Mn ơi, có ai bít lm bài văn TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VẺ ĐẸP CỦA TÌNH MẪU TỬ(TÌNH BẠN, TÌNH THẦY TRÒ) ko??? Giúp mk vs ạ!!!! Mai nộp rùi!!!! (mak pải dài 2 trg giấy tập hs đấy ạ)
Hỏi đáp
Mn ơi, có ai bít lm bài văn TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ VẺ ĐẸP CỦA TÌNH MẪU TỬ(TÌNH BẠN, TÌNH THẦY TRÒ) ko??? Giúp mk vs ạ!!!! Mai nộp rùi!!!! (mak pải dài 2 trg giấy tập hs đấy ạ)
Nhưng Tham khảo về tình mẫu tử nhé :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Vâng đúng là như vậy. Mọi nguời sinh ra đếu mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình củng bao điều tốt đẹp.
Trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử
0 Chuyên mục Văn mẫu THCS Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!Không chứa protein botulinum- đảm bảo trẻ ra 15 tuổi!Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ mà không dùng dao kéo như thế nào!Đề bài: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Vâng đúng là như vậy. Mọi nguời sinh ra đếu mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình củng bao điều tốt đẹp.
“ Mẹ! “- thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử caoquý ấy không gì có thể sánh bằng.
Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng “ Tình mẹ bao la như biễn Thái Bình dạt dào…” ,tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.
Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao ? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt, vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi lói, dẫn đường cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng at noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.
Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thi` cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi ! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.
Bài làm 2
Tôi viết về một tình cảm thiêng liêng nhỏ bé vô cùng. Tôi viết lên câu thơ về hình ảnh một vầng trăng khuyết, vầng trăng khuyết như một dáng nằm nghiêng, giữ cái khuyết cho mình nhưng là để ôm vòng lấy yêu thương, vầng trăng tuy khuyết nhưng đối với tôi, đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất, và cái ánh sáng nhẹ nhàng, hiền dịu như tình Mẫu tử ấy sẽ mãi mãi soi sáng cho tôi trong suốt cuộc đời này. Với tôi, bất cứ những điều thuộc về tình Mẫu tử, dẫu bình thường nhưng cũng rất thiêng liêng.
Tình Mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của người mẹ đối với
con của mình. Với tôi, tôi không thật sự hiểu sâu sắc về tình Mẫu tử, nhưng tôi có thể cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của nó. Nếu như bạn hỏi tôi tình Mẫu tử như thế nào thì có lẽ tôi sẽ không thể trả lời bạn được, nhưng tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết về sự thiêng liêng của tình mẫu tử, tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi cũng như câu chuyện của người khác, tôi sẽ biểu đạt cho bạn biết được tình cảm của tôi cũng như tình cảm của người khác…Đối với tôi, tình Mẫu tử là thiêng liêng hơn cả!
Chúc bn hk tốt nhé !!!!!!! (^_^)
Cảm nghĩ của em về tình bạn.
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
tóm tắt truyện cuộc chia tay của những con búp bê
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy
tóm tắt truyện cuộc chia tay của những con búp bê
Kể về cuộc chia tay Thành và Thuỷ.Hai anh em rất thương yêu nhau và quan tâm lẫn nhau.Thế nhưng vì bố vẹ chia tay nên hai anh em đã phải chia tay.Trước khi chia tay nhau,hai anh em chia đồ chơi và chia tay với lớp học trong niềm xúc động dâng trào.Khi về đến nhà hai anh em chia tay nhay thật sự.Cuộc chia tay diễn ra quá đột ngột xót thương xót xa.Trước khi trèo lên xe đi cùng với mẹ,Em thuỷ đã đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ và dặn anh không bao giờ được để chúng cách xa nhau.
Đây Dung ơi tham khảo nhé!
ai có bài viết về mái trường k chỉ mình với
Bài làm
Đã được ba năm rồi, em được ngồi học tập dưới mái trường tiểu học Minh Sơn. Ba năm em gắn liền với ngôi trường này, với bao nhiêu kỉ niệm buồn vui, bên cạnh các bạn và thầy cô thân yêu. Em rất tự hào khi được là học sinh học tập và trưởng thành hơn từ mái trường này.
Mái trường em đang học tập mang tên Trường tiểu học Minh Sơn nằm trên địa bàn em đang sinh sống. Ngôi trường cấp bốn nằm cạnh cánh đồng lúa rộng mênh mông, nhìn ra phía trước chỉ nhìn thấy lúa và lúa bạt ngàn. Có lẽ chính điều này đã tạo nên không gian thoáng đãng cho ngôi trường.
Kể về mái trường nơi em đang học tập-Văn lớp 3
Ngôi trường được chia thành 5 dãy cấp 4, mỗi dãy tương ứng với 1 khối xếp hình chữ U nhìn rất đẹp mắt. Mỗi lớp học đều được sơn màu vàng nhạt ở bên ngoài, mái ngói màu đỏ nhưng đã bị lớp rêu phong phủ đầy trên mái. Điều này mới chứng tỏ được sự lâu bền cùng năm tháng của ngôi trường này.
Ở bên trong trường được sơn màu xanh nhạt nhìn rất dịu nhẹ. Những chiếc bàn gỗ ngăn nắp được kê san sát vào nhau. Không ai được vẽ bậy lên bàn ghế mà mình đang ngồi, nếu bị phát hiện sẽ bị cô giáophạt. Tấm bảng màu đen cũ kĩ không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng 3 năm rồi chúng em vẫn chăm chú nghe cô giảng bài trên chiếc bảng thời gian đó. Tuy bảng màu đen nhưng rất mịn và nhìn chữ rất rõ.Ở trên sân trường có rất nhiều loại cây lâu năm, nào cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng. Mỗi loại cây đều có một đặc trưng riêng. Khi mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran hoa phượng nở đỏ rợp trời, hoa bằng lăng nở tím một góc. Đó cũng là lúc chúng em bước vào một kì nghỉ hè mới.
