Văn bản ngữ văn 9

Bích Thủy
Xem chi tiết
Thời Sênh
27 tháng 7 2018 lúc 14:45

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tư tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

Bình luận (0)
Đạt Trần
27 tháng 7 2018 lúc 15:02

Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết có "tư dung tốt đẹp".

Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở từng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình.

Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm:

+ khi chồng ở nhà,
+ khi chia tay,
+ khi xa chồng
+ và khi chồng trở về.

Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá.

Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương.

- Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.

- Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tử. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.

- Chiếc bóng -tấm lòng yêu thương ->trở thành nguyên nhân của nỗi oan bi kịch.

Chỉ âu lo với niềm bất hạnh của chính mình, nàng chẳng hề muốn gieo tai họa cho ai khác.Câu chuyện về cái bóng của mình mà Vũ Nương kể cho con nàng nghe để dỗ con , cũng như thể đang tâm sự với chính mình ,để an ủi ngóc ngách nào đó trong tâm hồn nàng :chồng nàng đang ở một nơi nào đó ,và hình bóng người chồng không lúc nào xa rời nàng .

Bao nhiêu công sức, tâm sức chắt chiu để vun đắp gìn giữ cái gia đình bé nhỏ đã trở nên hoàn toàn vô nghĩa, nàng đã trắng tay, bơ vơ, không lối thoát, nên tìm đến cái chết ...

Thực chất là Vũ Nương đã bị bức tử, nhưng nàng đi đến cái chết thật bình tĩnh : tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng ...

Cái chết ấy là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm.

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi lo luỵ đến nàng.
Chứng quả đã dôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng mấy lọ đàn tràng.
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng."
(Lê Thánh Tông)

-->Chiếc bóng có phải là một thế lực vô hình ngăn cản con người ,đặc biệt là người phụ nữ đến với hạnh phúc ...

=>Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người. Hãy tôn vinh hạnh phúc và đừng làm bất cứ điều gì có thể làm huỷ hoại tổn thương đến hạnh phúc đôi lứa và gia đình. Và điều quan trọng hơn hết để có được hạnh phúc là phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau và tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc. Có được hạnh phúc đã là một điều khó khăn, nhưng giữ hạnh phúc cho được lâu bền lại càng là một điều khó khăn hơn.

Đó là tất cả ý nghĩa mà chúng ta có thể nhận ra được từ : Chuyện người con gái Nam Xương..

Bình luận (0)
Hạnh Mỹ
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Quỳnh
Xem chi tiết
Huong San
27 tháng 7 2018 lúc 20:11

membership là gì dạ? :V

Bình luận (1)
Lê Dung
27 tháng 7 2018 lúc 20:18

là cái gì á? :v

Bình luận (1)
Lavender
27 tháng 7 2018 lúc 23:43

Tùy thôi, người ta thích thì post k thì thôi :v Chả ai ép =)

Bình luận (1)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Đạt Trần
26 tháng 7 2018 lúc 10:53

Chúc mừng :V

Có chuyện Thú Zị nhẻ :V

Bình luận (4)
Trần Diệu Linh
26 tháng 7 2018 lúc 10:54

yeu yeah, đc giải nhì

mừng ghê:)

Bình luận (4)
Thời Sênh
26 tháng 7 2018 lúc 10:58

Chúc mừng mấy bạn nha !

cái bạn @Nguyễn Thị Ngọc Bảo đúng là " thật thông minh"

Bình luận (4)
Nguyễn Trần Gia Hân
Xem chi tiết
Thời Sênh
25 tháng 7 2018 lúc 16:52

Tham khảo :

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà...". Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm...". Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,... tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòngSông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê... Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: "Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học...", hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này...

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: " Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chu thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui..."- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má....

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Huyền
26 tháng 7 2018 lúc 14:43

Từng đợt gió thổi như quất vào người tôi. Kéo lại chiếc cổ áo, tôi co người lại. Đang bước vào nhà bỗng có tiếng “choang” từ nhà bên vọng sang. Tiếng đổ vỡ đó làm tôi thấy lạnh thêm. Nó gợi lại trong tôi một kĩ niệm đáng nhớ trong tuần qua.

