tk :
Động vật không xương sống ngay tên gọi đã phản ánh đặc trưng của những loài thuộc nhóm này là không có xương sống. Nhóm này chiếm 97% trong tổng số các loài động vật– tất cả động vật trừ các loài động vật trong phân ngành động vật có xương sống, thuộc ngành động vật có dây sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, và thú).
Các động vật không xương sống hợp thành một nhóm cận ngành. Phát sinh từ một tổ tiên nhân chuẩn đa bào chung, tất cả các ngành trong nhóm này là các động vật không xương sống cùng với 2 trong số 3 phân ngành trong ngành động vật có dây sống là Tunicata và Cephalochordata. Hai phân ngành này cùng với tất cả các loài động vật không dây sống đã biết khác có chung một nhóm Hox gene, trong khi các loài động vật có xương sống có nhiều hơn một cụm Hox gene nguyên thủy.
Trong ngành nghiên cứu động vật học cổ và cổ sinh học, những động vật không xương sống thường được nghiên cứu trong mối liên hệ hóa thạch được gọi là cổ sinh học động vật không xương sống.
Các động vật không xương sống bao gồm một số ngành. Một trong số đó là bọt biển (Porifera). Chúng đã từng được xem là đã tách ra từ các động vật khác trước đây. Chúng thiếu tổ hợp phức tạp được tìm thấy trong hầu hết các ngành khác.Các tế bào của chúng khác biệt nhưng trong hầu hết các trường hợp không được tổ chức thành các mô riêng biệt. Bọt biển thường ăn bằng cách hút nước qua các lỗ chân lông. Một số người suy đoán rằng bọt biển không phải nhóm nguyên sinh, nhưng có thể là một dạng thứ sinh đơn giản hóa.Ctenophora và Cnidaria, bao gồm hải quỳ, san hô, và sứa, có dạng đối xứng tâm và có buồn tiêu hóa có một lỗ duy nhất, vừa là miệng cũng vừa là hậu môn. Cả hai đều có các mô riêng biệt, nhưng chúng không được tổ chức thành một cơ quan. Chúng chỉ có hai lớp màng chính là nội bì và ngoại bì, giữa chúng chỉ có các tế bào nằm rải rác. Do đó, đôi khi người ta gọi chúng là lưỡng bì.
Động vật không có xương sống là Côn trùng,giun đúng ko ?
*Ruột khoang:
- Đặc điểm nhận biết:
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn,
+ Ruột có dạng túi
+ Dinh dưỡng : dị dưỡng
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai
- Đại diện: Sứa, hải quỳ, san hô
*Giun dẹp:
- Đặc điểm nhận biết:
+ Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh , chưa có ruột sau và hậu môn. Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm : giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
- Đại diện:
+Sán lông, sán lá gan, sán dây,...
* Giun tròn:
- Đặc điểm nhận biết:
+ Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu
+Có khoang cơ thể chưa chính thức
+Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn
- Đại diện:
+ Giun đũa
+Giun kim,..
*Giun đốt:
- Đặc điểm nhận biết:
+ Cơ thể phân đốt, có thể xoang
+Ống tiêu hóa phân hóa
+Bắt đầu có hệ tuần hoàn
+Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
+Hô hấp qua da hay mang
-Đại diện:
+ Giun đất, rươi, đỉa, giun đỏ,..
*Thân mềm:
- Đặc điểm nhận biết:
+ Thân mềm, không phân đốt
+ Có vỏ đá vôi
+ Có khoang áo phát triển
+ Hệ tiêu hóa phân hóa
+ Cơ quan di chuyển thường đơn giản
- Đại diện:
+ Trai, sò, ốc, hến,..
* Chân khớp:
- Đặc điểm nhận biết:
+ Các chân phân đốt khớp động
+ Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.
- Đại diện:
+ Tôm sông, nhện , châu chấu.
P/s : Mệt mõi wa':v
Ruột khoang :
+ Đặc điểm nhận biết : Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột túi, gồm 2 lớp tb
+ Đại diện : Thủy tức, san hô , ...
Giun dẹp :
+ Đặc điểm nhận biết : Cơ thể dẹp, đối xứng, có đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn
+ Đại diện : Sán lá gan, ......
Giun tròn :
+ Đặc điểm nhận biết : Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, không phân đốt, tiết diện ngang hình tròn, có khoang cơ thể chưa chính thức, có cơ quan tiêu hóa dạng ống, có lớp vỏ kitin
+ Đại diện : Giun đũa, giun kim, .....
Giun đốt :
+ Đặc điểm nhận biết : Cơ thể phân đốt, tiết diện ngang hình tròn, có cơ quan tiêu hóa dạng ống phân hóa, hô hấp = da, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ.
+ Đại diện : Giun đất
Thân mềm :
+ Đặc điểm nhận biết : Thân mềm, không phân đốt, hệ tiêu hóa phân hóa, cơ quan di chuyển thường đơn giản.
+ Đại diện : Ngao, trai , ....
Chân khớp:
+ Đặc điểm nhận biết : Có vỏ kitin, chân phân đốt di chuyển linh hoạt, có sự lột xác,....
+ Đại diện : Châu chấu,...vv
Ruột khoang | Giun dẹp | Giun tròn | Giun đốt | Thân mềm | Chân khớp | |
Đặc điểm nhận biết | Cơ thể đối xứng toả tròn | Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên | Cơ thể hình trụ | Cơ thể phân đốt | Cơ thể mềm, thường có vỏ cứng | Phần phụ (chân) phân đốt |
Đại diện | sứa, hải quỳ, thuỷ tức | sán lá gan, sán dây | giun đũa, giun móc câu | Rươi, giun đất | Mực, ốc, trai, sò | Bướm, châu chấu, muỗi |