Ở sau trường em có một cái sân bằng đất rất to, là nơi mà chúng em tập thể dục mỗi khi đến giờ. Ở 4 góc của chiếc sân này có 4 cây bàng xung quanh, tỏa bóng rất mát mỗi khi chúng em ngồi nghỉ ngơi.
Văn phòng của thầy cô giáo nằm ở một góc, gần với nhà xe của học sinh nên thường đông vui và nhộn nhịp.
Sừng sững giữa sân trường là cột cờ cao chót vót như chọc lên nền trời xanh thẳm màu đỏ của lá cờ tạo nên vẻ uy nghiêm. Đó là nơi mà sáng thứ 2 đầu tuần chúng em vẫn ngước nhìn lên để chào cờ, lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phổ biến kế hoạch sắp tới.
Em rất tự hào khi học ở mái trường này, sau này khi xa nơi đây chắc chắn em sẽ nhớ về nơi này rất nhiều.
Ngôi trường đã gắn bó với em suốt bốn năm qua là trường THCS Lê Qúy Đôn. Biết bao kỉ niệm tại ngôi trường dầu yêu này vẫn còn đọng lại trong ký ức em.
Nhìn từ xa, ngôi tường sừng sững như một tòa lâu đài đồ sộ. Mái ngói lợp đỏ tươi, thấp thoáng sau những hàng cây tươi mát. Tiến lại gần, cổng trường to cao như người khổng lồ dang rộng hai tay chào đón các cô cậu học trò. Tấm thảm tên lớp gắn trên cổng , nổi bật hàng chữ màu trắng: Trường THCS Lê Qúy Đôn. Bước vào sân trường là đường hiệu bộ quét xi măng nhan. Ngôi trường khoác trên mình một bộ áo trắng phau láng mịn như được mặc thêm lớp màn bảo vệ. Sân trường được lát gạch bông màu xanh và vàng xen kẽ nhau trông thật đẹp mắt. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh bay phấp phới trong gió như muốn nhắc nhở chúng em học tập thật giỏi để không phụ lòng các anh hùng đã hi sinh cho tổ quốc. Trước của lớp học trồng rất nhiều hoa, nào là hoa cúc, hoa hồng, chúng đua nhau khoe sắc, sắc hoa rực rỡ đã tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thêm sinh động. Những cây bàng, cây phượng xòe lá xum xuê rợp mát cả một góc sân trường. Các lớp học tiếp nối theo một hình chữ U, cửa ra vào làm bằng sắt sơn xám, còn cửa sổ làm bằng sắt gắn thêm tấm kính trong suốt có thể nhìn ra bên ngoài. Bàn ghế xếp rất ngay ngắn làm lớp học thêm khang trang. Trên đầu tường mỗi lớp có treo ảnh Bác Hồ cùng với khẩu hiệu: "Dạy tốt. Học tốt". Khẩu hiệu này luôn nhắc thầy trò chúng em thi đua học tốt, dạy tốt, đạt kết quả cao trong học tập.
Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của em. Hằng ngày đến trường, em thấy nơi đây thân thuộc quá. Nghĩ tới lúc phải xa trường, chia tay thầy cô, xa các bạn thân yêu, lòng em nôn nao làm sao và chỉ muốn thời gian trôi chậm lại.
Cứ đến độ này, khi tiết trời đã chuyển sang mùa đông, những cơn gió bắc đầu mùa chưa đến độ“ngọt” nhưng cũng đủ lạnh để khoác lên mình chiếc áo len mỏng, sân trường tôi lại rộn lên những âm thanh của lời ca, điệu múa. Đấy là lúc ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến rất gần.
“Nghề giáo viên là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”, khi sinh thời Bác Hồ kính yêu đã căn dặn và nhắc nhở những thầy cô giáo như vậy, để sao xứng đáng với trọng trách và niềm tin mà nhân dân đã trao cho. Mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương, là người ghi những dấu ấn quan trọng trong bước đường trưởng thành của mỗi học sinh.
Mỗi lần bước qua cổng trường THPT Nguyễn Tất Thành, chúng tôi đều cảm nhận một cảm giác bình yên, thân thiết, những lo toan bộn bề của cuộc sống, những bon chen thường nhật của một kiếp người bị bỏ lại phía sau. Bởi đằng sau cánh cổng trường tôi là những thầy cô giáo luôn hết mình cống hiến cho đời, làm nhiệm vụ cao quí của người giáo viên – Dạy người.
Đó là thế hệ các thầy cô giáo đã lớn tuổi nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết yêu nghề, yêu đời như thầy Lê Đình Cương luôn có cách làm lịch sử sống lại sinh động nhất, thầy Bùi Văn Hùng (tổ Hóa) luôn trăn trở tìm giải pháp để giúp các học trò chưa chăm ngoan. Thầy Nguyễn Văn Thiện lại biến mỗi giờ dạy Giáo dục công dân thành một bài học về cuộc đời, về triết lí làm người. Chúng tôi thấy thầy Nguyễn Hữu Hoan, thầy Nguyễn Văn Cơ, thầy Nguyễn Hiền Bách,… vẫn hàng ngày miệt mài trên lớp dạy học sinh cách giải những bài toán khó.
Mỗi bước đi của trường tôi ngày hôm nay đều có dấu ấn của những thầy cô giáo thế hệ đầu tiên, các thầy cô vẫn âm thầm cống hiến để xây dựng một ngôi trường hiện đại, có chất lượng, có uy tín với học sinh, phụ huynh. Đó là cô Trần Dần, cô Ứng Hồng, cô Trần Thu Hảo, thầy Nguyễn Văn Thông, thầy Nguyễn An Nghi và đặc biệt là cô giáo Nguyễn Tường Lan, ấn tượng trong tôi về cô không chỉ là một cô giáo dạy văn giỏi mà còn là một nghệ sĩ thực thụ, hình ảnh cô thật đẹp khi chỉ huy dàn hợp xướng hơn 100 người, nghiêm khắc mà vẫn duyên dáng, uyển chuyển.
