Văn bản ngữ văn 9

Huỳnh Thị Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Ngô Võ Thùy Nhung
30 tháng 1 2016 lúc 11:24

Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...  

Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.  

Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ.. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.

... Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.  

Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.  

Tôi nhận ra ràng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn dán buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.

 

 

 

Bình luận (0)
Lê Thanh Phương
30 tháng 1 2016 lúc 11:25

Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu nhày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em.

Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng , trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại.

Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghĩ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu đái nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn. Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên.

Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé củng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong chãm nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng hợ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thắm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thấp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một sị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoan chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi.

Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay… toàn là món khoải khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghĩ ngơi thư giản. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài bà em là bà nội, bà Tư, bà Tám… liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa.

Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở cồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắt qua sông Càng Long chơi; hít thở không khía trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp…

Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu.

Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ - dầm mưa dãy nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Quang
30 tháng 1 2016 lúc 11:25

Đã sắp bước sang mùa xuân, không khí có vẻ rộn ràng, náo nhiệt hơn. Ở nhà em, ai cũng nô nức chuẩn bị mọi thứ, từ quần áo, đến mâm quả, trái cây, tất cả đều được chuẩn bị đầy đủ, nhà cửa cũng được quét dọn sạch sẽ, sáng sủa hơn. Nhưng việc làm không thể thiếu đó là đi thăm mộ của bà em – Người đã khuất cách đây ba năm.

Theo tục lệ của người Kinh thì tảo mộ thường diễn ra vào ngày 20.12 còn gọi là “Thanh minh”, gia đình em cũng theo tục lệ ấy, đi thăm mộ của người thân. Sáng hôm ấy, ba mẹ em đều chuẩn bị đầy đủ: trái cây, nhang thơm, dao, giấy tiền vàng bạc, không thiếu món nào cả. Ba mẹ giục em chuẩn bị nhanh để kịp tảo mộ với những người khác. Trên đường đi ra mộ, em cảm nhận được không khí mùa xuân đã rất gần. Buổi sáng hơi lạnh, sương còn đọng lại trên cây, không gian còn đọng lại cảnh mùa đông và trong lòng em còn đọng lại hình ảnh của người bà kính yêu. Ngoài đường, xe cộ tấp nập, người đông, chen chút nhau. Ai nấy đều chuẩn bị những đóa hoa cúc, vạn thọ, nhang đèn, chác cũng đi viếng mộ giống gia đình em. Mọi người đi không bao xa thì tới nơi. Ngôi nhà mộ của bà em không lớn nhưng rất trang trọng và còn rất mới. Cảnh vật quanh đây có vẻ lạnh hơn, xung quanh ngôi mộ của bà em còn có những ngôi mộ khác, cũng có nhiều người đang tảo mộ của người thân mình nhưng cũng có nhiều ngôi mộ không được ai viếng thăm. Cảnh vật xung quanh toàn cây, cây tỏa bóng mát cho những ngôi mộ. Xung quanh những ngôi mộ màu trắng, có những cây cỏ, bụi rậm chen chút nhau mọc quanh nó, do không có người viếng thăm. Đang nhìn ngắm cảnh vật ấy thì mẹ bảo em lại mộ của bà để thắp hương. Giống như những ngôi mộ khác, mộ của bà em cũng có cỏ mọc xung quanh, cây cao hơn. Bụi bám đầy trên mộ và nền mộ, trên cả tấm bàn thờ của bà em. Mẹ em quét bụi, dọn dẹp xung quanh, còn ba em thì làm cỏ xung quanh. Thắp hương xong, em cùng mẹ em làm cỏ quanh mộ. Cây cỏ rất khó nhổ lên như bám chắc vào đất, mọc đã lâu ngày. Ba em dùng dao chặt rất mạnh mới lên được. Một giờ sau, sau khi làm cỏ xong, ngôi nhà mộ lại trở nên sáng sủa, sạch đẹp hơn hẳn. Em cầm nhang cắm xung quanh nhà mộ, mẹ thì bày mâm quả trái cây ra cũng, ba đốt giấy tiền vàng bạc. Hương khói nhang bay nghi ngút, phủ đầy một không gian lạnh lẽo. Trong không gian mờ mờ ấy, em cảm nhận như có hình ảnh hiền từ của người bà hiện ra, cười với em. Ba bảo em nên đi thắp hương cho những ngôi mộ khác. Thắp hương xong, gia đình em đứng trước mộ bà một chút rồi về. Lúc ra về, em còn nhìn lại ngoi nhà mộ của bà, như không muốn về, em muốn nói với bà: “Bà ơi, cháu rất nhớ bà, cháu có thể mong được gặp bà trong những giấc mơ”.

