Clorofooc(CHCl3) sôi ở 60,2oC dưới áp suất khí quyển 1 atm . Áp suất hơi của nó tại nhiệt độ này bằng 781 mmHg
Xác định áp suât hơi và nhiệt độ sôi của dd chứa 0,2mol chất tan không bay hơi trong 1 kg clorofooc
Nhiệt bay hơi của clorofooc là 31,64 kJ/mol
BT2. Áp suất hơi bão hòa của axit xyanhydric (HCN) phụ thuộc vào nhiệt độ theo pt: lgP (mmHg) = 7,04 - 1237/T.
Xác định nhiệt độ sôi và nhiệt hóa hơi của nó ở điều kiện thường.
BT3. Ở áp suất thường, nhiệt độ sôi của nước và cloroform lần lượt là 100 và 60 độ C, nhiệt hóa hơi tương ứng là 12 và 7 kcal/mol. Tính nhiệt độ tại đó 2 chất lỏng trên có cùng áp suất.
Nhiệt độ sôi của nước ở 1 atm là 100.0oC và nhiệt bay hơi là 40.67 kJ/mol. Tính ΔS0 của hệ (J/K)
khi cho 21.6 g nước (lỏng) bay hơi ở điều kiện sôi trên?
Dung dịch chứa 50g Glucozo trong 1 kg H2O; tính :
a/ Áp suất hơi trên dung dịch ở 100oC
b/ Nhiệt độ sôi của dung dịch dưới áp suất khí quyển 1,013. 10^5 (N/m^2)
Nhiệt hoá hơi của nước ở 100oC là 2250 (J/g)
Ở 1atm nước sôi ở 1000C, nhiệt hóa hơi là 2249,25 (J/g), thể tích riêng của lỏng là Vl = 1 (ml/g), của hơi là Vh = 1656 (ml/g). Xác định nhiệt độ sôi của nước ở 3 atm. giúp mình vs ạ
BT5. Ở 46 độ C, áp suất hơi bão hòa của chất A dạng lỏng là 50 mmHg, chất A dạng rắn là 49,5 mmHg. Ở 45 độ C, áp suất hơi bão hòa của A lỏng lớn hơn của A rắn là 1 mmHg. Tính nhiệt nóng chảy, nhiệt thăng hoa và nhiệt độ nóng chảy của chất A. Biết nhiệt hóa hơi của nó là 9 kcal/mol và xem thể tích riêng của A lỏng và A rắn xấp xỉ nhau.
Bài tập ôn thi hóa lý
Khi cho 0,364 gam chất A vào 43,25 gam chất B thu được dung dịch có độ tăng điểm sôi là 0,242 độ. Khi hòa tan 0,256 gam chất X vào 44,15 gam chất B thu được dung dịch có độ tăng điểm sôi là 0,112 độ. Biết chất A và B có phân tử khối tương ứng là 128 và 88 g/mol. (A, B là 2 chất không điện ly).
a) Xác định hằng số nghiệm sôi của dung môi B.
b) Xác định nhiệt hóa hơi của chất B nếu biết nhiệt độ sôi của nó là 800C.
c) Xác định phân tử khối của chất X.
Bài tập ôn thi Hóa lý
Cho cân bằng N2O4 = 2NO2 ở 300C.
Giả sử ban đầu trong bình chỉ có N2O4 với áp suất là 760 mmHg. Khi phản ứng đạt cân bằng, áp suất trong bình là 800 mmHg.
a) Tính các loại hằng số cân bằng của phản ứng.
b) Xác định độ điện ly của N2O4 tại thời điểm áp suất trong bình là 780 mmHg.
c) Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên nếu biết hằng số cân bằng của phản ứng ở 250C là 1,15 mmHg.