Tiếp nối thế hệ đầu tiên, trường tôi ngày hôm nay có các thầy cô giáo trẻ, năng động, nhiệt tình và trên hết là một tình yêu nghề, yêu trường say sưa. Đó là cô Võ Hải, cô Nguyễn Thu Hà không ngại bất cứ khó khăn nào để hoàn thành nhiệm vụ, cô Lương Bích Hằng, thầy Phạm Quốc Toản luôn làm cho không khí trong trường sôi động với rất nhiều hoạt động Đoàn – Đội bổ ích. Đó là thầy giáo mĩ thuật Nguyễn Tuấn Sơn ngày đêm mơ ước một chân trời mới, tương lai tương sáng cho ngành mĩ thuật Việt Nam, là thầy giáo Vũ Hồng Hải với đam mê bất tận trái bóng tròn, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò cùng làm nên bảng vàng thành tích cho thể thao nhà trường. Đến trường tôi mỗi ngày, bạn sẽ gặp thật nhiều gương mặt khác nữa, tất cả đều làm việc say mê, luôn nở nụ cười và chắc chắn nụ cười đẹp nhất bạn gặp là cô giáo phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh. Nụ cười ấy mang lại cho các đồng nghiệp chúng tôi, học sinh, phụ huynh sự thân thiện và một tinh thần khích lệ rất lớn.
Mỗi một cá nhân trong trường là một mảnh ghép nhiều sắc màu, đa dạng và đa tính cách. Người“nghệ sĩ” đã sắp xếp, gọt rũa kì công những mảnh ghép đó để tạo ra một bức tranh hoàn hảo mang tên Trường THPT Nguyễn Tất Thành chính là thầy giáo Hiệu trưởng Vương Dương Minh. Ở thầy, chúng tôi luôn nhận thấy sự cẩn thận, khoa học, minh triết trong công việc nhưng cũng rất vui vẻ, hóm hỉnh ngoài đời, một tư duy sắc sảo, đổi mới trong giáo dục và một trái tim luôn say mê truyền cảm hứng cho những người trẻ.
Xã hội ngày nay phát triển hơn, khắt khe hơn đối với người làm nghề giáo nhưng cùng đòi hỏi người thầy bản lĩnh hơn để không bị cuốn vào sự thay đổi chóng mặt của thời đại “kim tiền”. Vẫn còn đâu đó có những việc tiêu cực trong ngành giáo dục, những bài học đắt giá cho nhân phẩm và tư cách người thầy. Nhưng trên hết vẫn ngời sáng hình ảnh những thầy cô giáo dung dị, ngày ngày đứng trên bục giảng, thắp lên ngọn lửa của tri thức và tình yêu con người.
Một lứa học trò nữa sắp ra trường, những người thầy, người cô vẫn âm thầm là “người đưa đò” sang sông, dẫu có nhiều niềm vui hay nỗi buồn thì “bến đò” có tên THPT Nguyễn Tất Thành luôn là một miền kí ức rất đẹp trong trái tim học sinh.
Bạn tham khảo nhé!
đóng vai ông giáo kể lại chuyện lão hạc bán chó và nỗi lòng của ông giáo sau khi lão hạc ra về
tôi là 1 thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi = cái tên thân mật "ông giáo". Là 1 người trí thức, ko sung sướng hơn những người khác nhưng sống giữa những người nông dân đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi ko khỏi đâu lòng, xót xa. Người khiến tôi phải suy nghĩ hìu nhất là lão Hạc-1 ông lão cô độc sống gần nhà tôi. Tôi ko thể nào quên đc hình ảnh của lão khi chìu qua lão đến nhà tôi báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đâu khổ tột độ.
chiều qua tôi đang chuẩn b***** xếp lại mấy quyển sách thì lão sang chơi, vừa nhìn thấy tôi lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
tôi hơi giật mình hỏi lại:
- Cụ bán rồi?
lão gật gật:
- Bán rồi hoc vừa bắt xong
lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt của lão ầng ậc nước, tôi quặn lại trong lòng chỉ muốn ôm choàng lấy lão. Trong lòng tôi lúc này ko còn hình bóng của 5 quyển sách mà tôi yêu quí hơn những ngón tay của mình nữa tôi chỉ thấy ái ngại cho lão hạc. lão đã đau đớn lắm khi bán ***** ấy, ko đành lòng để lão khổ thế kia tôi hỏi:
-thế cho nó bắt à?
tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhung ko ngờ mặt lão đột nhiên co rúm lại.nhũng vết nhăn xô lại ép nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mếm của lão mếu như con nít. lão hu hu khóc...giọng lão mếu mó trông thật là tội nghiệp:
-******** ông giáo ơi ..nó có biết gì đâu.. nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng rỡ..nó ko ngờ tôi nhân tâm lừa nó..
lão nức nở, thều thào 1 hơi dài như muốn chia sẻ nỗi đau, tôi cũng có phần luống cuống: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà mình ko giúp đc gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi :
- cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ai nuôi chó mà chẳng bán hay giết th*****t. ta giết nó chính là ta hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp đẻ nó làm kiếp khác
nhưng lại *****ần trước lời an ủi của tôi chỉ làm cho lão nghĩ ngợi hơn, lão chua chát bảo:
ông giáo nói phải. kiếp ***** là kieps khổ thì ta hóa kiếp để nó thành kiếp người , may ra có sung sướng hơn 1 chút ... kiếp người như tôi chẳng hạn
nghe lão nói tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. tôi bùi ngùi nhín lão bảo:
kiếp ai cũng thế cụ ạ. cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng
gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt lão đã đục màu như nhìn đăm đăm vào 1 chốn nào đó
thế thì kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật xứng?
câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. lúc đó tôi lảng đi = 1 câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước . nhưng giờ đâ, ngồi lại 1 mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. chao ôi! đồng bào tôi trong cái tối đất, tối trời của xã hội còn bao người đau khổ , lầm than như thế? mà đời tôi cũng khác gì đâu? nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng 1 tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đó khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọng vẹn nhân cách . Nỗi đau của lão hạc là nỗi đau của lòng tự trọng, nỗi đau của 1 tâm hồn cao đẹp
Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!
tóm tắt truyện cô bé bán diêm (khoảng 10 dòng)
Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, mẹ, bà - người thương yêu em nhất cũng đã mất. Tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rầt tàn nhẫn hay đánh cô. Vào một ngày cuối năm, cô không bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nha. Đêm càng lạnh giá, cô quẹt que diêm để sưởi ấm.
Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô nhưng khi diêm tắt cô lại trở về với sự thật phủ phàng. Lần thứ nhất, em thấy lò sưởi. Lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay, lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến, lần thứ tư cô thấy bà hiện về, lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đó cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc .
Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười.
tóm tắt truyện cô bé bán diêm (khoảng 10 dòng)
Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, mồ côi mẹ, bà - người thương yêu em nhất cũng đã mất. Tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rầt tàn nhẫn hay đánh cô. Vào một ngày cuối năm, cô không bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nha. Đêm càng lạnh giá, cô quẹt que diêm để sưởi ấm.
Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô nhưng khi diêm tắt cô lại trở về với sự thật phủ phàng. Lần thứ nhất, em thấy lò sưởi. Lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay, lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến, lần thứ tư cô thấy bà hiện về, lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đó cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc .
Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười.
Đây Dung ơi
Viết bài văn :Hãy tưởng tượng em chứng kiến cảnh chị dậu chống lại tên cai lệ và người nhà lí trường. Em hãy kể lại
Tôi làm người hàng xóm của nhà anh chị Dậu. Nhà tooi cũng nghèo, nhưng làm sao mà nghèo mà lại còn thê thảm như chị Dậu.
Nhà chị vừa phải đóng sưu cho chồng, vừa phải gánh thêm cả suất sưu của người em chồng chế từ năm ngoái. Hôm vừa rồi tôi đã vô tình chứng kiến cảnh chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ đối với tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Chuyện thế này:
Sáng sớm hôm ấy, tôi và mấy người hàng xóm khác của chị Dậu ra đình đea anh Dậu tối qua bị cùm kẹp, hành hạ để thúc sưu đang mê man bất tỉnh.
Chị gọi mãi anh mới tỉnh, về đến nhà, vì cảm thấy quá đáng thương cho tình cảnh của anh Dậu nên tôi đã chạy về đưa cho chị Dậu bát gạo để chị nấu cho cả nhà ăn rồi về nhà nấu cơm.
Đang nấu thì tôi nghe tiếng chó sủa, tiếng tù và mõ inh ỏi vang gần nhà. Tôi lật đật chạy qua nhắc chị Dậu bảo anh Dậu trốn đâu đó thì trốn, kẻo lát người ta đến thúc sưu không có, lại đánh đập thì chị phải nuôi, chăm sóc anh mấy tháng cho hoàn hồn.
Chị dạ vâng rồi bảo: "để cháu cho chồng cháu ăn bài húp đã rồi cháu đưa anh ấy đi trốn, nhịn suông từ tối qua rồi còn gì".
Tôi nghe vậy thì biết vậy, về nhà ăn cơm rồi nằm nghỉ trưa thì thấy tiếng cai lệ và người nhà lí trưởng nhà bên chị Dậu.
Tôi chạy sang, đứng nép ở ách nhà đơn sơ của chị xem thì thấy tên cai lệ tay roi song, tay thước chửi mắng nói:"Thằng kia, tiền sưu đâu? nộp mau".
Nghe vậy, chị Dậu liền nói: "Ông cho chá khất vài bữa, tại nhà cháu phải nuoopj cả suất sưu của chú nó nữa nên đâm ra mới lôi thôi như thế", tên người nhà lí trưởng và tên cai lệ nói: "Mầy nói cho cha mày nghe đấy à? tiền sưu nhà nước mà dám mở mồm xin khất. không nộp, tao dỡ cả nhà máy đi chứ không nói suông như thế này đâu."
Nghe đến đó, tôi sợ quá nhưng vẫn cố nán lại xem thì thấy tê cai lệ cứ sấn tới đòi trói anh Dậu, đòi điệu ra đình.
Tên cai lệ với tên ngươi nhà lý trưởng này tôi biết. Hai bọn hắn chỉ to giọng thế này thôi, chỉ độc ác, tàn nhẫn thế này chứ cứ nhìn thấy mấy ông lớn là lại co rúm vào, nịnh nọt, xu nịnh đủ kiểu để lấy lòng.
Trước mặt dân thi cứ ra oai thế này, tân nhẫn, hung dữ thế này thôi nhưng tí về báo cáo với ông lớn lại lễ phép ngay ấy mà.
Nghĩ bụng thế nhưng tôi sực nhớ ra mình đang nép ở nhà chị Dậu lúc hắn đạp vào người chị Dậu rồi sấn tới chỗ anh Dậu, chị dậu nói "nhà cháu đang khó khăn, mong ông trông lại ạ!" tên cai lệ bịch mấy phát vào ngực chị rồi lại sai tê người nhà lí trưởng bắt trói anh Dậu. Tên người nhà lý trưởng thấy anh dậu đang vật vã, không dám làm gì vì sợ nhỡ anh Dậu có hề gì thì biết ăn nói làm sao? tên cai lệ giật chiếc roi trên tay lý trưởng, xông đến anh Dậu thì chị Dậu bảo:"chồng tôi đau ốm, mấy ông không được phép hành hạ".
Vừa dứt lời tên cai lệ đã tát vào mặt chị rồi sấn đến anh Dậu có vẻ như bực quá. Chị Dậu bảo:"mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". rồi chị túm tóc tên cai lệ, lẳng cho một cái ngã nhào ra cửa như miệng vẫn thét trói anh Dậu.
Tên lý trưởng thấy vậy liền giơ gậy lên thì bị chị Dậu nhanh hơn túm lấy gậy vứt ra một bên. rồi hai người đu đẩy nhau, áp vào nhau.
Hai đứa trẻ khóc om sòm. Tôi thấy thương quá, muốn vào nhưng chân cứ như bị chôn chặt dưới đất. Tôi nhìn cũng biết, sức lẻo khẻo của hai anh chàng kia làm sao đấu nổi sức khỏe của người đàn bà lực điền như chị Dậu.
