Vì sao lại nói Nguyễn Du là nhà nhân đạo lớn?
Vì sao lại nói Nguyễn Du là nhà nhân đạo lớn?
TK :
Vì những tác phẩm của Nguyễn Du luôn hướng đến tình người, lòng người. Ông sáng tác ra những tác phẩm nhằm mục đích đề cao vẻ đẹp, giá trị nhân văn của những con người tốt đẹp. Lên án và coi thường những điều xấu, trái với chủ nghĩa lòng nhân ái, tình yêu thương cao người. Vì vậy Nguyễn Du là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Được thể hiện qua các tác phẩm của ông. Tiêu biểu là Truyện Kiều.
viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về một trong hai bức chân dung thúy kiều trong đoạn trích và có sử dụng lời dẫn trực tiếp
làm nhanh trong hôm nay nha
e hãy tưởng tượng mình là thúy kiều và kể lại câu truyện về cuộc đời mình
tham khảo:
Bạn có bao giờ nằm mơ thấy nhân vật nào đó trong những tác phẩm văn học? Với tôi, Thúy Vân là nhân vật đầu tiên tôi từng thấy trong giấc mơ của mình. Không những thế, giấc mơ ấy còn để lại ấn tượng sâu sắc và thật khó quên. Có thể vì tôi đã vô cùng băn khoăn khi biết Thúy Vân thay Thúy Kiều kết duyên với Kim Trọng. Điểu đó thật khó hiểu trong thời đại tôi đang sống nhưng trong giấc mơ, nàng Thúy Vân đã khiến tôi hiểu ra nhiều điều.
Trong giấc mơ, tôi thấy mình cùng các bạn trong lớp háo hức tham quan, khám phá làng quê và ngôi nhà của đại thi hào Nguyễn Du. Đó là chuyến đi học tập, trải nghiệm và đến thăm mộ cụ Tiên Điển của cả lớp. Khi đến trước mộ nhà thơ, tôi đứng tần ngần hồi lâu trong khi các bạn đểu đã đi nơi khác. Đột nhiên tôi thấy bóng dáng một cô gai yểu điệu xách theo một giỏ hương hoa đến viếng mộ. Tôi kinh ngạc trước bộ trang phục tươi tắn nhưng theo lối cổ trang cách đây mấy trăm năm mà cô gái xinh đẹp ấy đang vận trên người. Tóc cô vấn cao và cài trâm hệt những cô gái trong phim thời xưa vẫn hay trang điểm. Tôi nghĩ ngay, phải chăng đó là nàng Thúy Kiểu tài sắc trong “Đoạn trường tân thanh” mà Nguyễn Du đã dành bao tâm huyết sáng tác nên? Nhưng gương mặt nàng rõ ràng không ấn tượng ở vẻ đẹp sắc sảo, khuynh thành mà khiến tôi chú ý bởi vẻ phúc hậu, đoan trang. Tôi liền rảo bước trên cỏ xanh và mạnh dạn đến hỏi han nàng với tất cả sự thích thú của mình. Hỏi ra, tôi mới hay, nàng là Thúy Vân, em gái ruột của Thúy Kiểu.
Không giống những cô gái hiện đại với cằm V-line, sống mũi cao, môi chúm chím đỏ, nhưng Thúy Vân vẫn thu hút tôi bởi vẻ đằm thắm của nàng. Tôi liền nhớ đến mấy câu bà nội hay nhắc đến Thúy Vần mỗi khi nói vể Truyện Kiêu, giờ gặp nàng tôi mới thấy, quả thật Thúy Vần là mẫu phụ nữ đẹp thuần hậu, hài hòa đúng như cụ Tố Như đã miêu tả:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đẩy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Tôi luôn thấy Thúy Vân sống trong bi kịch nhưng nhiều người lại cho rằng nàng có số phận êm ấm, hạnh phúc. Gặp được nàng, tôi nóng lòng muốn bộc lộ nỗi bất bình của mình và muốn sẻ chia với nỗi niểm riêng của Thúy Vân. Khẽ nắm tay Thúy Vân, tôi hỏi: “Chị buồn lắm đúng không?”. Trái với dự đoán của tôi, Thúy Vân nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói “Cô nương, không biết tôi phải buồn vì chuyện gì?”. Tôi suy nghĩ một lát rồi quyết định kể toàn bộ những gì mình biết về cuộc đời Thúy Vân cho nàng nghe và nói:
–Chị phải lấy người mình không yêu, phải chắp mối tơ thừa ngắn ngủi của chị gái là Thúy Kiểu, trong truyện lúc nào chị cũng bị coi là nhân vật phụ, lẽ nào chị không thấy buồn bực và đau khổ ư?