Hôm đó là một ngày rét nhất trong tuần. Buổi sáng, bố mẹ đi làm chỉ còn mình tôi với con Cún ở nhà. Mẹ có dặn tôi phải rửa ấm chén cho sạch rồi dọn nhà cửa. Từ trên giường lăn xuống đất tôi rét run lên cầm cập. Cún từ trong buồng ngoe nguẩy đuôi chạy ra nhảy lên lòng tôi. Tôi âu yếm vuốt ve nó. Đó là một con chó rất đáng yêu. Mùa hè mỗi khi tôi đi học về muộn lại thấy chú đứng ở cổng vẻ rất “sốt ruột”. Ớ nhà bao giờ cũng chỉ có mình tôi và nó nhưng mà vui đáo để. Nó thường nô đùa VỚI tôi. Hiếm có một con chó nào thông minh như nó. Cún quấn lấy chân tôi, chạy theo tôi ra cửa. Chờ tôi đánh răng rửa mặt xong, nó lại theo chạy theo tôi ra cửa. Chờ tôi đánh răng rửa mặt xong, nó lại theo tôi vào. Nó quấn quít với tôi suốt cả ngày. Hôm đó, tôi lại lôi đồ hàng ra, nó ngoan ngoãn nằm xuống bên cạnh. Tôi bắt đầu lôi vải ra may cho nó một cái nơ. Loay hoay suốt cả buổi sáng tôi mới làm xong. Tôi cẩn thận buộc vào cổ cho nó, trông nó lúc này thật ngộ nghĩnh. Nó vui mừng ra mặt. Tôi với nó nô đùa mãi cho tới khi mệt lử. Liếc nhìn đồng hồ tôi giật mình: đã 10 giờ rồi. Mẹ sấp về. Tôi vội vàng thu dọn nhà cửa. Lúc đó Cún nằm ngoan ngoãn cho tôi dọn. “Á! Còn rửa cốc chén”, tôi chợt nhớ. Vội vàng, tôi chạy xuồng múc nước lên. Con Cún tưởng tôi đùa, nó cũng chạy theo đùa giỡn. Tôi bực lắm, cố đuổi nó ra, nhưng tưởng tôi đùa nó lại tiếp tục nhảy lên. Đang rửa, tôi quay ra định vụt nó nhưng tay lại lôi chiếc khăn trải bàn. Thế là “choang” – một chiếc đĩa rơi xuống. Tôi sợ quá, cúi nhìn. Chiếc đĩa bằng pha lê rất quý do ông nội tôi để lại. Sợ quá tôi đã khóc. Con Cún trông thật tội nghiệp. Nó cúp tai xuống nằm im. Lúc đó tôi nhìn nó mà chỉ muốn đánh nó thật nhiều.

– Hoa ơi! Mở cửa cho mẹ với! Tôi lo lắm, đầu rối bời lên. Tôi từ từ ra mở cửa cho mẹ. Trông thấy tôi giàn giụa nước mắt, mẹ hỏi:

– Con làm sao vậy?

– Dạ… dạ… cái đĩa pha lê bị… v… ỡ.

– Sao? Ai làm vỡ? Giọng mẹ tôi nghiêm lại. Không kịp suy nghĩ, tôi trả lời:

– Con… Cún.

Dắt xe vào nhà, mẹ tôi lấy cán chổi đánh con Cún. Tôi thấy thương nó quá mà không làm gì được. Tại tôi cơ mà? Ánh mắt nó ngơ ngác như muốn hỏi tôi: “Tại sao mẹ lại đánh em? ”.

– Tôi nhốt nó ngoài sân.

– ơ mẹ… ơi… đừng…

– Đừng cái gì? Cho vào trong nhà để nổ phá à! Tôi biết mẹ rất giận bởi vì cả bộ đĩa có năm cái. Trước khi mất, ông để lại cho mỗi gia đình một chiếc và dặn bố:

– Cố gắng giữ đủ nghe con! Thế mà tôi đã làm vỡ. Cả ngày hôm đó tôi cứ thấy trong lòng day dứt, bồn chồn. Con Cún không nô đùa như mọi ngày nữa, nó nằm im, mắt buồn buồn. Nó nhìn tôi với ánh mắt rất lạ. Đêm hôm đó, trời rét như cắt da cất thịt. Gió từng trận ào ào quật vào lá chuối. Tôi đã xin nhưng mẹ bảo:

– Con không biết mẹ buồn thế nào đâu? Tôi lẳng lặng lên giường nằm. Tôi không thể nào nhắm mắt nổi. Tiếng con Cún sủa ầm ĩ, nó cào cửa đòi vào. Chắc nó rét lắm! Nhớ lại ánh mắt nó, tôi thấy mình có lỗi vô cùng. Tôi ôm lấy mẹ khóc:

– Mẹ ơi! Hãy tha lỗi cho con!