Bỗng anh Dậu nói: "đừng đánh người ta, phải tù phải tội. Chị Dậu liền đáp: " nhưng mà họ vô lí quá, tôi không chịu được". Khi hai tên bỏ đi, tôi chạy ngay về nhà vì sợ tên cai lệ bắt tội nghe trộm. lúc đó, tôi thấy phục chị Dậu quá.
Sau câu chuyện đó, nhà chị Dậu trở nên yên bình hơn. Tôi vô cùng khâm phục vì sức phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Hết đấu lí lại đến đấu lực với tên cai lệ và lý trưởng.
Nhưng hầu hết, người dân chúng tôi ai cũng hiểu, chị làm vậy là vì tình thương chồng con, muốn cho hai tên đó biết răng, chị hiền dị, nhẹ nhàng nhận nhục nhưng không có nghĩa là chị yếu đuối.
Chỗ nào có *** không hiểu thì bạn hỏi tớ nhé!
Tôi làm người hàng xóm của nhà anh chị Dậu. Nhà tooi cũng nghèo, nhưng làm sao mà nghèo mà lại còn thê thảm như chị Dậu.
Nhà chị vừa phải đóng sưu cho chồng, vừa phải gánh thêm cả suất sưu của người em chồng chế từ năm ngoái. Hôm vừa rồi tôi đã vô tình chứng kiến cảnh chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ đối với tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Chuyện thế này:
Sáng sớm hôm ấy, tôi và mấy người hàng xóm khác của chị Dậu ra đình đea anh Dậu tối qua bị cùm kẹp, hành hạ để thúc sưu đang mê man bất tỉnh.
Chị gọi mãi anh mới tỉnh, về đến nhà, vì cảm thấy quá đáng thương cho tình cảnh của anh Dậu nên tôi đã chạy về đưa cho chị Dậu bát gạo để chị nấu cho cả nhà ăn rồi về nhà nấu cơm.
Đang nấu thì tôi nghe tiếng chó sủa, tiếng tù và mõ inh ỏi vang gần nhà. Tôi lật đật chạy qua nhắc chị Dậu bảo anh Dậu trốn đâu đó thì trốn, kẻo lát người ta đến thúc sưu không có, lại đánh đập thì chị phải nuôi, chăm sóc anh mấy tháng cho hoàn hồn.
Chị dạ vâng rồi bảo: "để cháu cho chồng cháu ăn bài húp đã rồi cháu đưa anh ấy đi trốn, nhịn suông từ tối qua rồi còn gì".
Tôi nghe vậy thì biết vậy, về nhà ăn cơm rồi nằm nghỉ trưa thì thấy tiếng cai lệ và người nhà lí trưởng nhà bên chị Dậu.
Tôi chạy sang, đứng nép ở ách nhà đơn sơ của chị xem thì thấy tên cai lệ tay roi song, tay thước chửi mắng nói:"Thằng kia, tiền sưu đâu? nộp mau".
Nghe vậy, chị Dậu liền nói: "Ông cho chá khất vài bữa, tại nhà cháu phải nuoopj cả suất sưu của chú nó nữa nên đâm ra mới lôi thôi như thế", tên người nhà lí trưởng và tên cai lệ nói: "Mầy nói cho cha mày nghe đấy à? tiền sưu nhà nước mà dám mở mồm xin khất. không nộp, tao dỡ cả nhà máy đi chứ không nói suông như thế này đâu."
Nghe đến đó, tôi sợ quá nhưng vẫn cố nán lại xem thì thấy tê cai lệ cứ sấn tới đòi trói anh Dậu, đòi điệu ra đình.
Tên cai lệ với tên ngươi nhà lý trưởng này tôi biết. Hai bọn hắn chỉ to giọng thế này thôi, chỉ độc ác, tàn nhẫn thế này chứ cứ nhìn thấy mấy ông lớn là lại co rúm vào, nịnh nọt, xu nịnh đủ kiểu để lấy lòng.
Trước mặt dân thi cứ ra oai thế này, tân nhẫn, hung dữ thế này thôi nhưng tí về báo cáo với ông lớn lại lễ phép ngay ấy mà.
Nghĩ bụng thế nhưng tôi sực nhớ ra mình đang nép ở nhà chị Dậu lúc hắn đạp vào người chị Dậu rồi sấn tới chỗ anh Dậu, chị dậu nói "nhà cháu đang khó khăn, mong ông trông lại ạ!" tên cai lệ bịch mấy phát vào ngực chị rồi lại sai tê người nhà lí trưởng bắt trói anh Dậu. Tên người nhà lý trưởng thấy anh dậu đang vật vã, không dám làm gì vì sợ nhỡ anh Dậu có hề gì thì biết ăn nói làm sao? tên cai lệ giật chiếc roi trên tay lý trưởng, xông đến anh Dậu thì chị Dậu bảo:"chồng tôi đau ốm, mấy ông không được phép hành hạ".
Vừa dứt lời tên cai lệ đã tát vào mặt chị rồi sấn đến anh Dậu có vẻ như bực quá. Chị Dậu bảo:"mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". rồi chị túm tóc tên cai lệ, lẳng cho một cái ngã nhào ra cửa như miệng vẫn thét trói anh Dậu.
Tên lý trưởng thấy vậy liền giơ gậy lên thì bị chị Dậu nhanh hơn túm lấy gậy vứt ra một bên. rồi hai người đu đẩy nhau, áp vào nhau.
Hai đứa trẻ khóc om sòm. Tôi thấy thương quá, muốn vào nhưng chân cứ như bị chôn chặt dưới đất. Tôi nhìn cũng biết, sức lẻo khẻo của hai anh chàng kia làm sao đấu nổi sức khỏe của người đàn bà lực điền như chị Dậu.
Bỗng anh Dậu nói: "đừng đánh người ta, phải tù phải tội. Chị Dậu liền đáp: " nhưng mà họ vô lí quá, tôi không chịu được". Khi hai tên bỏ đi, tôi chạy ngay về nhà vì sợ tên cai lệ bắt tội nghe trộm. lúc đó, tôi thấy phục chị Dậu quá.
