Văn mẫu lớp 8

Hỏi đáp

Đề bài : Hãy phân tích bài thơ "Nam quốc sơn hà" để cho thấy đó là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng, mang ý nghĩa lịch sử như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta ? Đề bài : Trong "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn có viết : " Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này (Đại La) là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời". Hãy bình luận ? Đề bài : Em hãy phân tích và nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc " Thiên đô chiếu" của Lý Công Uẩn ? Đề bài : Phân tích nhân vật chị Dậu qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố Đề bài : Phân tích nhân vật chị Dậu trong cảnh " Tức nước vỡ bờ" Đề bài : Tóm tắt tác phẩm "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố Đề bài : Phân tích chương " Trong lòng mẹ" để cho thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Đề bài : Tóm tắt tác phẩm " Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng Đề bài : Cảm nhận của em về bé Hồng qua chương "Trong lòng mẹ" - "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng Đề bài : Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. Đề bài : Truyện "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là những trang văn xuôi đầy chất thơ. Nêu cảm nhận của em về chất thơ ấy ? Đề bài : Phân tích tâm trạng của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường qua truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh Đề bài : Kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ của em về những kỉ niệm sâu sắc buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật Đề bài : Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam Đề bài : Thuyết minh về chiếc bút bi Đề bài : Thuyết minh về cây lúa nước. Đề bài : Thuyết minh về con trâu Đề bài :Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết Đề bài : Thuyết minh về trò chơi dân gian Đề bài : Thuyết minh về một loài hoa Đề bài : Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Đề bài : Phân tích bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh Đề bài : Giới thiệu về phở hà nội Đề bài : Cảm nhận về bài thơ "Rằm tháng Giêng" - Hồ Chí Minh Đề bài : Cảm nghĩ về tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn Đề bài : Cảm nhận của em sau khi đọc truyện "Cô bé bán diêm" - An-déc-xen Đề bài : Cảm nhận về tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ry Đề bài : Cảm nhận về bài thơ Đề bài : Phân tích bài thơ Đề bài : Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân Đề bài : Kể về giấc mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Rin
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
25 tháng 8 2016 lúc 16:58

Mẹ -tiếng gọi ấy sao mà thân thương đến vậy.Cuộc đời mỗi người ai sinh ra và lớn lên cũng được ấp ủ từ vòng tay mẹ,được mẹ bế bồng, chăm sóc, được nghe hát ru những khúc ca chân thành gửi gắm từ đáy lòng mẹ. Và với tôi mẹ cũng vậy. Mẹ luôn yêu thương và sẻ chia những lúc tôi buồn, tôi vui. Mẹ chăm sóc tôi từng ngày, nếu học muộn tôi chẳng buồn ngủ mà còn hăng say hơn vì đã có cốc sữa mát lạnh bên cạnh mình. Nếu như tôi ốm thì tôi sẽ khỏi ngay vì đã có bát cháo hành thơm ngon mẹ xúc cho từng thìa. Với tôi mẹ là như vậy, dù với người khác mẹ tôi không đẹp nhưng với tôi , trái tim mẹ lại là 1 kì quan thiên nhiên vĩ địa mà tôi chưa khám phá hết. Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm.

Nguyễn Quân
11 tháng 5 2017 lúc 17:35

banh

thịnh
17 tháng 9 2017 lúc 18:09

Mẹ tôi tên là j đó. Năm nay mẹ tôi.... tuổi,là một nghề j. Mẹ tôi rất hiền. Mẹ tôi rất thích j đó, mẹ thường làm j cho tôi. Mẹ rất thương tôi, tôi thường mua nước cho mẹ sau h j đó, nhưng mẹ ko uống mà dành cho tôi. tôi cảm thấy thương mẹ lắm.

Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Phong Nguyễn
29 tháng 8 2016 lúc 10:47

1. Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Đặng Thai Mai hồi ký (Đặng Thai Mai),Cát bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài)….
2. Ngày đầu tiên đi học

Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 21:46

“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế

Kiên trung
9 tháng 7 2023 lúc 23:33

..

Lai Thi Thuy Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 9 2016 lúc 14:50

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Lai Thi Thuy Linh
15 tháng 9 2016 lúc 8:37

thank nha yeu

Bullet Silver
Xem chi tiết
Isolde Moria
12 tháng 9 2016 lúc 11:18

có pa nèo giỏi văn jup t vs

Phan Kiều Linh
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 9 2016 lúc 14:54

Mở bài : Ngày tháng ( nêu cũng được hoặc k cũng được )

Thời gian và lớp 

Thân bài Tả chi tiết:

Các bạn thì ra sao ( buồn , vui, cảm xúc lẫn lộn,......)

bản thân mình cảm thấy thế nào?

Mình và các bạn nắm tay nhau đi xung quanh rồi đi ra những nơi mà hay đến

Nhớ lại kỉ niệm

Thầy cô thì ra sao? Dặn dò

Bao quát:

không khí lớp học ( yên tĩnh , nào nhiệt,....)

Những bạn nghịch nhất lớp hôm nay thì như thế nào?

Trang trí đồ dùng, mọi thứ xung quanh?

Kết bài: ra về thì mọi người cảm thấy thế nào? Nêu cảm xúc chung

Chúc bạn học tốt!