Sau buổi đi thăm mộ ấy, em cảm nhận được như đã gặp lại người bà, buổi đi thăm để lại cho em nhiều điều đáng nhớ, giúp em khơi dậy hình ảnh người bà hiền từ, dịu dàng trong tâm trí em. Em ước bà có thể sống lại, sống với gia đình em như ngày xưa.

 

 

 

Bình luận (0)
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
30 tháng 1 2016 lúc 11:17

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Thu Hiền
30 tháng 1 2016 lúc 11:18

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

 thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Hồng
30 tháng 1 2016 lúc 11:18

Cầm đề bài tập làm văn trong tay, tôi thật sự lo lắng vì không biết làm bài tập đó như thế nào. Cô giáo cho đề bài Kể về bà của em và hẹn ngày mai phải nộp. Bà tôi ra đi từ lúc tôi chưa lọt lòng mẹ nên bà tôi ra sao, tính tình thế nào, giọng nói ra làm sao,… tôi đều không biết. Cơn gió thổi nhè nhẹ, bầu trời trong xanh, ngồi trước bàn học tôi cứ miên man suy nghĩ đến hình phạt mà bố mẹ sẽ dành cho tôi khi bị điểm kém. Thế rồi, không biết từ lúc nào, tói ngủ thiếp đi mất và có một giấc mơ tuyệt đẹp. Trong mơ, tôi thấy mình được gặp lại bà và được nghe bà kể rất nhiều chuyện mà tôi chưa biết.

Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở trong ngôi nhà của bà ngày trước. Tất cả đồ đạc đều gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Ngoài sân có một bóng người gầy gầy, xương xương, lưng cũng đã còng thế nhưng dáng vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Tôi chạy vội ra sân và không biết đó là ai. Nghe thấy tiếng chân chạy, người đó quay lại. Điều bất ngờ nhất là khi quay người lại, tôi chợt reo lên vui sướng: Bà, bà ơi. Đúng, đó là bà tôi, người bà mà tôi luôn yêu quý cho dù chưa một lần gặp mặt. Tôi chỉ biết bà qua tấm ảnh mà bố cho tôi xem. Bà thấp, nhỏ người, khuôn mặt rạn vết chân chim của bao thời gian vất vả. Đôi mắt đã không còn vẻ sáng ngời mà nó đã trở nên mờ nhoà. Mái tóc bà bạc trắng, được vấn lên gọn gàng. Khi nghe thấy tiếng reo của tôi, bà xoa đầu tôi và bảo: Vào trong nhà đi cháu, ngoài này nắng to lắm., vào đi không lại ốm. Giọng bà mang đậm chất của quê tôi – vùng quê Nam Định nhưng ấm áp lạ lùng. Tôi ngoan ngoãn nghe theo lời bà, chạy vào trong nhà. Một lát sau, bà cũng vào và bảo: Lâu lắm rồi cháu mới về chơi với bà được một hôm nhỉ? Tôi cười và nói: Cháu cũng muốn về lắm nhưng chẳng có thời gian. Bà cười hiền từ, đôi mắt nhìn tôi âu yếm: Cô học cho giỏi rồi sau này bà sẽ lên chơi với cháu thường xuyên hơn . Tôi dựa đầu vào vai bà mà cảm thấy trong lòng mình một niềm vui khôn xiết. Giọng bà chợt ngậm ngùi: Thời gian trôi qua nhanh thật, mới ngày nào còn bé tí cứ khóc suốt ngày nhưng được cái nhanh nín. Thế mà bây giờ đã… Bà bỏ lửng câu nói rồi thở dài. Tôi bỗng thầm ước mình có thể bé đi được để bà có thể dẫn đi chơi, được bà mua kẹo cho sau mỗi lần bà đi chợ về. Nước mắt tôi chợt chảy ra giàn giụa. Bà cười, lau nước mắt cho tôi rồi nói: Lớn tướng rồi mà còn khóc nhè như trẻ con thế. Tôi ôm chặt lấy bà mà thấy chưa bao giờ hạnh phúc như lúc này.

