Các khái niệm và thuật ngữ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

CÁC KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ DI TRUYỀN

Kí hiệu:

  • P: thế hệ cha mẹ; x: lai giống;
  • G: giao tử
  • F: thế hệ con; F1: đời thứ nhất, F2: đời thứ 2, Fn: đời thứ n.

 - Dòng thuần chủng: là hiện tượng tất cả các thế hệ con lai trong dòng F1 đều có kiểu hình giống nhau và giống bố mẹ. ví dụ: Ptc: đỏ => F1: 100% đỏ; F2: 100% đỏ,… Fn: 100% đỏ.

- Con lai: là thế hệ con cháu được tạo thành khi đem lai 2 dòng thuần F1: 100% chủng có kiểu hình khác nhau. Ví dụ: Ptc: hoa đỏ x hoa trắng hoa đỏ. Hoa đỏ F1 là con lai trong phép lai trên (kiểu gen hoa đỏ F1 khác kiểu gen hoa đỏ Ptc)

 - Gen: là nhân tố di truyền qui định đặc điểm bên ngoài của cá thể. Ví dụ: gen A qui định màu sắc hoa.

- Alen: là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, mỗi trạng thái qui định 1 kiểu hình khác nhau. Ví dụ: gen A có 2 alen là A quy định hoa trắng, a quy định hoa đỏ;

- Gen trội (alen trội-A): thể hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử trội (AA) và dị hợp tử (Aa).

- Gen lặn (alen lặn-a): chỉ có thể biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn (aa)

- Kiểu gen: là các cặp alen qui định các kiểu hình cụ thể của tính trạng à hoa đỏ (con lai); aa à hoa đỏ (tc); Aa àđang nghiên cứu. Ví dụ: AA hoa trắng

- Tính trạng: là 1 đặc điểm nào đó đang được nghiên cứu. Ví dụ: màu sắc hoa, hình dạng hạt…

- Kiểu hình: là đặc điểm cụ thể của tính trạng đang được nghiên cứu đã thể hiện ra bên ngoài cơ thể. Ví dụ: hoa đỏ, hoa trắng, hạt trơn, hạt nhăn…

- Cặp tính trạng tương phản: hai kiểu hình có biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng.

Hình 1. Các cặp tính trạng tương phán ở cây đậu Hà Lan trong nghiên cứu của Men-đen