Lớp Lưỡng cư - Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

Phan Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Linh Hà
3 tháng 9 2017 lúc 17:06

Các loài chim có kiểu bay vỗ cánh :

A : cú mèo, cú lợn, chim sẻ, gõ kiến, diều hâu

B : gà, công, chim sẻ, vịt, chim ưng, diều hâu

C : cú lợn, chim sẻ, chim ưng, diều hâu, Sáo

D : cú mèo, cú lợn, chim sẻ, gõ kiến, sáo

Bình luận (0)
NGUYỄN THỊ NGÀ
7 tháng 5 2017 lúc 8:12

D

Bình luận (0)
Phan Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Kelbin Noo
6 tháng 5 2017 lúc 20:34

D

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mi Mi
23 tháng 1 2018 lúc 5:16

D

Bình luận (0)
Hoàng Kha Ngô
16 tháng 1 2021 lúc 16:37

D

Bình luận (0)
Hồ Kim Trí
Xem chi tiết
Lolita
5 tháng 5 2017 lúc 12:46

Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Cho nên cá cóc tam đảo mới đc xếp vào lớp lưỡng cư.

Hình như là vậy mình không biết có phải không nhưng cũng chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Quỳnh
22 tháng 4 2017 lúc 21:16

câu 1Ếch là đại diện của bọn lưỡng cư, mà lưỡng cư bởi vì nó phải sống cả ở 2 nơi (nước và cạn). Nếu bạn học Sinh học lớp 7-8 rồi bạn sẽ thấy, các đặc điểm cấu tạo của ếch chỉ có thể cho phép nó sống được ở môi trường ẩm ướt.
(Ví dụ nhé: Về hệ hô hấp thì da và phổi, Phổi thì cho phép ở trên cạn được, da cũng vậy nhưng lại không thể lâu được vì nếu da khô thì khả năng thẩm thấu sẽ kém đi. Cấu tạo hình thái: đầu dạng tam giác, mắt ở phía trên cho phép bơi gần mặt nước mà vẫn nhìn được xung quanh..., Da nhờn giữ độ ẩm, giảm thoát hơi nước....)
- Ếch bắt mồi vì ban đêm có 2 lý do:
+ Một là, thức ăn của ếch là côn trùng, sâu bọ...mà các loài này hoạt động khá mạnh về đêm ở những nơi ẩm ướt (không có nghĩa là ngày chúng không hoạt động nhé).
+ Thứ 2 là mắt của ếch không nhìn được vật tĩnh (côn trùng hoạt động ở nơi ẩm ướt thì cũng giống như con người trở về nhà để sinh hoạt về chiều tối vậy thôi) và nếu bị chiếu sáng nó chịu luôn. (Khi đi bắt ếch, người ta muốn câu ếch có 2 cách: 1 là nhử móc câu cùng miếng mồi trước mặt ếch để nó đớp hay là kéo chạy miếng mồi đó - vì ếch chỉ nhìn mồi động, 2 là dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt nó rồi đưa móc vào dước cổ nó móc lên - mình đã đi bắt rất nhiều lần để lấy ếch nghiên cứu rồi)

Bình luận (0)
Phương Thảo
22 tháng 4 2017 lúc 20:44

Câu 1 : Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, hoạt động về đêm vì :
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Câu 2 :

Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.
Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần, ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng phổi và bằng da.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, tâm thất chứa máu pha. - Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài.
- Nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

Bình luận (1)
Trần Ngọc Định
22 tháng 4 2017 lúc 21:05

Câu 1: Vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, hoạt động về ban đêm? (cấu tạo ngoài và cấu tạo trong)

Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

Câu2: Nêu đặc điểm chung của lớp lưởng cư và vai trò

* Đặc điểm

- Lưỡng cư là động vật có xương sống .
-Thích nghi với đới sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Da trần ẩm ướt .
- Di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng phổi và da.
- Tim 3 ngăn ,2 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Sinh sản trong nước,thụ tinh ngoài.
- Nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.

* Vai trò

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

Bình luận (0)
Bảo Trân
Xem chi tiết
Phạm Tú Uyên
13 tháng 4 2017 lúc 14:47

Cóc nhà

Bình luận (0)
Phạm Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Linh Hà
3 tháng 9 2017 lúc 17:12

Đặc điểm nào giúp phân biệt lớp thú và lớp lương cư ???