Suốt cả ngày hôm đó, tôi cứ bám lấy bà như cái đuôi. Bà đi xuống bếp tôi cũng di theo, bà ra vườn tôi cũng chẳng rời nửa bước, ớ ngoài vườn, cây cối xum xuê, trĩu trịt quả. Tôi với một quả ổi, gặm thấy ngon hơn những quả ổi mà mẹ mua ở chợ. Bà cười nheo nheo mắt và nói: Cả vườn cây này bà trồng dành cả cho cháu. Người ta cũng tới mấy lần muốn mua hoa quả đấy nhưng bù không muốn vì sợ cháu về lại không có cái gì ăn… Hơn lúc nào hết, tôi cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc đó tôi chỉ muôn nói thật to: Bà ơi, cháu yêu bà lắm nhưng lại thấy nghẹn ngào không nói được thành lời. Trong lòng tôi, tôi chỉ muốn thời gian ngừng trôi để cho tôi luôn được sống trong sự chở che, yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc ăn cơm, bà chẳng ăn mấy, chỉ chăm chăm gắp hết cho tôi. Vừa gắp cho tôi, bà vừa nói: Món này bà biết cháu thích ăn nhất nên bà làm. Ăn nhiều vào cho chóng lớn.

Tôi ước rằng tuần nào mình cũng được gặp lại bà trong giấc mơ. Những người thân đã xa ta, có thể là xa mãi mãi nhưng họ vẫn luôn hiện hữu bên ta. Dù chỉ là trong những giấc mơ thì ta vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc, có một sự động viên, an ủi lớn lao. Bà ơi, bà có nghe thấy cháu nói gì không? Dẫu bà có ở chốn thiên đường hay hư vô cháu vẫn luôn muốn nói rằng: Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm! Bà sẽ mãi mãi là thiên thần hộ mệnh tuyệt vời và thân thương nhất của cháu!

 

Bình luận (0)
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
30 tháng 1 2016 lúc 11:12

Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033

Khánh thân mến!

Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không?

Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không?

Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.

Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường.

Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.

Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn ,cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe,... Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn , to hơn.

Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ.

Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn .

Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tôi xúc động đến tột cùng    - Thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi đây ư?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng ... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sư cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc.

Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy .

Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngữa , nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thấy ,từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động , rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.

Tớ chỉ viết đến đây thôi, Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống .

Bạn cũ của cậu!

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
30 tháng 1 2016 lúc 11:13

Hải Dương, ngày... tháng... năm

Tường Vi thân!

Chưa bao giờ nghĩ đến bạn mà mình thấy bồi hồi như lúc này. Bao nhiêu cảm xúc ùa về và mình biết khoảnh khắc này chỉ bạn mới có thể chia sẻ với mình. Hôm nay, mình về thăm ngôi trường cấp 2 thân yêu của chúng ta, sau hai mươi năm xa cách...

Cái nắng gay gắt của mùa hè vẫn còn vương lại dù đã là buổi xế chiều, những tia nắng vẫn đang mải đùa nghịch trên mấy tán cây, ngôi trường cũ hiện ra thân thương, quen thuộc và không còn vẻ nghiêm trang như hồi trước nữa... Mình lặng lẽ dạo quanh sân, ngắm nhìn từng vòm cây để cảm nhận sự khác biệt trong lòng cái khung cảnh đã từng quá thân thuộc này. Có lẽ, dù đã hai mươi năm xa cách, dù có bao lớp học sinh đến rồi lại đi, thì trường vẫn thế, vẫn chẳng thay đổi gì trong tâm hồn mỗi người, mãi mãi...

Nhìn đồng hồ đeo tay, đã đến giờ tan trường, mình tạm lánh vào một góc khuất - Tường Vi đoán xem, đó là chỗ nào? Cái gầm cầu thang mà chúng mình thường trốn ngày xưa khi chơi trò ú tim ấy! Nhắm mắt lại và mình cảm thấy như đang nghe bên tai ba hồi trống trường thân quen ngày nào. Mình tưởng tượng ra hình ảnh của lũ trẻ ùa ra từ các phòng học, chúng hồn nhiên gọi nhau, cãi nhau, ríu rít đùa nhau, nhí nhảnh như bọn mình hồi xưa... Màu áo trắng, sao mà nhớ thế! Chỉ một hai năm nữa thôi, ngày chia tay, chúng sẽ giống chúng mình ngày xưa, chìa lưng áo trắng cho nhau ghi dòng lưu bút...