– Có chuyện gì vậy?

– Mẹ từ tôn hỏi.

– Mẹ ơi, nếu con có lỗi mẹ có tha thứ cho con không?

– Sao lại không hả con? Giọng mẹ vẫn dịu dàng làm tôi bôi rối. Tôi kể hết cho mẹ nghe.

– Mẹ ơi, mẹ cứ đánh con đi nhưng mẹ đừng để Cún ở ngoài.

– Con ạ, chuyện gì đã xảy ra thì cứ để cho nó trôi qua. Mẹ không giận con đâu, con biết lỗi vậy là tốt, con ạ! Mẹ đứng dậy ra mở cửa. Còn tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn. Bật đèn, tôi bước xuống giường. Con Cún đi vào, người nó run, lạnh cóng. Tôi ôm nó vào lòng ủ ấm.

– Cún ơi, hãy tha lỗi cho tao nhé! Rồi tôi cùng mẹ đốt lò sưởi ấm cho nó. Trong ánh lửa tôi thấy ánh mất nó sáng lên, cái đuôi ngoe nguẩy, đầu nó dụi dụi vào lòng tôi. Đưa tay tôi vuốt ve bộ lông mượt của nó. Đôi mắt nó lim dim mơ màng.

Bình luận (0)
ễnnguy Hùng
Xem chi tiết
Thời Sênh
25 tháng 7 2018 lúc 15:17

a) Mùa xuân của tôi –Mùa xuân Bắc Việt. Mùa xuân của Hà nội là mùa xuân có mưa diu diu , gió lành lạnh có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh ,có tiếng trống chèo vọng lại từ thôn xóm xa xa có câu hát quê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

Điệp ngữ : Mùa xuân => Tình yêu giữa con người và thiên nhiên mùa xuân là một quy luật, một điều tất yếu

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Huyền
25 tháng 7 2018 lúc 15:44

Điệp: Mùa xuân

=> Đó là một tình yêu vô cùng tự nhiên, xuất phát từ mỗi người, hầu như ai cũng có.

Bình luận (0)
luong nguyen
25 tháng 7 2018 lúc 15:58

điệp ngữ: mùa xuân

Ý nghĩa: nhấn mạnh tình yêu của con người đối với thiên nhiên mùa xuân , qua đó chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên xuất phát từ mỗi con người trong chúng ta.

Bình luận (0)
Hà Mỹ Hằng
Xem chi tiết
Đạt Trần
24 tháng 7 2018 lúc 22:23

Gợi ý:

– Nghệ Thuật “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người”: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực; người nghệ sĩ lấy chất liệu sáng tác từ đời sống hàng ngày.

– Văn nghệ “tạo được sự sống cho tâm hồn người”, “mở rộng khả năng của tâm hồn”: văn học, nghệ thuật giúp đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú hơn, làm giàu có thêm tâm hồn với những tình cảm vui – buồn, yêu thương – căm giận… “Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. Văn nghệ góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp thế giới tinh thần của người thưởng thức, tiếp nhận. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" (Hoài Thanh)

Bình luận (0)
Vũ Trung Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
25 tháng 7 2018 lúc 15:37

1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình…
- Thúy Kiều:
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:

* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.

Mk ngu kẻ bảng :) Với lại mậy cái hình tượng đa phần giống nhau, Ở *1 thì là sự giống nhau, còn *2 là sự khác nhau

Bình luận (2)
kamisupreme_kk
Xem chi tiết
Vũ Trung Đức
24 tháng 7 2018 lúc 21:28

Guiltykamikk CTV Trả lời 1 Đánh dấu

48 phút trước (20:37)

Tại đại hội lần thứ 9 liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 9/1/2016 , tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu : " Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ ... Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da "

Em hiểu ý kiến trên như thế nào :> qua việc phân tích tác phẩm " Chiếc lược ngà " hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .

Câu hỏi tương tự Đọc thêm Báo cáo Ngữ Văn lớp 9 MMS_Hồ Khánh Châu 42 phút trước (20:43)
Báo cáo sai phạm

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.

Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.

Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.

Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.

Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.




