Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Những Điều nên làm trước...
Xem chi tiết
Phương An
29 tháng 5 2016 lúc 16:42

             Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc cùng với những đạo lí làm người được đúc kết từ biết bao kinh nghiệm quý giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại cho con cháu, trong đó có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói về lòng biết ơn của con người trong đời sống xã hội – một truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.

            Trong các câu tục ngữ quý báu của ông bà ta, đều có những hình ảnh so sánh, ẩn dụ vô cùng độc đáo và sâu sắc để từ đó làm nổi bật lên những lời khuyên, lời dạy bảo về đạo lí làm người và về những bài học trong cuộc sống. “Ăn quả” là hành động thể hiện sự hưởng thụ. “Nhớ” là trạng thái của lòng biết ơn, sự tưởng nhớ. “Kẻ trồng cây” là người đã tạo ra thành quả để cho ta hưởng thụ. Khi ăn một quả chín thơm, ta phải nhớ đến công lao vun trồng, chăm sóc của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu về một vấn đề đạo đức sâu xa hơn trong cuộc sống: “Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.”

            Thực tế, lòng biết ơn đã được thể hiện rõ ở trong mỗi gia đình. Chúng ta được lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, trong tiếng hát ru ầu ơi của mẹ và trong sự che chở vững chắc của cha. Ông bà, cha mẹ là người đã cho ta sinh ra trên thế giới này, lo cho ta từng bữa ăn đến giấc ngủ, dành cho ta biết bao tình thương yêu, chăm sóc từ đó ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, chúng ta phải kính trọng và biết ơn đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục mình. Một nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên cùng với sự thành kính trong tâm hồn đã thể hiện được sự tưởng nhớ, hướng về cội nguồn vì “chim có tổ, người có tông”. Vào những ngày lễ Tết, con cháu thường đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho ông bà, cha mẹ. Chính sự ấm cúng, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình đã làm ấm lòng biết mấy những người là bậc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình để cầu mong thật nhiều sức khoẻ, niềm  cho ông bà, cha mẹ để sống lâu, sống khoẻ với con cháu. Ai mà chẳng mong con cái mình khi lớn lên được hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy, chỉ cần những hành động nhỏ thôi cũng đã thể hiện được sự báo hiếu về công lao sinh thành và dưỡng dục. Anh em trong nhà phải biết hoà thuận, bảo ban nhau, con cháu phải vâng lời, lễ phép với người lớn để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng với tình thương yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho ta, sống làm sao “cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.

                    Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà còn mở rộng ra cả ngoài xã hội. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Câu nói của Bác như một lời dạy bảo, giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với chúng ta về lòng biết ơn đối với các vua Hùng và các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc. Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” luôn là niềm tự hào của những người con đất Việt khi nhắc về quê hương, nguồn cội của mình. Chúng ta tự hào vì chúng ta là con của Rồng, cháu của Tiên, cùng mang dòng máu trong Lạc Hồng, cùng khắc sâu trong trái tim mình hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng. Vì thế, cứ vào mùng mười tháng ba Âm lịch hằng năm, chúng ta thường nhắc nhở nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Hành động cao đẹp này chính là sự biết ơn cùng với sự thành kính trong tâm hồn, hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Để có ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu của những người chiến sĩ anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đất nước Việt Nam được thống nhất, dân tộc được hoà bình chính là nhờ công lao của Đảng và Bác Hồ, của những con người kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ tự do cho đất nước. Đáp lại công ơn to lớn ấy, Nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh tính mạng của mình để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đất nước ta đang ngày càng đổi mới, ngày càng tiến bộ để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là thành quả của những giọt mồ hôi và nước mắt, của sự cống hiến hết mình của biết bao thế hệ tầng lớp nông dân và công dân trên khắp mọi miền đất nước. Những công lao to lớn ấy đã được Nhà nước ghi nhận qua các ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các y bác sĩ luôn tận tụy ngày đêm để chăm lo cho sức khỏe mọi người. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo – những người lái đò đang âm thầm và lặng lẽ đưa chúng em đến bến bờ tri thức, đến cánh cửa tương lai đang mở rộng. Người Việt Nam ta không thể sống thiếu những lễ hội và phong tục tốt đẹp ấy vì nó chính là nền tảng của nết sống văn minh, mang đậm nét đẹp văn hóa.