*Lớp thú :

-là đv có xương sống,có tổ chức cao nhất
-mình có lông mao bao phủ
-tim 4 ngăn,2 vòng tuần hoàn,máu đi nuôi cơ thể là máu pha
-bộ răng phân hóa thành 3 phần : răng cửa,răng nanh,răng hàm
-bộ não phát triển biểu hiện rõ ở đại não và tiểu cầu não
-có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
-là đv hằng nhiệt

*Lớp lưỡng cư :

- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt

Bình luận (0)
Cô Chủ Nhỏ
30 tháng 3 2017 lúc 10:04

Đặc điểm nào giúp phân biệt lớp thú và lớp lương cư ???

- Lớp Thú có bộ lông mao bao phủ cơ thể, tim 4 ngăn, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là động vật hằng nhiệt còn Lớp Lưỡng Cư thì lại có da trần và ẩm ướt, tim 3 ngăn, có nòng nọc phát triển qua biến thái và là động vật biến nhiệt .

_mik nghĩ thế thoy á nha_

Bình luận (0)
Monkey D Luffy
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
26 tháng 3 2017 lúc 20:17
lưỡng cư êch ,sa giông ,kỳ nhông, cóc tía
bò sát cá sấu ,rắn ,rùa ,thằn lằn ,tắc kè
chim cú , sếu ,vẹt , cu cu , chim ruồi ,sẻ ,bói cá , hạc ,hải âu
thú chó , sư tử , hổ , gấu ,mèo ,..

Bình luận (1)
qwerty
26 tháng 3 2017 lúc 20:23

Lưỡng cư: ếch đồng, cá cóc Tam Đảo, ếch ương,............

Bò sát: Thằn lằn, cá sấu xiêm, rắn ráo,..........

Chim: chim bồ câu, đà điểu, chim cánh cụt,...........

Thú: ngựa, gorilla, kangaroo,..........

Bình luận (4)
Nguyễn Trần Thành Đạt
26 tháng 3 2017 lúc 21:05

- Lưỡng cư: ếch, nhái, cóc,...

- Bò sát: Cá sấu, thằn lằn,...

- Chim: đà điểu, diều hâu, gà, vịt, cú, cắt,..

- Thú: chuột túi, gấu túi, thú mỏ vịt, dơi ăn quả, cá voi xanh, hổ, báo, sóc, chuột đồng, khỉ, heo, ngựa,...

Bình luận (1)
Yurika Yuki
Xem chi tiết
Lộc Khánh Vi
19 tháng 3 2017 lúc 10:38

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp lưỡng cư đó alf:

- Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối đuôi nhọn về phía trước.

-Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.

-Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.

-Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ thông khoang miệng.

-Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt.

-Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.

-Là loại động vật biến nhiệt thích nghi với cả đời sống trên cạn và dưới nước.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
19 tháng 3 2017 lúc 9:58

- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt

Bình luận (1)
Trần Ngọc Định
19 tháng 3 2017 lúc 11:17

Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ lưỡng cư

- Đặc điểm cấu tạo ngoài: + Da khô, có vảy sừng bao bọc + Có cổ dài + Mắt có mi cử động, có nước mắt + Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu + Thân dài, đuôi rất dài + Bàn chân có 5 ngón, có vuốt

Bình luận (1)
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 1 2017 lúc 20:17

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ lưỡng cư có ích :

+ Cấm săn bắt và gây nuôi một số loài quý hiếm cần được bảo vệ (cá cóc Tam Đảo, ếch giun)

+ Bảo vệ môi trường sống của chúng

Bình luận (11)
trần châu
20 tháng 1 2017 lúc 20:29

Chúng ta cần làm để bảo vệ lưỡng cư có ích:

- Ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, phát triển chăn nuôi, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, mở rộng chăn nuôi.
- Cấm săn bắt bừa bãi, bảo vệ động vật quí hiếm.

- xây dựng các khu bảo tồn, vườn thú quốc gia,..

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 1 2017 lúc 21:26

+ Bảo vệ môi trường sống của chúng.

+ Đưa những lưỡng cư quý hiếm vào vườn quốc gia để chăm sóc, bảo vệ, phát triển nó.

+ Là học sinh thì phải học giỏi, nắm chắc kiến thức để tuyên truyền cho mọi người bảo vệ lưỡng cư.

Bình luận (0)
Rose in Garden
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
19 tháng 2 2017 lúc 12:36

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.
Hiện nay số lường cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế’ làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

~Chúc bn học tốt~hihi

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
19 tháng 2 2017 lúc 14:43

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng

- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 2 2017 lúc 15:43

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,… Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học. Hiện nay số lường cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế’ làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

Bình luận (0)