Đúng 0 Sai 0
Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 2 2019 lúc 12:48

1. Giải thích ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công chúng: Tác phẩm văn học, nghệ thuật chỉ thực sự có giá trị khi nó làm cho người đọc thấy rung cảm, xúc động và đánh thức ở họ những tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ: Quý trọng nghề nghiệp và có bản lĩnh của người sáng tạo, có tình cảm nhân văn cao đẹp đặc biệt là tình thương yêu con người => những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ. Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống: Nhiệm vụ của nhà văn là phải sáng tạo nên những tác phẩm văn học có giá trị hiện thực. Làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da: Bạn đọc sau khi thưởng thức tác phẩm có những rung cảm sâu sắc với những vấn đề của hiện thực cuộc sống được nhà văn phản ánh trong tác phẩm. => Ý kiến trên đã khẳng định vai trò và nhiệm vụ quan trọng của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật nhằm tạo ra những tác phẩm văn học có sức lay động lòng người và mang giá trị hiện thực sâu sắc.

2. Phân tích tác phẩm Chiếc lược ngà để làm sáng tỏ ý kiến trên.

a. Truyện ngắn Chiếc lược ngà (1966) là một tác phẩm có giá trị, có sức lay động trái tim độc giả.

* Nhà văn đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh.

Tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha: Bé Thu là con gái đầu lòng cũng là đứa con duy nhất của ông Sáu. Em sống thiếu vắng người cha từ khi chưa đầy một tuổi. Sau hơn bảy năm xa cách, cha con mới được gặp lại. Tình thương cha của bé bộc lộ qua hai tình huống: Tình huống thứ nhất: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha. Tình huống thứ hai: Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ông Sáu là cha. Tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu: Ông Sáu là người cha có tình thương con rất sâu nặng. Tình thương ấy bộc lộ qua hai tình huống: Tình huống thứ nhất: Tình cảm của ông Sáu khi gặp lại con sau hơn bảy năm xa cách (Thí sinh phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con khi xuồng cập bến, trong những ngày nghỉ phép, lúc chia tay). Tình huống thứ hai: Tình yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc khi ông ở khu căn cứ: Day dứt ân hận vì đã đánh con, nhớ lời dặn của con ông dồn hết tâm trí và công sức để làm chiếc lược ngà, chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, trước lúc hi sinh ông đã nhờ người bạn chiến đấu của mình trao lại chiếc lược ngà cho con gái...

* Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm có giá trị còn bởi từ khi ra đời cho đến nay các thế hệ độc giả vẫn không thôi hành trình đồng sáng tạo với nhà văn. Tác phẩm đã góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và đánh thức ở nhiều thế hệ học sinh những phẩm chất, tình cảm cao đẹp: Thí sinh nêu được một (một số) ý kiến của độc giả bàn về sức sống của tác phẩm Chiếc lược ngà.

Ví dụ:

Ngày ấy, mình đang là cậu học sinh cấp 3, đã từng đọc truyện ngắn "Chiếc 4 lược ngà", rất ấn tượng với văn phong Nam bộ, với cuộc kháng chiến vừa qua, thể hiện trong truyện ngắn này. (nhà văn Bùi Anh Tấn) Bông cẩm thạch vẫn tươi Mùa gió chướng/Người quê hương luôn nhớ Chiếc lược ngà. (Câu đối tại đám tang nhà văn ngày 13/2/2014) Điều duy nhất mà chúng tôi muốn nói trước khi đọc Chiếc lược ngà, đây là một tác phẩm viết về chiến tranh. Vì vậy, người đọc cần đặt mình trong bối cảnh của câu chuyện. Và hãy đừng quên rằng đã một thời Việt Nam chìm trong tiếng súng. Lịch sử sẽ phán xét về cuộc chiến tranh này. Nhưng giá trị nghệ thuật và lịch sử của những tác phẩm văn học thì luôn vĩnh hằng với thời gian. (Trần Thanh Phong)

b. Tác phẩm "Chiếc lược ngà" có giá trị hiện thực, khiến độc giả sau khi gấp sách lại vẫn cảm nhận được cuộc sống, không khí nóng bỏng của thời đại như đang diễn ra trước mắt.

Phản ánh chân thực cuộc sống, cuộc chiến đấu của con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ. Hiện thực về những tội ác mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho đồng bào Nam Bộ nói riêng và nhân dân ta nói chung. Hiện thực về vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình đồng đội...

=> Giúp độc giả hiểu hơn về cuộc chiến tranh và con người Việt Nam trong chiến tranh.

c. Nguyễn Quang Sáng đã sáng tạo nên truyện ngắn có giá trị này bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ.