Một lúc lâu sau, mình vẫn chưa muốn rời đi, mình tần ngần nhìn lại ngôi trường. Cả sân trường rợp bóng cây xanh, lặng lẽ với mùa hè đầy nắng vàng và ve sầu. Xa xa, nơi góc hồ nước, một cây me cao lớn trông tràn đầy sức sống. Mình chợt nhận ra đó chính là gốc me non tụi mình trồng năm nào, tự nhiên lại thấy bồi hồi. Bước dần lên cầu thang, mình tìm lại phòng học cuối tầng ba, nơi ngày xưa bốn mươi sáu quỷ sứ lớp mình từng trú ngụ. Đây rồi, lớp học đó, cá cái ban công quen thuộc đang ở ngay trước mắt, chờ mình bước vào và tìm kiếm lại hình ảnh của hai mươi năm trước. Chỗ ngồi cạnh cửa sổ bàn ba là của mình, nơi đã từng chứng kiến mình khóc, mình cười và cả khi mình nói chuyện riêng nữa. Còn cách đó hai bàn, là chỗ của bạn đó nhớ không? Cách xa như thế mà hai đứa còn nói chuyện riêng được thì thật tài!

Hôm ấy mình không gặp được thầy cô giáo cũ, chỉ còn thấy lại những kỷ niệm thuở học trò, những buổi ngồi truy bài dưới gốc cây phượng, những giờ kiểm tra gay cấn, hồi hộp đến toát mồ hôi... Tất cả đã rất xa mà cũng lại như vừa mới hôm qua.

Tường Vi ơi! Nhất định hôm nào chúng ta gặp nhau nhé! Biết rằng công việc của ai cũng bận rộn nhưng mình tha thiết muốn gặp bạn dưới những vòm cây của ngôi trường cũ yêu dấu này để ôn lại những ngày xưa!

Hẹn gặp bạn một ngày không xa.

              Thân ái!

            Bạn của cậu

        Nguyễn Thùy Linh

 

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Cơ
30 tháng 1 2016 lúc 11:13

Thái Nguyên, ngày.... tháng.... năm......

Linh thân mến!

Nhận được lá thư này của mình Linh bất ngờ lắm phải không? Ừ! Lâu lắm rồi còn gì.... Sau bao nhiêu năm mình mới lại ngồi vào bàn và viết thư cho Linh, cứ thấy lóng ngóng với cây bút và những gì muốn nói...

Linh bây giờ sao rồi? Chắc là Linh vẫn khoẻ và gia đình luôn tràn ngập trong tiếng cười và hạnh phúc phải không?

Mình nhớ thằng nhỏ Nam của Linh lắm đấy nhé, thằng bé thật ngoan ngoãn và đáng yêu. Lần cuối cùng gặp nó là hồi bọn mình chia tay để Linh vào Nam, cũng 12 năm rồi còn gì. Thằng bé lớn lên chắc bảnh trai lắm, nó học hành có tốt không Linh?

Còn mình thì vẫn khoẻ, cuộc sống vẫn ổn, ông xã chuyển công tác vì thế cả nhà lại chuyển về Thái Nguyên sinh sống rồi. Được sống trong bầu không khí quen thuộc và gần gũi của quê hương thật tuyệt Linh ạ.

Linh này! Linh có nhớ mái trường cấp 2 mà tụi mình từng học không? Chắc Linh chẳng quên được đâu nhỉ. Đó là nơi tụi mình đã gặp nhau và trở thành bạn thân thiết đến bây giờ, là nơi ấm áp yêu thương đã nâng cánh cho chúng ta trên con đường đời cơ mà! Năm nay con mình lại chuyển vào trường cũ học đấy! Thật là một sự trùng hợp diệu kì phải không Linh?

Linh à, 20 năm rồi mình mới quay lại trường đấy. Nhiều khi ngẫm lại thấy thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào mình còn nô đùa bên bè bạn, sống trong sự dạy bảo tận tình chu đáo của thầy cô,nay đã 20 năm rồi. Có lẽ mình ấn tượng nhất với trường là những kỉ niệm gắn với mùa hè. Có những mùa hè hân hoan vì được nghỉ ngơi sau 1 năm học tập, có những ngày hè lên trường lao động vui vẻ và ngày hè chia tay cuối cấp, phải xa thầy cô bạn bè, cả lớp A3 của mình ôm nhau khóc như trẻ con vậy. Mình cũng quay lại trường trong một ngày hè nắng chói chang và bầu trời xanh cao vời vợi. Có lẽ chính vì vậy mà những kỉ niệm ấy mới ùa về trong lòng mình.