Nghe tôi nói, thái độ của nàng vẫn ung dung và điểm đạm như thường, gương mặt hiền hậu không có chút mất bình tĩnh hay tỏ ra phiền muộn. Nàng thắp hương và khấn vái trước ngôi mộ rồi ôn tồn giải thích cho tôi nghe:
–Như cô nương nói, cô nương đến từ thế kỉ XXI, bởi vậy mà có nhiều điểu cô nương không hiểu được cũng là điều dễ hiểu. Tôi rất thương và khâm phục chị gái mình, vì gia biến mà chúng tôi mỗi người một ngả, chị gái tôi phải hi sinh cuộc đời và tình yêu của mình để lo cho gia đình. Tôi đã không làm được điều đó. Mạng của cả gia đình tôi, có khi cũng đểu là cuộc đời của chị tôi đánh đổi lấy. Còn về việc lấy chàng Kim, nếu như tôi không kết duyên với chàng thì phụ mẫu cũng sẽ tìm cho tôi một mối lương duyên khác như bao cô gái cùng thời của chúng tôi. Huồng hổ, Kim Trọng lại là người đường hoàng, tướng mạo tuấn tú, có tài thơ văn và sống cũng có tình có nghĩa. Tôi kết duyên với chàng vừa giúp chị tôi trả nghĩa chàng Kim lại vừa giúp tôi trả nghĩa được chị mình. Há chẳng phải đã vẹn đôi đường hay sao? Chàng không yêu tôi nhất, điều đó có quạn’ trọng bằng việc chị tôi đã đánh đổi cuộc đời mình để cứu nguy cho cả nhà chúng tôi hay không?
Lần này, chính tôi mới phải ngạc nhiên, hóa ra Thúy Vân không những không uất hận hay bi lụy vì chuyện lương duyên chỉ là chắp vá. Những suy nghĩ của nàng quả thực sâu sắc vô cùng, khác hẳn với những gì tôi vẫn nghĩ về nàng xưa nay. Nhưng tôi vẫn không hiểu sao sau mười lăm năm lưu lạc, nàng vẫn để chàng Kim đến với chị gái mình mà không chút ghen tuông. Hiểu được thắc mắc của tôi, Thúy Vân mỉm cười và lắc đẩu như thể tôi trẻ con và ngộ nghĩnh lắm. Tôi cố diễn giải cho nàng hiểu rằng: hôn nhân thời đại chúng tôi là phải tự do, là bình đẳng, là trên cơ sở tự nguyện, như cách mà bố mẹ tôi đã đến với nhau vậy. Huống chi, nàng và Kim Trọng đã là vợ chồng, vậy mà vẫn để chàng Kim đến với Thúy Kiều dễ dàng như thế.
Tôi đoán Thúy Vân không hiểu những gì tôi nói vì không thấy nàng nói gì. Tôi đánh bạo khuyên nàng:
–Chị đừng trở về nữa, ở đây sống với em. Em sẽ cho chị thấy đây là một xã hội đáng sống như thế nào. Em cũng là con gái nhưng được đi học, còn được làm cán bộ lớp. Mẹ em cũng đi làm, kiếm được nhiều tiền không kém gì bố em. Mà bố mẹ em rất bình đẳng, không ai ép buộc ai làm điểu gì mà người kia không muốn. Bây giờ em còn nhỏ nhưng khi em lớn, bố mẹ cũng không ép em phải lấy ai. Hôn nhân phải dựa trên tình yêu mới có thể bền vững.
Tôi nói tràng giang đại hải, càng thấy biểu hiện ngạc nhiên của nàng, tôi càng hào hứng miêu tả vể thế giới mình đang sống. Đặc biệt, khi tôi nhắc đến những chiếc smart phone, ipad, mạng xã hội Facebook, tôi thấy nàng cười giống hệt như biểu hiện của tôi khi xem một chương trình giải trí trên truyền hình. Nàng từ tốn từ chối lời mời gia nhập thế giới đương đại của tôi. Thúy Vân xoa đầu tôi như mẹ tôi vẫn hay làm và dặn dò tôi một cách dịu dàng:
–Tôi biết các bạn học sinh thường nghĩ vê’ tôi thật đơn giản và cũng dễ dàng so sánh rất thiếu công bằng giữa thời đại của tôi với thời đại của các bạn. Nhưng tôi tự hỏi, nếu các bạn ở vào vị trí của tôi, nếu các bạn đứng trước người chị ruột thịt của mình vì mình, vì bố mẹ mình mà bước vào chỗ nguy hiểm, không biết các bạn có lựa chọn khác tôi không? So với sóng gió chị Kiều phải gánh chịu, tôi thấy mình may mắn hơn vạn lẩn. Tình yêu quan trọng thật đấy, nhưng tình nghĩa giữa chúng ta mới khiến mọi thứ bền lâu và tốt đẹp hơn.