* Trách nhiệm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng:

Sáng tạo hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung tác phẩm: Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí; xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp; miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu; ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ. Đóng góp mới mẻ: Trong khi các nhà văn cùng thời thường viết về những con người lí tưởng hiện ra giữa chiến trường lửa đạn thì nhà văn lại hướng ngòi bút của mình ca ngợi tình cảm cha con trong chiến tranh đầy cảm động. Làm tròn sứ mệnh của một nhà văn trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh: Nhà văn là chiến sĩ, trực tiếp cầm súng chiến đấu và viết nên tác phẩm từ những trải nghiệm thực tế của mình.

* Tấm lòng, trái tim của nhà văn Nguyễn Quang Sáng:

Ông rất am hiểu tâm lí trẻ thơ, có tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ. Trân trọng và ngợi ca những tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh. Căm ghét chiến tranh bởi chiến tranh đã gây ra bao đau khổ, mất mát cho con người... Viết truyện ngắn này tác giả muốn khẳng định: Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam (lòng yêu nước nồng nàn, lí tưởng sống, chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tình đồng chí; tình cảm gia đình, tình cha con thắm thiết, sâu nặng, bất tử) mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. "Câu chuyện viết về tình cha con của những người kháng chiến, những người cách mạng. Nhưng đó cũng là tình phụ tử muôn đời. Truyện không dài, tình tiết không li kì, tư tưởng cũng không phức tạp. Nó chân thực và giản dị, vì thế mà cảm động. Ấy là cốt cách của một truyện hay". (Chu Văn Sơn ).

3. Đánh giá chung.

Ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn đúng đắn và có thể được coi là ngọn nến soi đường cho các văn nghệ sĩ hôm nay và mai sau. Bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người cầm bút và những nhận thức về thực tế cuộc sống, Nguyễn Quang Sáng đã làm nên một Chiếc lược ngà có sức lay động bạn đọc nhiều thế hệ, có giá trị hiện thực sâu sắc. Bạn đọc phải biết trân trọng sản phẩm sáng tạo của nhà văn, có tình yêu tha thiết với cái đẹp, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận, chủ động và sáng tạo khi tiếp nhận tác phẩm ... để có những phát hiện mới về tác phẩm trên tầm cao của kiến thức, của tình yêu, say mê và rung cảm mãnh liệt đối với văn chương, đáp ứng được mong mỏi của các nhà văn "Viết ngắn thôi, nhưng cuộc sống phải dài!" (Nguyễn Minh Châu).
Bình luận (0)
kamisupreme_kk
Xem chi tiết
Vũ Trung Đức
24 tháng 7 2018 lúc 21:26
TẠO CÂU HỎI MỚI Guiltykamikk CTV Trả lời 1 Đánh dấu

48 phút trước (20:37)

Bình luận (0)
Vũ Trung Đức
24 tháng 7 2018 lúc 21:27

Guiltykamikk CTV Trả lời 1 Đánh dấu

48 phút trước (20:37)

Tại đại hội lần thứ 9 liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 9/1/2016 , tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu : " Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ ... Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da "

Em hiểu ý kiến trên như thế nào :> qua việc phân tích tác phẩm " Chiếc lược ngà " hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .

Câu hỏi tương tự Đọc thêm Báo cáo Ngữ Văn lớp 9 MMS_Hồ Khánh Châu 42 phút trước (20:43)
Báo cáo sai phạm

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.

Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.

Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.

Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.

Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.




Đúng 0 Sai 0
Bình luận (3)
Vũ Trung Đức
24 tháng 7 2018 lúc 21:44

Về dự Đại hội gần 500 đại biểu của 63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước và 10 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, đại diện cho hơn 40.000 văn nghệ sĩ thuộc các chuyên ngành văn học, nghệ thuật. Đại hội vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2010-2015 cho biết trong 5 năm qua phát huy tinh thần dấn thân, nhập cuộc trong kháng chiến, đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước đồng hành mạnh mẽ cùng dân tộc, phấn đấu vì lợi ích tối cao của dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện về sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu, lý luận, phê bình, quảng bá tác phẩm, xây dựng hội, bồi dưỡng tài năng trẻ và hội nhập sâu rộng với thế giới.

Tổng Bí thư và các văn nghệ sĩ dự đại hội

Nhiều tác phẩm miêu tả chân thật và cảm động khát vọng to lớn và sâu xa của nhân dân ta rũ bỏ nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, bình an, hạnh phúc. Văn học đã trở lại các đề tài về lịch sử; mạnh mẽ lên tiếng trước những vấn đề thuộc về đạo đức xã hội, phê phán, lên án, cảnh báo mọi người về biểu hiện thoái hóa đạo đức, lối sống, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ nhân phẩm con người.