Sau câu chuyện đó, nhà chị Dậu trở nên yên bình hơn. Tôi vô cùng khâm phục vì sức phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Hết đấu lí lại đến đấu lực với tên cai lệ và lý trưởng.
Nhưng hầu hết, người dân chúng tôi ai cũng hiểu, chị làm vậy là vì tình thương chồng con, muốn cho hai tên đó biết răng, chị hiền dị, nhẹ nhàng nhận nhục nhưng không có nghĩa là chị yếu đuối
Nếu xem đây là một vụ đánh nhau thì thật sự là không đúng, mà là một vụ ẩu đả cũng ko đúng, phải gọi là một cuộc đòi lại công lý hả lòng hả dạ con người ta. Tôi đã thót tim khi chứng kiến được cảnh đó, đến bây giờ, tôi vẫn thấy hơi hoảng hồn khi nhớ lại, nhưng hơn hết đó là một niềm vui xen lẫn.
Con người ta luôn biết thương yêu quy trọng nhau trong cảnh nghèo khó. Hai con người và những đứa con nhỏ bên cạnh nahf tôi đã quá cực khổ rồi, có gì đáng đâu mà phải tiếc nuối mấy hạt gạo cho những con người đương trong cảnh đáng thương ấy. Thế nên, tôi đã đem qua cho chị Dậu bát gạo để nấu cháo cho ành nhà chị ấy ăn, một bát nhỏ, tôi không thấy là nhiều, nhưng tôi nghĩ là của ít lòng nhiều nó vẫn đúng trong hoàn cảnh này. Cũng không thừa gì nhiều nên tôi chỉ có thể cho chị ấy chừng ấy thôi. Khi người ta thừa quá thì mới có thể đem đi cho đủ để tạo giá trị vật chất. Tôi cũng tin là chị ấy hiểu cho, bởi những con người đnag trong cùng một hoàn cảnh thì hiểu nhau lắm. Và cũng chính từ cái cách cho bát gạo ấy, thì tôi mới được chứng kiến một cảnh mà có thể nói là vừa lo lắng vừa hả hê.
Anh Dậu đương đưa tô cháo nóng hổi, nước thì nhiều mà cơm thì chẳng được bao nhiêu ấy lên ngang miệng, thì thùm thùm, bọn cai lệ tới. trời đánh tránh miếng ăn, nhưng sao bọn nó chẳng tránh xa cho ai được hưởng cái gì. Đúng là bọn ác độc, tên thì cầm roi, đứa thì cầm gậy gộc to. Những tên dữ tợn. Chúng đã mất đi bao nhiêu hồi cái gọi là bản chất lương thiện của con người.
La hét oang oang, đòi cho được vài đồng sưu, vài đồng là đối với chúng, còn những người dân nghèo tay lấm chân bùn như chúng tôi đây thì đó là cả một gia tài mà chúng tôi có thể làm nhiều điều mà tưởng chừng như chẳng bao giờ làm đc từ vài đồng ấy.
Nộp sưu còn thiếu (câu này chị nhwos ko rõ lắm, em có thể bổ sung vào từ đoạn trích ở trong sách ^^)
Tôi nghe rõ mồn một từng câu nói đay nghiến của bọn chúng. Một lũ ác ôn.
Chị Dậu đnag làm gì, van lơn thảm thiết "Thưa ông....! (đoạn này em cũng bổ sung vào nhé ^^) ". Ôi chao, cái cảnh thảm thương kia sao mà khiến người ta làm ngơ đc cơ chứ, lúc ấy, đúng ngoài cửa, tôi chỉ muốn vào đỡ chị lên, nhưng những con người đó, chính bọn chúng và cũng vì tôi già cả quá rồi, ko thể làm gì đc hơn. Nhưng cái bản chất chẳng bao giờ bỏ được của bọn chúng đã khiến trái tim chúng bị đóng băng cả rồi, chúng đã làm gì cơ chứ, trơ mặt ra, ko chút động lòng thương và chỉ tiếp tục la hét "Không dài dòng ....^^ (bổ sung...^^)".
Rồi dươngf như linh tính làm tôi cảm nhận được mọt cái gì đó. Chị đang giận dữ, không, ko phải, là kiên cường hơn mới đúng. Bản chất của một người nông dân, tôi nhớ lại những ngày trẻ tuổi của tôi ngày trc, cũng mạnh mẽ như chị bây giờ, tôi thấy vui vì điều đó. Chị kháng cự lại mạnh mẽ hơn, hơn trước, không còn những lời van lơn như trc, con - ông. Tôi nghe rõ chị xưng hô như thế. Rồi tôi - ông, đến tôi cũng phải ngạc nhiên, chị kiên cường hơn tôi tưởng, hằng ngày cái bản chất hiền lành đã khiến tôi cứ nhầm tưởng là chị chỉ mạnh mẽ trên mấy thửa ruộng thôi, nhưng bây giờ, chị đã mạnh mẽ với bọn cai lệ, những tên ác nhân.
Cái thái độ nghênh ngang, ko khoan nhượng của bọn chúng đã làm chị nổi giận, chị giận rồi đấy, bây giwof là thật. Bọn chúng sẽ phải trả giá cho những hành động của mình, và tôi đã đúng, chị kháng cự, đứng lên, ko van lơn nữa, đập mạnh vào bọn chúng, mạnh đến nỗi chúng ngã lăn. Không làm được gì hơn, bây giwof chị mạnh quá, dường như chẳng có ai có thể ngăn cản, thế là từng tên, từng tên ngã vật ra, trông thật là thảm hại. Lúc đó ai dám nói là phụ nữ chỉ beiets chui trong bếp và trên mấy thửa ruộng cơ chứ.
Một cảnh tượng đẹp, đáng để nhớ. Cuộc đời dài dằng dẵng của tôi, gắn bó trên mảnh đất này thật sự chưa bao giwof đc chứng kiến một cảnh như thế, thật là hả lòng hả dạ. Bọn ác ôn kia sẽ phải suy nghĩ nhiều về chị Dậu, về người phụ nữ kiên cường đó, với một thái độ có thể là khác. Tôi mong và tin là có thể thế.
