Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cherry Thảo
Xem chi tiết
Dương Phương Trà
19 tháng 12 2017 lúc 23:32

Bài làm

- Điệp ngữ '' không có '' : cho ta thấy được bom đạn chiến trường ngày càng canh tạc, khốc liệt, dữ dội hơn. Những chiếc xe ấy không có kính rồi xe không có đèn, không có mui xe chỉ còn lại cái thùng xe bị xước. Những chiếc xe ấy ngày càng biến dạng đến trần trụi.

- Hình ảnh hoán dụ " trái tim": là 1 hình ảnh hay và gợi cảm,đó là trái tim của nhiệt huyết tuổi trẻ,trái tim của lòng yêu nước thiết tha, trái tim của ý chí chiến đấu uyet tâm để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Tick đúng cho mình nha. Mình tự làm đấy nha<3

thanh1
8 tháng 5 2018 lúc 6:19

Điệp từ "không có" được láy lại 3 lần như nhân lên 3 lần khó khăn thử thách , gây ấn tượng mạnh, ca ngợi tinh thần dũng cảm gan dạ của chiến sĩ lái xe TS

Hình ảnh hoán dụ "trái tim" chỉ : - người chiến sĩ lái xe

- Lòng yêu nước nồng nàn và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

- Chiến thắng không phải do vũ khí, bom đạn tối tân mà là do ý chí quyết tâm chiến đấu, lòng quả cảm của con người

thanghoa

Quyết Thắng
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
21 tháng 12 2017 lúc 17:43

=> Gợi ý:
* Những thiết bị vốn có của chiếc xe, vì hiện thực ác liệt của chiến tranh,đã trở nên "không có":
+Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
+Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước.
* Từ không có những thiết bị này dẫn đến:
- "Cái có" của sự gian khổ người lính:
+Không có kính, ừ thì có bụi,
+Không có kính, ừ thì ướt áo.
- "Cái có" của thiên nhiên đầy chất thơ:
+Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
- "Cái có" của tình đồng đội, vô tư, ngang tàng mà thật đẹp:
+Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
* Nhưng vượt lên trên tất cả, vượt qua cái thiếu thốn, "cái không" đã làm nổi bật lên "cái có" đẹp đẽ của tinh thần yêu nước và lòng quả cảm của người lính lái xe: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim".
* "Cái không" và "cái có" là một cách cấu tạo tứ thơ độc đáo ở "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", gợi nên nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị.

 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
21 tháng 12 2017 lúc 17:42

Trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật đã xây dựng nên những cái không và cái có, từ đó tạo ra cho chúng mối quan hệ kết nối vô cùng hài hòa, độc đáo đã tạo nên sự hấp dẫn cho bài thơ.

Trước hết, cái có được tác giả thể hiện ở hình ảnh của những chiếc. Những chiếc xe này vố có đầy đủ những thiết bị tối thiểu phục vụ cho những người lính lái xe khi làm nhiệm vụ vận chuyển hàng tiếp viện vào chiến trường miền Nam. Nhưng do mưa bom bão đạn của kẻ thù mà những thiết bị, phụ kiện vốn có của xe này trở thành không còn nguyên vẹn, hoặc mất đi hoàn toàn:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mùi rồi thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Cũng từ những cái không này của những chiếc xe đã tạo ra những bất lợi, khó khăn, gian khổ của những người lính khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ không chỉ bị gió lùa làm cay đôi mắt, bị bụi đất nơi chiến trường phủ trắng mái đầu xanh, rồi bị những vật trở ngại trên đường lùa vào buồn lái:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”

Nhưng trong cái khó khăn ấy, tinh thần quyết tâm cùng tình đồng đội đồng chí vẫn hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Họ cùng nhau vượt qua những khó khăn, mất mát để những giờ giải lao họ cùng nhau phì phèo điếu thuốc cùng cười vui về những mái đầu đẹp. Rồi gặp những người đồng chí của mình trên đường họ vui vẻ bắt tay đầy ấm áp:

“Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”

Vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua những cái thiếu thốn của hoàn cảnh làm việc cùng không khí bạo tàn của chiến tranh. Những “cái không” đã làm sáng lên vẻ đẹp tinh thần cùng lí tưởng cao đẹp, tấm lòng kiên định, quả cảm của những người lính lái xe:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Chính cái không và cái có được nhà thơ tạo ra trong sự liên kết đặc biệt, có tác dụng hỗ trợ,làm nổi bật nhau đã tạo nên nét hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Pupil
Xem chi tiết
Đoàn Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
28 tháng 12 2017 lúc 20:33

Câu 1 :

Bài thơ có một cái tên rất dài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và cũng rất đặc biệt khi nhắc tới những chiếc xe không kính. Xe không kính là sao nhỉ? Phạm Tiến Duật đã hòa mình làm một người lính lái xe trên những chiếc xe đặc biệt ấy để cho ta câu trả lời:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung, kính vỡ đi rồi

Hóa ra nguồn gốc của những chiếc xe ấy là sự tàn phá của chiến tranh. Bom đạn dữ dội đã khiến cho những chiếc xe từ có kính thành không kính: không có kính không phải vì xe không có kính. Câu thơ sử dụng rất nhiều từ không nhưng lại là một câu khẳng định rất mạnh mẽ, rất bình thản như một cái gì đó quá bình thường vậy!