Thúy Vân còn chúc mừng tôi vì được sinh ra và lớn lên trong một thời đại tiến bộ hơn thời đại mà nàng và Thúy Kiểu đã trải qua. Nàng cũng chúc tôi có được cuộc sống hạnh phúc và được làm những điểu mình thích, những điều mình giỏi giang. Tôi chưa kịp nói lời tạm biệt với nàng thì tiếng gọi đột ngột của Kì Anh, cậu em trai tinh nghịch, khiến tôi bừng tỉnh giấc mơ kì lạ của mình.
Tham khảo!
Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, tôi rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép được tôi tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới..
Lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người.Ngồi trên lầu cao, tôi nhìn phía trước chỉ thấy núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người tôi càng thấy cô đơn, trơ trọi. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến tôi càng thấy "bẽ bàng" chán ngắt, buồn tủi. Tôi đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Tôi chẳng biết tâm sự cùng ai. Sớm và khuya, ngày và đêm chỉ mình tôi thui thủi nơi đất khách quê người, chỉ còn biết làm bạn với thiên nhiên.
Tôi nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng thời gian hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lời thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Tôi dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung. Tôi thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng, không biết tôi đã lỗi hẹn xưa.Nhưng thương chàng rồi lại thương mình. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà tôi dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của tôi đến khi nào mới rửa cho được. Tôi đau đớn xót xa.ân hận, tủi hổ.
Rồi tôi nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nỗi xót thương da diết và day dứt trong tôi khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Nơi quê nhà giờ chắc tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà tôi thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa tôi và cha mẹ diệu vợi.Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nỗi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy tôi. Nhìn đâu tôi cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của tôi thì như cố định. Tôi cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định mệnh không sao thoát ra được.
Tôi nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước có ngày đoàn tụ và trông ra cửa bể lúc chiều hôm.Không gian mênh mông và thời gian buồn bã. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh càng làm tôi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng tôi nỗi buồn về thân phận trôi nổi của tôi không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao.Tôi đau đớn cho thân phận của mình và đưa mắt nhìn bãi cỏ trước lầu.Cả nội cỏ trải ra mênh mông một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của tôi. Và tôi nghe con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió. m thanh của tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá như đang ở dưới ngay dưới "ghế ngồi" của tôi. Tôi lo sợ, kinh hãi trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu mình.
Ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu trong “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” có gì khác so với Nguyễn du trong “ Truyện Kiều“
trong hồi 14 HNTC có ý kiến cho rằng Nguyễn Huệ - Quang Trung là một vị vua dùng binh như thần khi tấn công thành Thăng Long bằng hiểu biết của mình hãy viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phương pháp quy nạp để làm rõ ý kiến trên.
a . Nêu những nét chính về thời đại ,gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều không .
b. Nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.
c. Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và cho biết kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.
==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều, là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
Truyện Kiều được viết dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.
Qua hàng trăm năm, Truyện Kiều vẫn được đón nhận như một kiệt tác của dân tộc. Cùng khám phá những điều thú vị của tác phẩm văn học sắp được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim này.
Truyện Kiều - Tác phẩm thơ dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ:Có tới 13 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp thành thơ tự do, thể Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn xuôi, từ Abel des Michels (2 tập) in tại Paris 1884 - 1885 đến bản Thu Giang (Paris 1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà Nội 1926), hoặc bản của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942) và của Nguyễn Khắc Viện, Xuân Phúc - Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài…
Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất:Đặc điểm là tất cả đều viết bằng thơ, trong đó xưa nhất có Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội, 1917), Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn, 1972)… Những tác phẩm "phái sinh" của Truyện Kiều đều đã được in trong Lục bát hậu Truyện Kiều, giới thiệu khá kỹ cả 7 quyển Hậu Kiều này.
Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược:Điều thú vị của Truyện Kiều là người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu câu chuyện về nàng Kiều (đúng như nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du) diễn ra theo chiều của thời gian ngược lại như ta được xem một cuốn phim "tua" ngược chiều. Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã làm một việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện theo cách "tập Kiều" với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược mà nội dung vẫn logic.
Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều:Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là văn hóa Kiều - với các hình thức thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…
Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất được chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới.Theo Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam lý giải, Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời Vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông… với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi…
Như vậy, Truyện Kiều đã chuyển vào đời sống văn hóa một hình thái hoạt động văn chương mới (chưa có trước đó) và tồn tại (sau đó) qua hàng thế kỷ. Đó là hiện tượng cần ghi nhận đậm nét không chỉ trong lịch sử văn học nước ta, và cả trên văn đàn thế giới.