Nhập vai lão Hạc kể lại cuộc đời mình
Không hiểu sao từ lúc thằng Mục với thằng Xiên bắt “cậu Vàng” đi, người tôi cứ bần thần mãi. Có cái gì day dứt trong lòng. Nhìn nhà cửa vắng vẻ, buồn quá, tôi đi qua nhà ông giáo –người bạn thân thiết chí tình và thấu hiểu tôi nhất trên cuộc đời vốn quá nhiều cay đắng tủi cực này.
Đường qua nhà không xa nhưng sao hôm nay thấy nó dài dằng dặc, có lẽ lòng tôi trĩu nặng nỗi buồn như vừa đánh mất một vật gì quý giá. Ông trời dường như cũng đồng cảm nên tỏa ánh nắng dìu dịu… Tôi đầu trần, lê từng bước chán chường, gặp ai cũng nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Họ nào biết đâu tim tôi đang đau nhói…
Vừa thấy ông giáo đang ngồi tư lự nhìn xa xăm hình như nghĩ về mấy quyển sách quý mà đã bán đi hôm nào, chưa kịp ngồi xuống, tôi nói ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Tôi cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng sao mà nước mắt cứ như tuôn ra. Trong cổ tôi dường như có cái gì đó nghèn nghẹn…Với đôi mắt hiền từ, ông giáo hỏi tôi :
- Thế nó cho bắt à ?
Đến lúc này, tôi không thể che giấu được cảm xúc được nữa, tôi có cảm giác mặt mình co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu tôi ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của tôi mếu như con nít. Tôi hu hu khóc như một đứa trẻ...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúcđã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !
Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
Đúng là một người điềm tĩnh và rất tâm lý, ông giáo từ tốn an ủi tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Biết thế, nhưng tôi vẫn chua chát bảo :
- Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
Đôi mắt thoáng buồn, ông giáo bùi ngùi nhìn tôi, bảo :
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
Tôi chợt bật cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của tôi, ôn tồn bảo :
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng : “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng”.
Trước tấm lòng chân tình của ông giáo, tôi đành gượng gạo:
- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Sau đó, ông giáo bảo tôi ngồi chơi để đi luộc khoai lên đãi tôi. Thật tình, giữa cuộc sống khó khăn như thế này, những người như ông thật sự rất hiếm, đáng quý. Ông giáo cũng khổ lắm, hai vợ chồng làm vất vả nhưng lương thiện quá nên vẫn luôn thiếu trước hụt sau. Từ lúc quen biết ông giáo, tôi đã thầm cảm phục những phẩm chất cao quý tốt đẹp của ông. Và đôi khi ngẫm nghĩ thấy vui vui khi biết rằng trên đời này còn có người tốt thật sự. Chính vì thế tôi mới quyết hôm nay sang đây để nhờ ông giáo một việc, tôi nói:
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác ?...
- Việc gì còn phải chờ khi khác ?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm...
- Ðã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Tôi nghiêm giọng lại...
- Việc gì thế, cụ ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ !
Tôi nhỏ nhẹ nói vấn đề của mình về việc thứ nhất: Tôi thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này.Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy tôi muốn nhờ ông giáo cho tôi gửi ba sào vườn của thằng con. Để hoàn toàn an tâm tôi viết cả văn tự nhượng cho ông giáo để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con tôi về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên ông giáo cũng được, để thế để ông giáo trông coi cho nó...Còn việc thứ hai là tôi đã già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi ông giáo để lỡ có chết thì đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...
Nghe xong, ông giáo bật cười bảo tôi:
- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
Tôi nhìn ông giáo với sự thành khẩn, van nài:
- Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?...
Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
Tôi cũng đoán trước, ông giáo không dễ dàng đồng ý nên tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng, ông giáo đành chấp thuận. Tôi thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được một nỗi lo canh cánh trong lòng từ lâu. Vậy là tôi có thể hoàn toàn an tâm, sau này con tôi về nó còn có cái để mà sinh sống. Cuộc đời tôi thật sự chỉ một mình nó. Hy vọng là nó hiểu được nỗi lòng của người cha này.
Lúc tôi ra về, ông giáo còn ngập ngừng hỏi, đầy vẻ lo âu :
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
Tôi cười, tìm cách nói cho ông giáo an lòng :
- Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong.
Tôi trở về nhà, con đường dường như ngắn hơn. Trên bầu trời, mây trắng vẫn nhẹ trôi bồng bềnh…(có thể thêm ý này hoặc không)
Đây mới chỉ là 1 phần thôi bạn nhé! Bạn dựa vào đây để làm thành bài hoàn chỉnh nha!
Tôi là vợ ông giáo, sống cùng làng với lão Hạc. Nhà chúng tôi đã nghèo khó, lão Hạc còn nghèo khó hơn. Nhà lão thuộc "loại nhất nhì trong hạng cùng đinh" ở làng Đại Hoàng này, đã vậy lão còn phải cảnh "gà trống nuôi con" mấy năm nay. Con trai lão cũng đẹp giai, sáng sủa nhưng cũng tại cái túng quẫn quá nên không cưới được vợ, mặc dù hai cô cậu cũng thuận lòng nhau lắm. Phẫn chí quá nên nó bỏ cha đi đồn điền cao su sáu, bảy năm nay. Ở nhà một mình, lão Hạc chỉ biết làm bạn với ***** mà con trai lão mua về, lão gọi nó là cậu Vàng. Lão thương cậu Vàng lắm, thường hay tâm tình với nó, lão còn cho nó ăn bằng bát như người. Cũng khổ thân cho ông lão, chỉ còn mỗi cậu Vàng làm bạn quanh quẩn cái khu vườn rộng ba sào ấy. Tôi cũng thương cho lão, nhất là khi lão bán cậu Vàng đi.