Đúng thế, có thể với chúng ta hôm nay, một chiếc xe oto mà không có kính thì sẽ nguy hiểm thế nào? Nhưng trong những năm tháng khốc liệt ấy, đó là chuyện bình thường lắm với những người lái xe. Bom giật bom rung là “nhịp đập” của chiến tranh, không gian khổ, hy sinh thì còn đâu là chiến tranh nữa? Và họ thấy nó là một phần của chiến tranh, họ sẵn sàng đương đầu và đón nhận nó bằng thái độ lạc quan.

Nguyễn Hải Đăng
28 tháng 12 2017 lúc 20:47

2

Chiếc xe đầy tự tin, không hề lo sợ trước bom đạn khủng khiếp của giặc Mĩ. Khác với những gì trần trụi bên ngoài, đây là một chiếc xe dũng cảm, hiên ngang. Xe vẫn băng ra tiền tuyến trên những đoạn đường đầy hiểm nguy. Có khác chăng đó là hình tượng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Vì xe không có kính nên các anh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Gió, sao trời, cánh chim, và cả bầu trời rộng cũng ùa vào buồng lái, hòa cùng nhịp thở nhộn nhịp của các anh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.

Không có một sự ràng buộc hay rào cản nào ngăn cách các anh tiếp xúc với đất trời. Mà cả thiên nhiên cũng muốn hòa mình với khí thế ấy. Chính vì thế mà các anh có thể nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng một cách rất thoải mái, tự nhiên.

Thanh Phạm
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Huyền
11 tháng 1 2018 lúc 20:53

không biết có đúng ko. mk nghĩ vậy thôi nha! ko chắc là đúng đâu

a) câu thơ đó gợi cho ta nhớ tới câu thơ:

" Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

của nhà thơ chính hữu trong chương trình ngữ văn 9

b) giống: sự thiếu thốn của cuộc đời người lính

nói về sự thân thiết giữa các đồng chí

khác: trong 'bài thơ về tiểu đội xe không kính những người kính' đang làm việc còn trong bài 'đồng chí' những người lính đang nghỉ ngơi

=> tác giả muốn nói: tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta rất quyết liệt. điển hình là những người lính. dù sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn nhưng những người lính vẫn lạc quan, không sợ vất vả. họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, chia ngọt sẻ bùi, chia sẻ niềm vui trong cuộc sống, họ truyền cho nhau sức mạnh chiến đấu để dành lại tự do cho quê hương đất nước.

Bình Lê
15 tháng 1 2018 lúc 16:29

Trong bài thơ ' bài thơ về tiểu đội xe không kính ' :

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

a) Câu thơ đó gợi nhớ tới câu thơ nào trong chương trình ngữ văn 9.

=> Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

b) Chỉ ra điểm giống và khác trong miêu tả cảm xúc của người lính ? Miêu tả 2 động tác ấy tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội ?

- Giống nhau: Sự gắn bó thân thiết, đồng cam cộng khổ giữa những người lính.

- Khác nhau:

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Tinh thần sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

+ Đồng chí: Tràn ngập tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng.

=> Qua đó, tác giả cho thấy vẻ đẹp của những người lính cách mạng: sẵn sàng vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ; tinh thần lạc quan, tự tin; họ coi nhau như anh em, gia đình ---> Cuộc sống ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

=> Chỉ là một cử chỉ "bắt tay" nhưng đã truyền cho nhau cả tâm hồn, hơi ấm và sức mạnh để chiến đấu giải phóng dân tộc.

