Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 49
Điểm GP 6
Điểm SP 27

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (8)


Câu trả lời:

Khổ thơ thứ ba là cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi vào lăng viếng Bác(Viếng lăng Bác-Viễn Phương):

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Từ niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn nào khi bước vào lăng thấy Bác.Bác nằm đó thanh thản như đang trong giấc ngủ,dịu hiền giữa ánh áng của vầng trăng.Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng khiến nhà thơ liên tưởng đến ánh sáng của trăng,hình ảnh"vầng trăng"còn ẩn dụ cho tâm hồn cao đẹp,trong sáng của Bác dành cho con dân Việt Nam,đó là một biểu hiện rực rỡ,vĩ đại của con người và sự nghiệp của Bác.Tâm trạng xúc động của nhà thơ còn được biểu hiện bởi hình ảnh ẩn dụ sâu xa:"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi".Sự thật là Bác đã ra đi nhưng Người đã hóa thân vào thiên nhiên,đất trời,và trong cuộc sống thời bình hiện nay,đâu đâu ta cũng thấy bóng hình của Bác,Bác như trời xanh còn mãi với non sông,đất nước.Lí trí nhà thơ mách bảo là vậy nhưng trái tim không sao ngăn được nỗi đau,ở đây ta bắt gặp một cấu trúc đối lập kết hợp với câu cảm thán:"Mà sao nghe nhói ở trong tim"đã diễn tả được niềm xúc động nghẹn ngào của nhà thơ khi nhìn thấy Bác.Câu thơ cuối như tiếng nấc nghẹn ngào không chỉ của nhà thơ Viễn Phương mà còn là của tất cả những ai vào lăng viếng Bác.Thật xúc động biết bao!