Những tưởng có cậu Vàng là niềm an ủi suốt đời. Nào ngờ ông trời chẳng thương xót gì cho dân nghèo chúng tôi, tất nhiên có cả lão Hạc. Chỉ trong phút chốc, cơn bão tàn nhẫn đi qua làng đã cuốn đi hết ruộng rẫy, nhà cửa. Đúng thật là bất công! Vợ chồng tôi dành dụm bấy lây nay mới chắt chiu được dăm ba đồng mà thoắt cái đã tiêu tan hết cả. Lão Hạc cũng chẳng khá hơn, căn nhà lụp xụp không đủ hai người tan hoang, đồng ruộng, hoa màu tiêu tán, đã thế lão còn lăn ra bệnh. Nhưng đến lúc này tôi cũng chẳng thương tiếc gì lão, nhà tôi không lo được thì biết lo cho nhà ai nữa!
Lão nằm liệt giường những tận hai tháng, chồng tôi thỉnh thoảng vẫn qua thăm, lão nhờ chồng tôi mua thuốc men chữa chạy, tôi đếm chừng chắc lão cũng đã vơ vét hết tài sản vào trận ốm đó rồi. Cũng may là lão kịp khoẻ, nhưng trong nhà lão chẳng tìm được thứ gì đáng giá cả. Chắc cùng đường quá nên lão quyết định bán cậu Vàng. Trước khi bán, lão còn qua nhà tâm sự với chồng tôi.
Ngồi rửa bát ngoài giếng, tôi cũng nghe lỏm được vài câu. Coi bộ lão Hạc đắn đo lắm mới đem bán cậu Vàng, còn chồng tôi thì tỏ vẻ quan tâm, nhưng tôi biết ông chẳng thông cảm gì, cái dân trí thức nghèo thì chỉ biết lo cho mấy cuốn sách của mình mà thôi. Còn về phần tôi, tôi cũng chẳng bất ngờ với quyết định này, sớm muộn gì thì cậu Vàng cũng có cái kết như vậy, giữ lại làm quái gì cho khổ thân. Tôi nghĩ thầm và khi lão về tôi cũng chẳng thèm liếc lão một cái. Với tôi, lão Hạc là người dở hơi, đã nghèo mà còn sĩ diện, bày đặt giữ lại ***** Vàng giống như nhà giàu, đúng là không biết thân biết phận.
Vài ngày sau, khi đang đi giặt đồ ngoài sông về ngang qua nhà lão Hạc, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao. Tôi chủ động tránh xa chúng vì bọn này chẳng tử tế gì. Thế mà vừa về đến nhà, tôi đã thấy lão Hạc chạy ngay đằng sau, trông lão vừa đáng thương vừa đáng cười: tóc tai rũ rượi, quần thì ống thấp ống cao, lão chạy đi mà như người sắp ngã đến nơi, vừa thở hổn hển lão vừa gọi:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính đứng đấy làm gì. Nhưng lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, tôi cũng gọi theo:
- Mình ơi, ra lão Hạc có chyện rồi này!
Chồng tôi hối hả chạy ra, trên cổ choàng cái khăn, quần áo thì xộc xệch, chắc là ông mệt quá nên ngủ thiếp đi. Chắc cũng đoán ra sự tình, chồng tôi mới hỏi:
- Thế nó cho bắt dễ thế hả cụ?
Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng vốn thông minh mà lại để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc chống tay lên trán, dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch xuống sân, mắt ngân ngấn nước:
- Khổ quá, ông giáo ạ! Nó có biết gì đâu. Tôi cho nó ăn, vừa ngồi vừa kể chuyện để nó ngoan. Thế là thằng Mục với thằng Xiên +++g xộc chạy vào xốc ngửa cậu Vàng lên rồi trói lại, dã man lắm. Rồi chúng cho cậu vào bao khiêng đi. Cậu cũng vẫy vùng ghê lắm, miệng vừa gặm lấy bao vừa rên ư ử, ánh mắt nhìn tôi như trách: “A! Lão già tệ bạc! Tôi đối xử với lão như thế mà lão cho tôi thế này đây…!”Tôi tiếc lắm,cậu ấy là kỉ vật của cháu nó mà tôi không giữ lại được, tôi tệ quá, tệ quá!
Đến nước này thì lão thật là khổ. Khuôn mặt của con người từng trải qua đau buồn hiện rõlên: những nếp mắt trên trán dồn lại từng đường, xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra. Chồng tôi xúc động ngồi xuống cạnh lão nói:
- Cụ đừng buồn nữa, cụ làm thế là đúng! Mình bán nó là hoá kiếp cho nó, giúp nó đầu thai kiếp khác sướng hơn.
Tôi cũng nói một câu để an ủi:
- Thôi, hai ông cháu vào trong thềm ngồi để tôi đi đun ấm trà rồi lấy thuốc lào ra cho các ông hút đỡ buồn.
- Vợ tôi nói phải đấy cụ ạ! Với chúng mình thì thế là sướng rồi. Cụ vào ngồi đây.Tôi toan đi đun nước thì lão Hạc ngăn lại, lão đã lau hết nước mắt nhưng mắt vẫn đỏ, lão xua tay:
- Bà giáo cứ mặc tôi. Bây giờ tôi xin phép có đôi lời với ông giáo một lúc.
Tôi bỗng giận lão Hạc vì xem thường lời mời của tôi, tôi không nói gì rồi lẳng lặng đi cho đàn gà ăn. Thật ra tôi cũng chẳng thương hại gì cho ***** của lão, toi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, thế thôi, vậy mà lão vẫn cứ sĩ diện.
Tôi ngồi ngoài vườn nhưng cố tập trung vào chuyện giữa hai người kia. Đại loại lão Hạc nhờ chồng tôi giữ hộ 30 đồng để làm tang khi lão chết và giữ luôn mảnh vườn cho đến khi con trai lão về. Tôi chỉ biết được có thế vì có vẻ lão Hạc đã lặng lẽ ra về từ lúc nào, trông chồng tôi suy tư lắm.
Qua câu chuyện trên, tôi thấy lão Hạc thật khó hiểu, có lúc lão tốt, còn lúc thì thật giả tạo. Tôi thấy thế thật vì lão chẳng bao giờ tiếp nhận giúp đỡ của ai, ngay cả tôi đôi khi cũng khong ưa gì lão, nhưng cũng phải công nhận rằng lão thật đáng thương, khốn khó.
mình nói nhập vai lão Hạc chớ không phải vợ ông giáo