Trần Văn Nam
Xem chi tiết
Thuý Diệu
Xem chi tiết
Đỗ Thảo Nguyên
29 tháng 3 2018 lúc 20:28

Hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã cho ta thấy được họ là những con người quả cảm , tư thế hiên ngang trên con đường gồ ghề , lòi lõm vì bom đạn của cuộc chiến tranh . Các anh đã thể hiện qua đôi mắt "nhìn thẳng vào hoàn cảnh sẵn sàng chiến đấu bất chấp nguy hiểm khó khăn , gian lao , vất vả . Tình cảm giữa chiến sĩ này và chiến sĩ kia coi như anh em ruột thịt . Cùng đi chiến đấu là cùng vượt qua vất vả , gian lao , đồng thời yêu thương lẫn nhau . " Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy " câu này cũng đã thể hiện lên tình đồng chí sâu sắc . Mặc dù luôn phải đấu mặt với mọi khó khăn nhưng các anh chiến sĩ vẫn luôn có một tinh thần lạc quan yêu đời , tươi trẻ , hồn nhiên , tinh nghịch trong sự chiến đấu khốc liệt để mang lại tự do cho đất nước :))

Thời Sênh
11 tháng 2 2019 lúc 20:21

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Đó là ý chí của những chiến sĩ Trường Sơn. Các anh hiện lên trên trang thơ thật dí dỏm, thật yêu đời. Khi gian khổ tưởng chừng không thể nào vượt qua được, khi cái chết tới gần. Vậy mà nụ cười lạc quan vẫn hiện hữu trên khuôn mặt các anh, nụ cười ấy rất ngang tàng và cũng đầy tinh nghịch. Nhắc tới họ, ta không thể quên người chiến sĩ lái xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Không biết nhà thơ dã bao nhiêu lần trực tiếp lái chiếc xe như thế mà ông lại viết ra được những dòng thơ hết sức chân thực và sống động đến vậy:

Không kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận.

Chúng ta hãy lắng nghe các anh kết chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ và hài hước:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Ung dung được đảo lêu đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hi sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. Lái xe không kính, là gặp phải khó khăn nhưng những khó khăn lại thật bất ngờ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết. Xe không có kính chắn gió lại chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối mặt với bao nguy hiểm: gió xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào tim, sao trên trời, chim dưới đất bất ngờ như sa, như ùa, như rơi, rung, quăng, ném vào buồng lái. Những câu thơ chân thực, sống động, đầy ấn tượng như chính nhà thơ đang cầm vô lăng mà lái.

Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung dung tự tại, tinh thần của các anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt qua gian khổ, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao.

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc tráng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Nhà thơ lại tiếp tực khắc họa những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe. Những câu thơ như những lời nói thường ngày, không gắn liền với những tiếng nói bỗ bã, đầy chất lính ngang tàng song cũng rất đáng yêu như bật lên từ tình cảm thực của những người lính lái xe. Khó khăn là thế, và vẫn chấp nhận là tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo nhưng cũng với thái độ rất thản nhiên:

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

...Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Sự bình thản của những người lính lái xe đến vô tư. Câu thơ cân đối, nhịp nhàng theo độ rung của bánh xe lăn, các thanh bằng, trắc phối hợp linh hoạt, giọng thơ pha chút ngang tàng thường thấy ở người lái xe.

Hai khổ thơ làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm: giải phóng miền Nam. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, aó chỉ càng làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của họ mà thôi:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Trong hoàn cảnh ác liệt, những người lính lái xe có cùng một mục đích, cùng chung lí tưởng nên ở họ đã hình thành nên tình cảm đồng chí, đồng đội tốt đẹp, ấm cúng như trong một gia đình:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bút đĩa nghĩa là gia đình đấy

Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi đã gợi lên ý nghĩa về người lính lái xe gan góc vượt qua gian nan thử thách. Khi gặp nhau tình cảm giao lưu cua họ thật là đặc biệt:

...Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

để rồi:

Lại đi, lại đi trời thêm xanh.

Câu thơ có một cái gì đó thật lãng mạn và lạc quan:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe không có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tỉm.

Xe bị bom đạn Mĩ làm cho biến dạng đến trơ trụi: không kính, không đèn, không mui... nhưng đoàn xe vẫn cứ chạy vì một mục đích cao cả: vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất nước nhà. Thì ra mọi cội nguồn tạo ra sức mạnh của đoàn xe được tích tụ lại ở trái tim gan góc, kiên cường giàu bán lĩnh nhưng chan chứa tình yêu thương ở người cầm lái. Chính tình yêu Tổ quôc, tình thương đồng bào đã khích lệ, động viên người lính lái xe đạp bằng gian khó, lạc quan, bình tĩnh, nắm chắc vô lăng, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe tới đích. Khổ thơ cho ta thấy chân lí của cuộc đời: sức mạnh không chỉ là vũ khí, là vậ chất mà chính là con người. Con người mang trái tim nồng cháy, yêu thương, có ý chí kiên cường chiến đấu là con người chiến thắng:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu thơ làm toả sáng hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, là linh hồn của cả bài thơ.

Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sáng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.



Thảo Phương
12 tháng 2 2019 lúc 15:19

1. Tư thế của những người chiến sĩ:
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

Tư thế rất ung dung Khi lái xe trên một chiếc xe tàn, mà các chiên sĩ vẫn dũng cả, ung dung và vui tươi Các chiến sĩ nhìn trời, nhìn đất một cách rất bình thản và thản nhiên Thể hiện nên sự ung dung, tập trung lái xe của những chiến sĩ trên đường hanh quân.