Cơ sở để minh chứng điều này là quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994) đã được tái bản tới 5 lần và về sau với nhan đề Thú chơi tập Kiều.
a,
Gia đình Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du. Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham. Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo. Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược. Cuộc đời: Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802). Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế. Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành. Sự nghiệp văn học: Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
c)
Đoạn thơ có thể chia làm ba phần. Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể
Phần thứ nhất (4 câu đầu): Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Phần thứ hai (4 câu tiếp theo): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân. Phần thứ ba (còn lại): Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.Kết cấu bài thơ làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Du. Nhân vật Thuý Kiều là nhân vật trung tâm và quan trọng nên tác giả đã dành nhiều câu thơ để miêu tả ( 16 câu), đó là lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều, và cuối cùng là cuộc sống “êm đềm chướng rủ màn che” của hai chị em.
,c. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thuy Van tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nhận xét về nhan sắc và tính cách của Thúy Vân ?
d. Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Có điểm gì giống và khác nhau trong cách miêu tả Thúy Vân?
g. giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở những khía cạnh nào?
h.Chỉ ra những giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ.
MONG CÁC BN GIÚP
c. Biện pháp nghệ thuật ước lệ, miêu tả chi ti pháp liệt kê ước lệ, miêu tả chi tiết thủ pháp liệt kê, so sánh, ẩn dụ. Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu quý phái, hài hòa êm đềm.
d)- Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, vẫn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. hi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu.
-Giống nhau: Cả Thúy Vân và Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.
-Khác nhau: Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
g, Ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao giá trị, phẩm giá của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh; qua đó, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Sự ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ” chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Du.
h, Giá trị nghệ thuật nổi bật của Truyện Kiều được thể hiện ở:
Về thể thơ, tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của Việt Nam, với 3254 câu, điều đó tạo nên một tác phẩm gần gũi với đời sống người dân. Về ngôn ngữ: là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi câu từ, mỗi sự kiện chêm vào đều có chủ đích của chính tác giả và được cân nhắc cẩn trọng. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá, mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện (Thúy Kiều, Từ Hải...) thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc hoạ theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật). Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).những nét chính về thời đại ,gia đình, cuộc đời của nguyễn du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện (vào vở) sơ đồ sau:
- Thời đại: Sống ở cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến khủng khoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
- Gia đình: Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.
- Cuộc đời: Phải lưu lạc nhiều năm trên đất Bắc. Nguyễn Ánh lên ngôi, ông bất đắc dĩ lên làm quan. Được đi sứ ở Trung Quốc. Lần thứ hai chưa kịp đi thì mất tại Huế.
Thời đại: sống trong chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng.
Gia đình: quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
Cuộc đời: phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc ròi về ẩn quê nội Hà Tĩnh năm 1802 Nguyễn Du làm quan bất đắc dĩ vời triều Nguyễn năm 1813-1814 ông đc cử làm chánh sứ sang Trung Quốc năm 1820 ông lại đc lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ ha nhưng chưa kịp đi thì bệnh và qua đời tại Huế
Bn học tốt
vẽ sơ đồ thể hiện giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của truyện kiều
Kể tóm tắt nội dung Truyện Kiều và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm
Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.
Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.
Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.
Giá trị ND
+Gt hiện thực
TK vạch trần bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị
TK phản ánh số phận của nhg người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của ng phụ nữ
Mik trả lời tiếp câu kia nhé!!!
Gt hiện thực:
+Gt nhân đạo
Qua TK, Ng Du đã lên án, tố cáo nhg thế lực tàn bạo và bộc lộ niềm cảm thương đối vs nhg đau khổ của con người
Gt NT
+Phương diện ngôn ngữ
Nhờ TK mà ngôn ngữ VH dân tộc đạt được đỉnh cao rực rỡ
Tiếng việt trong TK hết sức giàu đẹp và tinh tế
Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là Kim Trọng . Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau. Khi Kim Trọng về hộ tang chú, vì thằng bán tơ vu oan , Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề . Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh, một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy . Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục, Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ , cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở Khanh lừa Kiều , đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách . Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công , bi vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà , Hoạn Thư . Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều nhưng không dám nhận . Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm Các. Lâm bước đường cùng , Kiều phải ăn cắp chuông vàng , khánh bạc rồi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên , nương náu ở Chiêu An Am. Sợ bị gia đình Hoạn Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà . Cháu của Bạc Bà là Bạc Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai . Nơi đây Kiều gặp Từ Hải , được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân , báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến lừa , khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan . Quá tủi nhục, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự trầm , nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống ,rồi về tu chung với vãi Giác Duyên.. Tình cờ, vãi Giác Duyên gặp được gia đình của Kiều tưởng Kiều đã chết , khi đang lập đàn cầu siêu cho Kiều , nên Kiều lại được đoàn tụ với gia đình . Trước áp lực của cả gia đình , Kiều phải làm lễ thành hôn với Kim Trọng, nhưng trong thực tế Kiều đã xin với Kim Trọng không phải làm vợ mà chỉ làm bạn với chàng