Ôi, sao mới viết chưa được nửa bức thư mà nước mắt mình đã chực ùa ra thế này, lại mít ướt giống ngày xưa rồi,

Linh đừng cười mình nhé!

Trường mình bây giờ khác hồi chúng mình học nhiều lắm, những dãy nhà 2 tầng giờ đã là toà nhà 5 tầng cao đồ sộ với những thiết bị học tập được trang bị tối ưu. Thì dĩ nhiên, từ hồi bọn mình học trường đã là trường chuẩn quốc gia rồi còn gì. Bây giờ lớp nào cũng có máy chiếu, có máy tính, có bảng thông minh... Mình đã đi ngắm hết các lớp trong trường, vui lắm, nhớ lại bao nhiêu kỉ niệm. Mình nhớ, trước chúng mình chẳng thích học máy chiếu mãi còn gì. Những tiết học thật thú vị và bổ ích, giờ Văn thì vừa được nghe giọng đọc ấm áp, truyền cảm của cô, vừa được thảo luận thành nhóm thật thoải mái về những vấn đề mình quan tâm; giờ Hoá thì được xem thí nghiệm; giờ Lý thì được mắc mạch điện... nhiều trường khác còn phải ghen tị với học sinh trường mình cơ đấy.

Trường thì xây khác, nhưng những hàng cây xanh rợp bóng mát sau trường thì vẫn còn đó, hàng ghế đá vẫn còn đó ghi dấu bao hồi ức chẳng thể nào quên. Trong cái nắng hè, thấp thoáng rặng cây, những vườn hoa khoe sắc, trông ngôi trường thật hài hoà và đẹp lạ kì, nó rực rỡ, khang trang và luôn tạo cho mình cảm giác gần gũi, thân thương.

Trong lần này về thăm trường, mình đã gặp lại rất nhiều thầy cô dạy mình ngày ấy, cô giáo dạy Văn ngày xưa với những giờ học ấm áp yêu thương, đôi khi hơi nghiêm khắc nhưng đem đến cho chúng mình những bài học đối nhân xử thế, cách ứng xử, nói năng... giúp bọn mình sống tốt và sống có ích; thầy giáo dạy Lý với những giờ học về điện, đôi khi khó hiểu nhưng luôn cố giảng dạy thật kĩ; cô giáo dạy Sử với những tiết học thú vị về một thời quá khứ đã qua, khiến chúng mình thích thú nghe như nghe truyện cổ tích... Mình đã khóc đấy Linh ạ! Không ngờ bao nhiêu năm rồi, 35 tuổi, con trai lớn thế rồi... lại được gặp lại các thầy cô, lại được nghe các thầy cô gọi là "em", xưng "cô" thật trìu mến, thiết tha. Trong cái giây phút ấy mình chỉ biết nắm tay thầy cô mà nghẹn ngào nói không nên lời, vui lắm mà sao nước mắt cứ tuôn rơi. Các thầy cô cũng sắp về hưu rồi, nhưng vẫn còn khoẻ mạnh lắm Linh ạ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương học sinh thì dĩ nhiên là vẫn đầy ăm ắp trong trái tim rồi. Mình cũng không ngờ là các thầy cô vẫn còn nhớ mình đâu đấy. Bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, vậy mà cô Văn, cô Địa vẫn nhận ra mình và hỏi rằng "học trò cũ của trường à"... khiến mình thấy ấm áp lạ kì. Ừ, phải rồi, các thầy cô là những người trèo đò luôn hi sinh vì học trò cơ mà... Trong giây phút ấy mình thấy xấu hổ quá, chẳng biết lấy gì để tặng người đã từng dìu dắt từng bước đi....

Chắc Linh không tưởng tượng ra đâu. Nhưng đến giờ khi ngồi đây viết thư cho Linh, cái cảm giác bồi hồi xao xuyến trước mái trường bao năm mới quay lại, cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về  cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, lòng kính của học trò không nhiều nhưng chắc cũng 1 phần nào tri ân được công ơn của thầy cô phải không Linh?