2. Tinh thần của các chiến sĩ:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”

Cho dù những khó khăn như gió cay, bụi phun,.. nhưng các chiến sĩ vẫn tiếp tục lái xe Thể hiện giọng điệu rất ngang tàn, bất chấp của các chiến sĩ Tinh thần bất chấp khó khăn, nguy hiểm, dù thế nào họ vẫn vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ

3. Tình đồng đội của các chiến sĩ:
“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

Các chiến sĩ bắt tay qua cửa kính Những cái bắt tay không chỉ là chào hỏi mà còn thể hiện sự lạc quan và cổ vũ tinh thần nhau Tình đồng chí, đồng đội gắn bó kêu sơn Dù có khó khăn gian khổ họ vẫn vượt qua để đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc.
Khong Nho Noi
Xem chi tiết
thanh1
8 tháng 5 2018 lúc 6:12

Việc thêm hai từ bài thơ vào nhan đề là một dụng ý nghệ thuật
- Nhà thơ không chỉ khai thác hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực khốc liệt ấy

- Chất thơ ấy chính là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc

manh doan
22 tháng 5 2018 lúc 11:01

nhan đề bài thơ dài dòng tưởng như dư thừa từ ''bài thơ'' nhưng đây là dụng ý của tác giả , là một người trực tiếp tham gia trên tuyến đường trường sơn và phải có con mắt nhạy cảm tác giả mới phát hiện một hình ảnh độc đáo''tiểu đội xe không kính'' thêm hai từ bài thơ để làm hoàn chỉnh nhan đề'' bài thơ về tiểu đội xe không kính''. Nhà thơ không chỉ muốn người đọc cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh mà còn thấy được chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan vượt lên trên mọi gian khổ hiểm nguy

Nguyễn Phương Chi
1 tháng 11 2018 lúc 21:53

Nhan đề:

-Nhan đè bài thơ dài tưởng như thừa từ "bài thơ" nhuưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ,độc đáo của nó.

-Hai chữ bài thơ được thêm vào cho thấy rõ hơn cái nhìn cách khai thác hiện thực của tác giả:muốn nói về chất thơ của tuổi trẻ ngang tàng,dũng cảm,vượt lên thiếu thốn,gian khổ của thời chiến

Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Thiên Chỉ Hạc
25 tháng 6 2018 lúc 17:02

a, ​Nội dung chính bài thơ:

Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Tinh thần vui vẻ, lạc quan vì niềm tin chiến thắng được thể hiện một cách rõ nét qua khổ cuối:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mùi rồi thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

c, Giọng điệu : khỏe khoắn , vui tươi , tràn trề sức sống

d, Nhận xét : Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt.

e, ​Nghệ thuật trong 2 câu thơ:

– Tác giả viết bài thơ theo thể tự do, các câu dài ngắn khác nhau, được gieo vần ở tiếng thơ cuối cùng của dòng thơ.

– Biểu đạt chủ yếu dùng trong bài thơ là phương thức biểu cảm, có kết hợp thêm yếu tố tự sự vào bài thơ.

– Giọng điệu trong bài thơ lạc quan, vui vẻ.

– Tác giả làm nên hình ảnh sinh động của cuộc sống người lính trong chiến trường, ngôn ngữ tự nhiên, có những nét khá giống với văn xuôi.

=> Tất cả các yếu tố nghệ thuật trên góp phần vào thành công của bài thơ tiểu đội xe không kính.

Thiên Dương
25 tháng 6 2018 lúc 18:29

a) Nêu nội dung của 2 khổ thơ trên :

Bài thơ tiểu đội xe không kính nằm trong tập thơ Vầng trăng, quầng lửa của Phạm Tiến Duật bài thơ được ra đời ngày trong thời điểm chống Mĩ diễn ra ác liệt và căng go nhất. Những chiếc xe tiếp tế vận hành quân trên con đường vì miền Nam thân yêu bất chấp mưa bom bão đạn từ kẻ thù.

Khanh Tay Mon
25 tháng 6 2019 lúc 8:01

a, ​Nội dung chính bài thơ:

Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Tinh thần vui vẻ, lạc quan vì niềm tin chiến thắng được thể hiện một cách rõ nét qua khổ cuối:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mùi rồi thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

c, Giọng điệu : khỏe khoắn , vui tươi , tràn trề sức sống

d, Nhận xét : Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt.

Phạm Văn	Phi
Xem chi tiết
Kondou Inari
7 tháng 4 2020 lúc 13:24

Hoàn cảnh sáng tác :

- Năm 1969, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt

- Bài thơ được in trong tập thơ " Vầng trăng quầng lửa