Văn nghệ sĩ cũng dâng lên một cao trào sáng tác góp phần cùng cả nước kiên quyết bảo vệ chủ quyển biển đảo, lãnh thổ của Tổ quốc.

Với phương châm “Đổi mới phương thức hoạt động, chuyển mạnh sang hỗ trợ chiều sâu, đặc biệt coi trọng chất lượng và hiệu quả sáng tạo”, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ 2016-2021 là xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng, đề cao trách nhiệm công dân và tính tích cực xã hội, đồng hành mạnh mẽ cùng dân tộc, vì lợi ích tối cao của dân tộc, không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những đóng góp, cống hiến to lớn đối với đất nước của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà, của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, bằng những hoạt động nghệ thuật phong phú, đội ngũ văn nghệ sĩ và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào những thành quả quan trọng của đất nước. Lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã có nhiều đổi mới và tiến bộ.

Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, anh chị em văn nghệ sĩ vẫn tận tuỵ với công việc, ngày đêm say mê sáng tạo, miệt mài nghiên cứu, sáng tác.

Tổng Bí thư phát biểu chỉ đạo đại hội.

Các tác phẩm, ấn phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, tăng đáng kể về số lượng và chất lượng. Quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng, không khí dân chủ được mở rộng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức cho văn nghệ sĩ, hội viên, nhất là các tài năng trẻ, văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số được quan tâm...

Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ lĩnh vực văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước ta còn một số hạn chế cần khắc phục.

Đó là, còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực đất nước trong các thời kỳ lịch sử trước đây và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay.

Công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn thụ động, thiếu tính chiến đấu, tính định hướng. Quản lý lĩnh vực văn hoá, văn học, nghệ thuật hiệu quả chưa cao. Một số văn nghệ sĩ chưa nêu cao trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp; ít bám sâu, bám chắc vào thực tế đời sống xã hội, nhất là những địa bàn, những lĩnh vực mũi nhọn, vùng biên cương, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc để phản ánh và khám phá hiện thực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị thời gian tới Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về "xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước", đặt nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách; Thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khoá X về "xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới"; kịp thời triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trước hết là những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Tổng Bí thư chụp ảnh lưu niệm với đoàn Chủ tịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hơn lúc nào hết, văn học, nghệ thuật nước nhà phải đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác tư tưởng, văn hoá của Đảng. Công chúng, bạn đọc mong muốn có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật phản ánh chân thực, sâu sắc cuộc sống, con người, đất nước Việt Nam, khẳng định những giá trị to lớn, những điều tốt đẹp, nhân văn, đấu tranh không khoan nhượng với cái ác, cái xấu trong xã hội; phấn đấu làm cho mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thật sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục vụ đất nước và nhân dân.

Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da.

Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, những sáng tác văn học, nghệ thuật cần góp phần bồi đắp, nâng cao tư tưởng, tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống của người Việt Nam; khơi dậy ở mỗi con người lòng tự hào dân tộc; lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào lý tưởng và đường lối của Đảng.

Các hoạt động văn học, nghệ thuật mang đến cho nhân dân những tình cảm và tiếng nói nhân nghĩa, tri âm, động viên, cổ vũ con người tự hào và phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, cùng nhau hướng tới mục đích chung, xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam thực sự là mái nhà chung cho các hội văn học, nghệ thuật cả nước; là nơi tập hợp, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước sáng tạo, nghiên cứu, phê bình, định hướng thẩm mỹ và năng lực thụ hưởng văn hoá cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ; xây dựng tổ chức hội vững mạnh, vừa quan tâm giáo dục hội viên và toàn thể văn nghệ sĩ trau dồi bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, không ngả nghiêng, dao động, không bị lôi kéo trước cái xấu, cái sai trái; cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cấp uỷ đảng, chính quyền cần quan tâm sâu sắc, tập trung tháo gỡ các khó khăn, các bất cập về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Liên hiệp hội, các hội chuyên ngành và của anh chị em văn nghệ sĩ.

Gửi lời thăm hỏi chân tình và lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả anh chị em văn nghệ sĩ cả nước, Tổng Bí thư tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp và những kinh nghiệm phong phú đã tích luỹ được, đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả là người nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng.

Sau Đại hội lần thứ IX của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hội, các hội thành viên ngày càng vững mạnh, khởi sắc, hiệu quả; đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà có thêm nhiều tiến bộ và thành công.

Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã bầu Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khóa IX./.

Bình luận (2)