             Tóm lại, câu tục ngữ trên đã khẳng định và khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hôm nay chúng ta là người ăn quả để mai sau chúng ta là người trồng cây. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó vì nó chính là phẩm chất đạo đức cao quý, nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam. 

P/s: Bài này mik tự làm, ko copy mạng, chắc lunhihiMik có đánh máy cho cô mik sửa qua mail rùi nên bn yên tâm nhévuiChúc bn học tốtok

Phan Cả Phát
29 tháng 5 2016 lúc 16:48

Bài của P.An là copy bài mik trên lp ấy mik giám chắc lun ucche thất là bùn khi có người bạn nhứ vậy  

 

Trần Thị Cẩm ly
4 tháng 6 2016 lúc 7:44

mk nghĩ vs đề này thj chúng ta nên viết theo thứ tự

-Lg bt ơn nguồn cội

-Lg bt ơn tổ tiên , ông bà , cha mẹ

-Lg bt ơn các AHLS đã hi sinh vì sự nghiệp độc lập của đất nước, các chiến sĩ ở ngoài đảo xa đg ngày đêm bám biển giũ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc...

-Lg bt ơn thầy cô

-Lg bt ơn những ng bn , nh ng đã giúp đỡ ta

 

Phạm Huyền Trang
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
25 tháng 6 2016 lúc 15:13

- tình cảm gia đình

-tố cáo tội ác của xã hội phong kiến thời xưa

-mỉa mai châm biếm những thói hư tật xấu của 1 số hạng người trong xã hội

-ca ngợi vẻ đẹp của con người khi lao động

-là lời than thân trách phận của những người phụ nữ

-tình cảm giữa con người với con người

-thể hiện tình yêu quê hương đất nước

  đây chỉ là 1 số ý tiêu biểu đc học trong ngữ văn lp 7 (theo mik học là như v)

Phạm Huyền Trang
Xem chi tiết
huỳnh thị ngọc ngân
25 tháng 6 2016 lúc 15:30

các chủ đề về :

+ tình cảm gia đình

+ tình yêu quê hương ,đất nước, con người

+ than thân ( nói về thân phận của người nông dân cực khổ)

+ châm biếm

 

Anh
Xem chi tiết
Phương Trâm
2 tháng 12 2016 lúc 9:03

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

Ngọc Thái
3 tháng 1 2017 lúc 21:45

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha: Công cha như núi ngất trời Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em. Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

thân thị huyền
Xem chi tiết
Dũng Trần Văn
17 tháng 12 2016 lúc 19:37

Nhóm1 là cái nhóm gì?

Cherry Võ
18 tháng 12 2016 lúc 17:41

những câu tục ngữ ở nhóm thiên nhiên có ý nghĩ là nói về thời tiết thường ngày. nhắc nhở ý thức phòng chóng mưa lụt giữ gìn nhà cửa

 

phuc le
26 tháng 12 2016 lúc 19:39

tao làm đến C) rồi duyên , mượn ko

SHIZUKA
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
4 tháng 1 2017 lúc 20:24

Bạn vào trang web này nhé:Câu hỏi của Kirigaya Kazuto - Ngữ văn lớp 7

Thảo Phương
10 tháng 1 2019 lúc 20:39

(1) Các câu a) ,b) ,c) phản ánh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy, cho đến nay, còn có giá trị không? Vì sao?

=> Các câu a) ,b) ,c) cho biết về kinh nghiệm thời tiết dựa vào hiện tượng trời , mây .

Giá trị hiện nay : vẫn có người nhìn vào hiện tượng này để chuẩn bị mùa màng .

(2) Các câu d) ,e) ,g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân trong lao động sản xuất?

=> Các câu d), e), g) cho biết thời vụ - mùa trồng cây phù hợp .

Giá trị : Cho biết và nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ .

(3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của tục ngữ thể hiện như thế nào trong các câu trên ?

Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Đặng An
29 tháng 12 2016 lúc 21:08

(1)a)phản ánh kinh nghiệm nhìn sao đoán mưa từ đó giúp chúng ta phải biết sắp xếp thời gian và công việc hợp lí

b)kinh nghiệm khi có cầu vồng bên Tây thì khả năng sẽ có mưa, bão

c) theo âm lịch mưa tháng 3 sẽ rất tốt cho cây trồng(lúa),còn tháng tư là thời gian lúa đang phơi màu sẽ làm cho hạt lép

d)nói về thời vụ để trồng các loại cây

e)nói lên kinh nghiệm khi nuôi lợn sẽ sướng hơn và nhiều lợi nhuận hơn khi ta nuôi tầm từ đó khuyên rang chúng ta phai lua nghề

g)truyền đạt kinh nghiệm bắt tôm,cá muốn bắt tôm phải đi vào chập tối , muốn bắt cá phải đi vào sáng sớm

(2)

(3)

a)phép đối (trăng quầng _trăng tạn)

b)ko có ......

