Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng tận. Trong vũ trụ bao la có vô số hệ Thiên Hà. Hệ Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt Trời) được gọi là dải Ngân Hà.
- Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ảnh sáng – đó là Mặt Trời. Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tâm hành tinh theo các quỹ đạo hình e-lip. Chuyển động xung quanh hành tinh là vệ tỉnh. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- Mỗi hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời vừa quay quanh trục của nó.
- Trong các hành tinh của hệ Mặt Trời Nội duy nhất Trái Đất là có sự sống. Hiện nay, loài người vẫn chưa tìm được hành tinh thứ hai có sự sống trong di Ngân Hà.
- Nhiều quan sát trong thiên nhiên cho phép kết luận hình dạng Trái Đất là hình cầu.
+ Đứng trên đài quan sát, ta có thể thấy một chiếc thuyền buồn hay một chiếc tàu biển dẫn dẫn xuất hiện trên đường chân trời khi chúng chuyển động vào bờ.
+ Các nhà du hành vũ trụ trên tàu A-po-lô 17 của Hoa Kỳ đã chụp được ảnh Trái Đất là hình cầu.
+ Ảnh chụp vào lúc 5 giờ 39 phút sáng 7-12, nghĩa là sau 5 giờ 6 phút tính từ thời điểm tàu Apollo 17 được phóng lên không gian. Lúc này con tàu đang ở độ cao 45.000km so với mặt đất.
- Các nhà khoa học đã chứng minh được hình dạng cầu của Trái Đất không thật lí tưởng mà hơi dẹt ở hai cực, vì vậy có sự chênh lệch giữa bản kinh ở xích đạo với bán kính ở cực.
- Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa quan trọng. Nhờ xác định được kích thước và hình dạng của Trái Đất mà bằng các thiết bị định vị toàn cầu có thể xác định được toạ độ của các địa điểm trên Trái Đất, khoảng cách giữa các địa điểm. Cũng nhờ thế, người ta có thể vẽ khá chính xác bản đồ thế giới.
Tấm bản đồ thế giới đầu tiên do người Babylon vẽ ra vào thế kỷ thứ VI TCN.
Bản đồ các quốc gia trên thế giới.
1. Trái Đất là một trong tám hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời.
2. Trái Đất có hình cầu và hơi dẹt ở hai cực.