tìm các giá trị a để phương trình 3x + 2= -x^2 + x+ a (1) có nghiệm dương . Khi đó hãy tìm nghiệm dương của (1).
Hỏi đáp
tìm các giá trị a để phương trình 3x + 2= -x^2 + x+ a (1) có nghiệm dương . Khi đó hãy tìm nghiệm dương của (1).
Lời giải:
PT $\Leftrightarrow x^2+2x+(2-a)=0$
Để PT có nghiệm thì:
$\Delta'=1-(2-a)\geq 0\Leftrightarrow a\geq 1$
PT có nghiệm dương trong 2 TH:
TH1: PT có 2 nghiệm đều dương
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} S=-2>0\\ P=2-a>0\end{matrix}\right.\) (vô lý)
TH2: PT có 1 nghiệm dương 1 nghiệm âm
\(\Leftrightarrow P=2-a<0\Leftrightarrow a>2\)
Vậy $a>2$
giải và biện luận phương trình : x^2 - 4x + m - 3=0
\(\text{Δ}=\left(-4\right)^2-4\cdot1\cdot\left(m-3\right)=16-4m+12=-4m+28\)
Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì -4m+28>0
=>-4m>-28
=>m<7
Để phương trình có nghiệm kép thì -4m+28=0
hay m=7
Để phương trình vô nghiệm thì -4m+28<0
hay m>7
tìm các giá trị của p để : a) phương trình (p + 1)x - (x+2) =0 vô nghiệm ; b) phương trình p^2 x - p= 4x - 2 có vô số nghiệm
a: \(\Leftrightarrow px-2=0\)
Để phương trình vô nghiệm thì p=0
b: \(\Leftrightarrow x\left(p^2-4\right)=p-2\)
Để phương trình có vô số nghiệm thì p-2=0
hay p=2
giải và biện luận phương trình sau : (mx - 2)(2mx - x + 1)=0
(mx-2)(2mx-x+1)=0
=>\(x^2\cdot2m^2-mx^2+mx-4mx+2x-2=0\)
=>\(x^2\left(2m^2-m\right)+x\left(-3m+2\right)-2=0\)
TH1: m=0
Phương trình sẽ trở thành: \(0x^2+x\cdot\left(-3\cdot0+2\right)-2=0\)
=>2x-2=0
=>x=1
TH2: m=1/2
Phương trình sẽ trở thành: \(0x^2+x\left(-3\cdot\dfrac{1}{2}+2\right)-2=0\)
=>1/2x-2=0
=>x=4
TH3: \(m\notin\left\{0;\dfrac{1}{2}\right\}\)
Phương trình sẽ là \(x^2\left(2m^2-m\right)+x\left(-3m+2\right)-2=0\)
\(\text{Δ}=\left(-3m+2\right)^2-4\left(2m^2-m\right)\cdot\left(-2\right)\)
\(=9m^2-12m+4+8\left(2m^2-m\right)\)
\(=9m^2-12m+4+16m^2-8m\)
\(=25m^2-20m+4=\left(5m-2\right)^2\)>=0 với mọi m
Phương trình sẽ có hai nghiệm phân biệt khi 5m-2<>0
=>m<>2/5
Phương trình sẽ có nghiệm kép khi 5m-2=0
=>\(m=\dfrac{2}{5}\)
giải phương trình m-3/x-4= m^2-m-6 trong trường hợp m khác 3
\(\dfrac{m-3}{x-4}=m^2-m-6\)
=>\(\dfrac{m-3}{x-4}-\left(m-3\right)\left(m+2\right)=0\)
=>\(\left(m-3\right)\left(\dfrac{1}{x-4}-m-2\right)=0\)
=>\(\dfrac{1}{x-4}-m-2=0\)
=>\(\dfrac{1}{x-4}=m+2\)
=>\(\left(m+2\right)\left(x-4\right)=1\)
=>\(x\left(m+2\right)-4m-8-1=0\)
=>\(x\left(m+2\right)=4m+9\)
Để phương trình có nghiệm duy nhất thì \(m+2\ne0\)
=>\(m\ne-2\)
mà \(m\ne3\)
nên \(m\notin\left\{-2;3\right\}\)
Để phương trình vô nghiệm thì m+2=0
=>m=-2
giải và biện luận phương trình (m là tham số) : 2mx-m2+m-2/x2 - 1=1
\(\Leftrightarrow-m^2+m+2mx-2=x^2-1\)
\(\Leftrightarrow x^2-1+m^2-m-2mx+2=0\)
\(\Leftrightarrow x^2-2mx+m^2-m+1=0\)
\(\text{Δ}=\left(-2m\right)^2-4\left(m^2-m+1\right)\)
=4m-4
Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì 4m-4>0
hay m>1
Để phương trình có nghiệm kép thì 4m-4=0
hay m=1
Để phương trình vô nghiệm thì 4m-4<0
hay m<1
giải và biện luận các phương trình ( a và k là những tham số ) : a) a/x-2 +1/x-2a =1 ; b) 3x+k/x-3 = x-k/x+3
giải và biện luận các phương trình sau: a) (2x+m-4)(2mx-x+m) =0 ; b) (m+1)x +m-2/x+3 =m
=> 2x + m - 4 = 0 hoặc 2mx - x + m = 0
<=> 2x + m - 4=0(1) hoặc (2m - 1)x +m =0(2)
(1)
Xét m = 0 thì pt có nghiệm duy nhất là x = 2
Xét m ≠ 0 thì pt có nghiệm là x = (4-m)/2
(2)
Xét m = 1/2 thì pt vô nghiệm.
Xét m ≠ 1/2 thì pt có nghiệm duy nhất là x= -1/(4m - 2)
Câu b thì bn viết ko rõ đề lắm nên k giải.
với giá trị nào của a thì phương trình sau vô nghiệm : x+1/x-a+1 = x/x+a+2
ĐKXĐ: \(x\notin\left\{a-1;-a-2\right\}\)
\(\dfrac{x+1}{x-a+1}=\dfrac{x}{x+a+2}\)
=>\(\left(x+1\right)\left(x+a+2\right)=x\left(x-a+1\right)\)
=>\(x^2+ax+2x+x+a+2=x^2-ax+x\)
=>3x+a+2=x
=>2x=-a-2
=>\(x=\dfrac{-a-2}{2}\)
Để hệ vô nghiệm thì \(\left[{}\begin{matrix}\dfrac{-a-2}{2}=a-1\\\dfrac{-a-2}{2}=-a-2\end{matrix}\right.\)
=>\(\left[{}\begin{matrix}-a-2=2a-2\\-a-2=0\end{matrix}\right.\)
=>\(\left[{}\begin{matrix}a=0\\a=-2\end{matrix}\right.\)
một miếng đất hình chữ nhật có chu vi 2p ( mét ) . Nếu mở rộng miếng đất đó bằng cách tăng một cạnh thêm 3m và cạnh kia thêm 2m thì diện tích miếng đất tăng thêm 246m2 . Tính các kích thước của miếng đất đó ( biện luận theo p)