Cũng lâu lắm Linh chẳng về Bắc rồi đấy, có thời gian thì về Linh nhé, thăm quê và thăm mái trường dấu yêu!

Thư chưa dài nhưng có lẽ là mình xin dừng bút ở đây! Chúc Linh và gia đình luôn mạnh khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. Chúc cho cháu Nam luôn được học tập trong một môi trường học tập tốt đẹp mà ở đó cây non có thể mọc thẳng, hoàn thiện từ ngoại hình cho tới nhân cách như mái trường cấp 2 chúng mình đã học tập và trưởng thành.

 

Bình luận (0)
Võ Hương Thơm
Xem chi tiết
Trần Hoàng Sơn
20 tháng 1 2016 lúc 9:13

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

DÀN Ý:

I. Mở bài: 
- Nêu một số hiện tượng xấu trong học sinh dẫn vào bạo lực học đường.
- Nhận định: là hiện tượng xấu, có nhiều tác hại
II. Thân bài: 
1. Giải thích: 
- “Bạo lực học đường” là gì?
- Nêu biểu hiện và thực trạng.
2. Bàn luận: 
a. Phân tích tác hại của bạo lực học đường:
- Nêu các ví dụ về bạo lực học đường.
- Tác hại với học sinh bị bạo lực và gia đình.
- Tác hại với học sinh gây ra bạo lực và gia đình.
b. Phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường:
- Nguyên nhân chính là do bản thân học sinh.
- Nguyên nhân khác: do gia đình và xã hội…
3. Đề xuất biện pháp khắc phục: 
- Nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lí, giáo dục học sinh.
- Bản thân học sinh không tham gia bạo lực học đường.
III. Kết bài: 
- Đánh giá chung về hiện tượng, cảm nghĩ chung.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
Trước hết, ta cần hiểu bạo lực học đường là gì? Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ, ngày 30/5/2012, tại trường THCS Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nữ sinh Lê Thị Thanh Trang học sinh lớp 9B, do mâu thuẫn với bạn cùng lớp là Phạm Thị Ngọc Ánh và Trần Thị Hoài, Trang mang dao đến trường, gọi Ánh và Hoài ra nói chuyện, rút dao đâm một nhát vào ngực Hoài, một nhát vào bụng Ánh. Hoài bị chết trên đường đi cấp cứu, Ánh bị thương nặng. Hay ở huyện Châu Đốc, Tiền Giang vào tháng 3/2012, một học sinh lớp 10 là Trần Thị Cẩm Thu đã đâm chết bạn học là Lê Thị Thu Thảo, sau khi đâm chết bạn, Thu còn thản nhiên gọt trái cây để ăn.
Từ cách giải thích và thực trạng trên, ta thấy bạo lực học đường để lại nhiều tác hại nghiêm trọng, khó lường. Đối với học sinh bị đánh, sẽ bị tổn thương về mặt thể xác, bị thương tích, tàn phế, thậm chí mất mạng; để lại di chứng về mặt tinh thần. Gia đình học sinh bị hại sẽ luôn lo lắng, tiêu tốn thời gian, tiền bạc, đau đớn hơn là mất con sau bao năm nuôi nấng, hi vọng. Về phía kẻ gây ra bạo lực, hậu quả cũng không kém phần đau lòng. Bị nhà trường đuổi học, bị vào vòng tù tội bị bạn bè xa lánh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người.
Bạo lực học đường gây ra tác hại nghiêm trọng, nên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực, phim ảnh bạo lực. Về phía gia đình cần quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống tâm tư tình cảm của con em mình, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Về phía học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Khi phát hiện vụ việc phải báo ngay với giáo viên hoặc người lớn tuổi để kịp thời ngăn cản và răn đe, giáo dục. 
Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Là học sinh, chúng ta cần hiểu rõ hậu quả của bạo lực học đường, không tham gia bạo lực học đường.
Tóm lại, bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường lành mạnh, tất cả hãy nói KHÔNG với bạo lực học đường.

Bình luận (1)
Khánh Huyền Nguyễn Thị
23 tháng 1 2016 lúc 17:57

I.Mở bài:

   Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

II.Thân bài:

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

III. Kết bài:

  Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

 

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
10 tháng 1 2018 lúc 20:52

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Bình luận (0)