Lê Thị Ngọc Duyên
24 tháng 1 2017 lúc 22:27

1/ a.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, nhìn sao để đoán thời tiết mưa hay ko mưa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết sắp xếp thời gian, công việc hợp lí.

b.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, khi thấy có đoạn cầu vồng bắc từ đông sang tây thì khả năng sẽ có mưa to bão lớn. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết trước thời tiết để phòng tránh mưa bão.

c.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt, thường thì đến tháng 3âm lịch là lúc hoa màu, nhất là lúa nước cần nước nên mưa tháng 3 rất tốt cho cây trồng còn tháng 4 là lúc lúa đang phát triển ít cần nước nên mưa tháng 4 sẽ làm lúa úng nước mất mùa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân nhận biết thời điểm mưa hợp lí để có lợi cho lúa.

d.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân biết thời điểm hợp lí để trồng các loại hoa quả.

e.-Phản ánh kinh nghiệm của nghề nuôi tằm và nghề nuôi lợn. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó cho ta thấy sự vất vả của nghề nuôi tằm đối nghịch vs sự nhẫn nại của nghề nuôi lợn.

g.-Phản ánh kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt, tôm thường kiếm ăn buổi chiều xế còn ca thì hay đi theo từng đàn lúc rạng sáng. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì chúng giúp nhân dân xác định được thời điểm đánh bắt cá, tôm hợp lí.

2.truyền đạt những kinh nghiệm về thời gian, thời điểm, nghề nghiệp, sự nhẫn nại, khó khăn,.. trong lao động sản xuất.

3.

Dũng Trần Văn
Xem chi tiết
VJuMayy
4 tháng 1 2017 lúc 21:14

Cần nhắn tin cho mình nha ^^

Kiêm Hùng
1 tháng 1 2018 lúc 18:22

Câu 1:

* Những câu tục ngữ về thiên nhiên thể hiện những kinh nghiệm dân gian về thiên nhiên do ông cha ta để lại.

* Những câu tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện những kinh nghiệm về lao động, trồng trọt, chăn nuôi .

Dũng Trần Văn
Xem chi tiết
Thân Thị Tuyết Ngân
18 tháng 12 2016 lúc 19:59

Nội dung: Tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối vs thiên nhiên, lao động, sản xuất, con người và xã hộileuleu

⭐花火⭐
18 tháng 12 2016 lúc 20:00

Muốn giúp bạn lắm..nhưng...cho hỏi nó ở trong sách tập 2 à?

Trần Hiểu Nghiên Hy
5 tháng 1 2017 lúc 16:38

Nội dung: ns lên kinh ngiệm của nhân dân ta về cách lm vc, nhìn nhận và hk theo những j mà cha ông để lại

Lê Thị Bích Phương
Xem chi tiết
Pé Con
21 tháng 12 2016 lúc 8:51

Tục ngữ:

- Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Thuốc đắng giả tật sự thật mất lòng

- Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ

Ca dao:

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau

trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp và đâu

- Đường vô xứ Huế quanh quanh ,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô...

* Em xếp như thế vì:

Xin lỗi nha bạn giải thích mk ko biếthihi

Lê Thị Ngọc Duyên
6 tháng 1 2017 lúc 11:28

*Ca dao:

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

- Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Một câu làm chẳng lên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

*Tục ngữ:

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

- Đường vô xứ nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ,

Ai vô xứ nghệ thì vô....

=> Ca dao là những khái niệm tương đương, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ở đây, hai câu trên đã nói lên sự vất vả, vô định nơi bến bờ của người phụ nữ nên 2 câu này đc xếp vào ca dao.

=> Tục ngữ là những câu nói thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Ở đây các câu trên đã thể hiện rõ về kinh nghiệm trồng trọt, đoán trước thời tiết của nhân dân nên có thể xếp vào tục ngữ.

Pé Con
21 tháng 12 2016 lúc 8:42

nếu bn hok rồi thì chỉ mk với