Viết bài văn thuyết minh về cây lúa .
Viết bài văn thuyết minh về cây lúa .
Hạt gạo, củ khoai, bắp ngô ... là nguồn lương thực chính của nhân dân ta đã bao đời nay. Màu xanh của con gái, màu vàng tươi của cảnh đông lúa chính là hình ảnh thân thuộc của quê hương đất nước chúng ta.
Nước ta có nghề trồng lúa đã lâu đời. Hầu như ở miền quê nào cũng có đồng lúa, ruộng lúa, nương rấy trồng lúa. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta.
Có hai vụ lúa chính: Vụ chiêm và vụ mùa. Nước ta có hàng trăm giống lúa như: lúa gié, lúa ba giăng, lúa di hương, lúa mộc tuyền, lúa móng chim…Quý nhất là lúa tám xoan, lúa dự, gạo trắng, dẻo và thơm. Cơm tám giò chả, ăn mãi không biết chán. Lúa nếp cũng có nhiều loại: nếp cái, nếp rồng, nếp mỡ, nếp nàng tiên…
Nghề trồng lúa là nghề căn bản của nhà nông. Người dân cày cần cù, một nắng hai sương, quanh năm bám lấy ruộng đồng: cày bừa, cấy hái, tát nước, bón phân, làm cỏ:
" Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa" " Ruộng thấp tát một gàu giai, Ruộng cao thì phải tát hai gàu sòng" (Ca dao)
Miền Bắc quen gieo mạ, cấy lúa. Miền Nam lại sạ lúa. Lúa sau khi sạ, mạ sau khi độ mười ngày đã xanh rờn bát ngát. Lúa con gái xanh ngắt một màu. Những cơn mưa rào cuối xuân đầu hè được gọi là cơn mưa vàng, vàng cho đồng lúa tươi tốt bởi:
" Lúa chiêm đướng nép đầu bờ, Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên".
Lúa đứng cây rồi lúa có đòng bông. Lúa trổ bông dâng hương thoang thoảng. Hoa lúa trắng nón. Rồi lúa ngậm sữa, lúa uốn câu. Độ nửa tháng sau, đồng lúa ửng vàng, lúa chín rộ.Cánh đồng quê như một tấm lụa mỡ gà khổng lồ căng rộng, trải dài đến tận chân trời xa. Lúa reo rì rào như cất tiếng hát. Đồng que vui náo nức trong mùa gặt . Tiếng xe chở lúa, tiếng máy đập lúa, tiếng hát vang rộn xóm thôn. Những năm bội htu, màu gặt là ngày hội của đồng quê. Cơm gạo mới, mẻ cốm ngọt ngon, đĩa xôi gấc dẻo cứ thơm quyện lấy hồn người.
Cây lúa thất quý giá vô cùng, Rạ rơm dùng được bao việc có ích: để lợp nhà, để đun bếp, làm phân bón, làm thức ăn cho trâu bò. Nhà nghèo còn dùng để lót ổ trong mùa đông tháng giá: " No cơm tấm, ấm ổ rơm". Rạ rơm là nguyên liệu để trồng nấm rơm xuất khẩu. Vỏ trấu dùng để ủ bếp, trắc vườn, để độn phân chuồng. Cám để nuôi heo, ép thành dầu cám. Bát cháo cám năm đói 1945 nhiều người già còn nhắc lại. Hạt lúa là hạt vàng. Hạt gạo là hạt ngọc. Gạo để nấu cơm ăn ngày ba bữa:
" Ai ơi ưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đăng cay muôn phần" (Ca dao)
Gạo xay giã thành bột để làm bún, làm bánh đúc, bánh cuốn, bành đa:
" Bánh đúc thiếp đổ ra sàn, Thuận thiếp thiếp bán, thuận chàng chàng mua." (Ca dao)
Bánh chưng, bánh giầy, bánh ú, bánh gai, bánh xèo, bành rán, bánh cốm, bát chè cốm…trăm thứ bánh, trăm thứ quà đều làm từ hạt gạo dẻo thơm. Hương vị quê nhà mới đậm đà biết bao.
Nghề nông ngày một phát triển. Điện, máy , thuốc trừ sâu, phân bón đã về làng, Từ một nước nghèo đói, thiếu ăn, nhiều năm trở lại đây, nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Người nông dân Việt Nam mang bao phẩm chất tốt đẹp: cần cù, kiên nhẫn, dẻo dai, thương người, thương nhà và thương nước, Cây lúa nhân hậu như người dân cày nên lúa không thoái hóa thành cỏ dại. Màu xanh của lúa gợi nên vẻ đẹp ấm áp thanh bình. Hương sắc của lúa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người thôn nữa quê ta.
