Các lớp Cá - Bài 31. Cá chép

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Đời sống

 

Cá chép

- Môi trường sống: sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông, suối).

- Đời sống:

+ Ưa vực nước lặng.

+ Ăn tạp: cá chép ăn các động vật như giun, ốc, ấu trùng, ... và thực vật thủy sinh.

+ Cá chép là động vật biến nhiệt, nhiệt độ không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước.

- Sinh sản:

+ Để trứng nhiều, số lượng lớn 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh.

+ Thụ tinh ngoài: cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng.

+ Trứng thụ tinh phát triển thành phôi.

Sinh sản của cá chép
Trứng được thụ tinh -> Phôi -> Cá con
@57199@@57205@

2. Cấu tạo ngoài

a. Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của cá chép

Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội:

- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân \(\rightarrow\) giảm sức cản của nước.

- Mắt không có mi, màng mắt cá tiếp xúc với môi trường nước \(\rightarrow\) màng mắt không bị khô.

- Vây cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy \(\rightarrow\) giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.

- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp \(\rightarrow\) giúp cá cử động theo chiều ngang.

- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân \(\rightarrow\) có vai trò như bơi chèo.

@64224@

b. Chức năng của vây cá

- Vây đuôi: đẩy nước làm cá tiến lên.

- Vây ngực và vây bụng: giữ thăng bằng và giúp cá bơi lên – xuống, rẽ phải – trái, bơi đứng, dừng lại.

- Vây lưng và vây hậu môn: giúp giữ thăng bằng theo chiều dọc.

 

@64227@@64228@