tả theo thứ tự thời gian trước, trong và sau khi ra chơi." . Điều này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
6. Khi tả người, cần chú ý miêu tả những chi tiết nào?
A. Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách
B. Chỉ tập trung vào miêu tả ngoại hình
C. Bản chất tính cách của con người mới là điều cần quan tâm
D. Nên đi sâu miêu tả hành động, lời nói và cả tính nết của họ
7. Dòng nào dưới đây nêu chi tiết không phù hợp khi tả em bé đang tập đi?
A. Chập chà chập chững
B. Ngã lên ngã xuống
C. Tóc đen nhanh nhánh
D. Chậm chà chậm chạp
8. Dòng nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của một bài luyện nói về văn miêu tả?
A. Ngắn gọn, xúc tích
B. Các ý rõ ràng, mạch lạc
C. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu
D. Lời lẽ trau chuốt, bóng bẩy
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. ( 1,5 điểm) Xác định cụm danh từ trong các câu sau:
a. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
b. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu...
c. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận.
Câu 2. ( 4, 5 điểm)
Hãy kể về một người bạn tốt của em.
CHỈ RA VÀ NÊU NGUỒN GỐC CỦA CÁC TỪ MƯỢN CÓ TRONG CÂU SAU : Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây ".
1, Chỉ ra và phép nhân hoá và tác dụng của nó trong đoạn thơ
"Cái nắng đi chơi
Dắt trưa qua phố
Dắt gió qua trời
Dắt hương qua ngõ
Cái nắng đi chơi
Dắt mây qua núi
Dắt tiếng chim rơi
Về thăm khe suối ".
2, Cảm nhận giá trị của phép nhân hoá trong câu ca dao sau ( viết thành bài văn )
"Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn"
Bài tâp 1. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau đây :
a) Có thể nói em có thể tiến bộ nếu em chăm chỉ và có phương pháp học tập phù hợp hơn.
b) Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.
c) Chúng ta phải học tập chăm chỉ để sau này đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của việc làm.
Bài tập 2. Tìm lỗi dùng từ trong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng :
a) Lên lớp 6 em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng.
b) Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
c) Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê gớm.