Nâng bông lúa, ngắm nhìn đồng lúa mà lòng bâng khuâng. Tình yêu đồng quê dâng lên dào dạt trong lòng ta. Maud xanh của lúa trường tồn trong dòng chảy thời gian với quê hương xứ sở. Câu ca xưa vấn vương mãi hồn người:
" Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Từ xa xưa cây lúa đã gắn bó với nhân dân ta, đi từ Bắc vào Nam những cánh đồng lúa xanh mướt mới đẹp làm sao? cây lúa đã được xuất hiện rất nhiều trong những bài văn, bài thơ hay, là nguồn cảm hứng sáng tạo không ngừng của nhiều họa sỹ. Từ thời ông cha chúng ta nghề trồng lúa đã gắn bó và là món ăn tinh thần không thể thiếu, trước kia trồng lúa là nghề chính của ông cha ta, ngày này với sự phát triển của công nghiệp hóa, điện đại hóa, đất nước có nhiều sự đổi thay, nhưng cây lúa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người nông dân Việt Nam, nước chúng ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và chất lượng gạo đạt chất lượng cao, là nước có ngành nông nghiệp lúa nước lớn nhất thế giới.
Câu ca dao bao đời nay người dân chúng ta vẫn dành để nói về cây lúa:
” Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Để có thể thu hoạch lúa là cả một quá trình vất vả của những người nông dân, gia đình tôi có truyền thống làm nghề trồng lúa, từ thời Cụ tôi, ông tôi, bố tôi đều đi theo nghề trồng lúa nước này, từ bé được gắn bó với những cây lúa và những người nông dân thật thà chất phát làm tôi thêm yêu cuộc sống, yêu con người hơn. Tôi còn nhớ hồi nhỏ được ngồi với ông nội, ông lại kể chuyện cho tôi nghe, ông nói hồi xưa đất trồng lúa còn khô cằn lắm không được tơi xốp như bây giờ, lúc đó những người nông dân đã cày bừa, cố gắng vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết và thiên nhiên để trồng ra cây lúa xanh mướt và thu hoạch được những hạt gạo dẻo thơm.
Nước ta có rất nhiều loại giống lúa khác nhau tùy theo từng vùng miền , khí hậu, mỗi vùng miền thích hợp với các loại lúa khác nhau, thích hợp để trồng lúa nhất là những vùng nước ngọt, những vùng đất quá mặn hoặc quá phèn cây lúa khó có thể lên được. Có rất nhiều loại lúa như lúa nếp, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu, chủ yếu được chia ra là cây lúa nếp và lúa tẻ, lúa nếp thường để làm bánh, thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa dùng để ăn trong các bữa cơm hàng ngày… giống lúa cũng có nhiều loại, trước kia ông cha ta hay trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Nam hay trồng giống IR76, miền Bắc thì trồng các loại giống C70, DT10, A20…
Để trồng được cây lúa thì người nông dân phải giải qua rất nhiều công đoạn, từ gieo mạ, sau đó đến cấy mạ, và rồi chăm bẵm, tưới tắm, nhổ cỏ, phun sâu… mới có được những hạt gạo dẻo thơm chúng ta ăn hàng ngày.
Ở nước ta có 3 vụ lúa chính đó là vụ Đông- Xuân, vụ Hè – Thu, vụ lúa mùa, những đặc sản từ cây lúa mang đậm nét truyền thống dân tộc đó là bánh chưng, bánh dày, theo truyết xa xưa Lang Liêu được truyền ngôi do làm bánh chưng và bánh dày dâng lên vua, Lang Liêu được thần báo mộng trong giấc mơ ” Trong đất trời không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và không bao giờ chán, các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, người không làm ra được” Lang Liêu nghe theo lời thần dạy và đã làm chiếc bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, và chàng đã được lên ngôi vị thay cha và trở thành ông vua tốt, ngày này ngoài các món đặc sản như bánh chưng, bánh dày thì còn có bánh cốm cũng là một đặc sản từ cây lúa.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân và là nguồn lương thực quý nhất nước ta, có tầm quan trọng rất lớn về kinh tế, cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ cho chúng ta mà còn trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Việt Nam, ngày này có nhiều loại ăn nhanh nhưng cây lúa vẫn không thay giá trị về nhiều mặt, vẫn không thể thiếu trong các bữa cơm hàng ngày, và là người bạn đồng hành của người dân Việt Nam theo năm tháng.
Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi. Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm. Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mẹ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ. Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghỉ ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành, bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ: Vừa bằng thằng bé lên ba Thắng lưng chon cón chạy ra ngoài đồng. Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần những cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào… lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương: Việt Nam đất nước quê hương tôi Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi Đồng xanh lúa rập rờn biển cả… Chẳng mấy mốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa cả làng quê toàn màu vàng, ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng ròn, chú cún vàng nhảy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái. Cứ thế một hay hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân.: Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, mỗi hécta cho ba tấn thóc, không chỉ là cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà nó còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa thóc quê hương như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cửu Long. Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quy.
chúc bạn học tốt nha minh phai viết tham hảo mãi đó