 

Thảo Phương
14 tháng 9 2016 lúc 15:59

MB:Thời gian trôi qua thật nhanh thế là kết thúc một năm học bao đầy hứa hẹn,chúng em phải chia tay thầy cô giáo...............(nêu cảm xúc)

TB:

-Cảm xúc của các bạn trong lớp

-Nhớ lại kỉ niệm vui buồn trong mái trường

-Nêu cảm nghĩ của thầy cô đối với học sinh và những lời dặn dò bổ ích của cô sẽ không thể thiếu

-Tả bao quát:

+Không khí lớp học

+Sắp xếp trang trí lại mọi thứ xung quanh

-->Đột nhien tiếng trống:''Tùng...tùng''vang dài lòng chúng em như thốt lên không muốn chia xa mái trường

KB:

-Nêu cảm nghĩ của em về buổi học cuối cùng(trong đó có cảm xúc của các bạn

Lai Thi Thuy Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 9 2016 lúc 12:45

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

 

Kẹo dẻo
15 tháng 9 2016 lúc 10:54

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

Lai Thi Thuy Linh
15 tháng 9 2016 lúc 18:11

cảm ơn mọi người nhiều nha ^-^ 

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Hương Yangg
16 tháng 9 2016 lúc 14:20

a. Các từ tượng hình: lật đật, lề bề lệt bệt.
-> Tác dụng: Miêu tả nhân vật chi tiết, sinh động hơn. 

b. Việc đưa bà lão láng giềng vào truyện có tác dụng miêu tả chân thực hơn về tình cảnh của những người nông dân thời đó, nêu lên sự đồng cảm và tình thương giữa người với người vẫn luôn tồn tại trong thế giới tàn bạo thời xưa.

Lưu Hiền
18 tháng 9 2016 lúc 19:45

câu a ko biết

b, Chi tiết nói lên rằng dù trong bất cứ xã hội sông như thế nào, xáu hay tốt thì vẫn còn tồn tại những lòng quan tâm, chăm sóc và cảm thông giữa con người, ko chỉ riêng j ng nghèo mà là tất cả mọi người trong cái xẫ hội ấy, và điển hình là xã hội phong kiến và nửa phông kiến thời xưa

Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
nguyen phuong thao
17 tháng 9 2016 lúc 20:58

Qua 2 tác phẩm trên, ta thấy so phan cua nguoi nong dan trong phong kien thoi xua vo cung cuc kho. ho luon bi nhung ke quan tham toan quyen boc lot het suc tan nhan va doc ac. so phan cua ho lúc đó như chỉ tối đen và không nhìn thấy đường, nhìn thấy lối thoát để tìm được cuộc sống tự do cho chính bản thân mình.

nguyen phuong thao
17 tháng 9 2016 lúc 21:09

dẫn chứng:

-VB: Tức nước vỡ bờ

+Chị Dậu nghèo khổ nhưng vẫn phải nộp tiền sưu cho anh Dậu, không những thế lại còn phải nộp sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái.

+ Bọn tay sai hành hạ anh Đau dã man khiến anh " một phần sống, chín phần chết".

-VB: Lão Hạc.

+ Do nghèo khó nên con của Lão Hạc phải bỏ đi để làm đồn điền cao su.

+ Lão Hạc phải bán con chó Vàng mà lão hết mực thương yêu đi, trong lòng lão lúc ấy như muốn tan nát.

+ Lão Hạc phải ăn bả chó để tự tử vì nghèo quá, tiền lão tích cóp khi đi làm nhưng do tuổi già sức yếu nên phải nghỉ cũng đã hết.

Nguyễn Thị Thảo Nguyên
17 tháng 9 2016 lúc 20:13

sao không ai trả lời zậy? hu hu, help me, pleasekhocroikhocroikhocroi

 

Huyền Ngọc
Xem chi tiết
Huyền Ngọc
20 tháng 9 2016 lúc 6:25

sao ko ai giúp mình vậy! khocroihelp me

 

Huyền Ngọc
20 tháng 9 2016 lúc 6:26

sao ko ai giúp mình vậy! help mekhocroi

Selina Moon
20 tháng 9 2016 lúc 21:26

DÀN Ý

I. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ ( xây dựng tình huống cuộc gặp gỡ với nhân vật chị Dậu)
- Cảm xúc khi gặp gỡ nhân vật.
II. Thân bài:
* Giới thiệu về nhân vật chị Dậu trong cuộc gặp gỡ:
- Hình dáng, khuôn mặt, làn da, ánh mắt, giọng nói, cử chỉ và xúc cảm của nhân vật trong cuộc gặp gỡ.
- Cuộc trò chuyện giữa hai người: (Xây dựng lồi thoại phù hợp với nhân vật nhằm diễn tả tâm trạng của nhân vật sau khi phản kháng mãnh liệt đối với giai cấp thống tội- dùng yếu tố miêu tả nội tâm và độc thoại nội tâm)
- Cảm xúc của người kể chuyện?
III. Kết bài:
- Cảm nghĩ của mình về nhân vật sau cuộc gặp gỡ và trò chuyện?
- Liên hệ với tâm trạng và số phận của người dân sống dưới chế độ cũ.