Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Uyên  Thy
3 tháng 1 2023 lúc 14:34

Bn tham khảo nhé =33 
https://hoc24.vn/cau-hoi/doc-doan-tho-sau-va-tra-loi-cau-hoikhong-co-kinh-khong-phai-vi-xe-khong-co-kinhbom-giat-bom-rung-kinh-vo-di-roiung-dung-buong-lai-ta-ngoinhin-dat-nh.1528150628406

Bình luận (0)
Cô Châu Hạnh
3 tháng 1 2023 lúc 17:19

1. Nội dung chính: Tái hiện hình ảnh những chiếc xe đi ra từ trong bom rơi và vẻ đẹp của những người lính lái xe cùng tinh thần yêu nước.

2. Biện pháp tu từ:

- Điệp từ "không" kết hợp với phép liệt kê: không có kính, không có đèn, không có mui gợi ra hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.

- Phép đối: Đối lập với những cái không có, cái thiếu thốn của hoàn cảnh, phương tiện chiến đấu là một cái có của tình yêu nước và lí tưởng chiến đấu.

- "Trái tim" vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ chỉ tình yêu nước, là ý chí, quyết tâm chiến đấu vì miền Nam của những người lính lái xe.

Bình luận (0)
Cô Mỹ Linh
22 tháng 12 2022 lúc 12:51

a. Theo tác giả, người có tính khiêm tốn là người thường cho mình là kém, còn phải phấn đấu, trao dồi thêm, cần phải học hỏi thêm nhiều nữa; người có tính khiêm tốn không chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn tìm cách để học hỏi hơn nữa.

b. Tác giả cho rằng tài nghệ của mỗi cá nhân chỉ như những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la vì không ai hoàn hảo cả, ta giỏi ắt sẽ có người giỏi hơn ta.

c. Gợi ý:

- Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp, giúp ta hoàn thiện nhân cách bản thân.

- Người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng.

- Khiêm tốn giúp ta biết mình là ai, từ đó tránh rơi vào kiêu căng, ngạo mạn; biết tự nỗ lực để phấn đấu.

- Xã hội sẽ ngày càng văn minh, tốt đẹp nếu tất cả mọi người đều sống khiêm tốn.

Bình luận (0)
Đuông zừa lắk đík
Xem chi tiết
Tina
Xem chi tiết
Linh Phạm
8 tháng 12 2022 lúc 21:04

Bài văn mẫu 1:

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã ghi dấu vẻ đẹp người lính là vẻ đẹp ở tư thế của người ra trận đầy khốc liệt trộn không lẫn của tuyến đường vận tải có một không hai trên thế giới, với một khí phách lái xe bất chấp mọi bom đạn nắng mưa, gió bụi, đói ăn, đói ngủ. Bài thơ khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện rất hay

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Với lối giải thích tự nhiên,đơn giản,câu thơ giàu chất văn xuôi,tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính.Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Thể thơ tự do phóng khoáng,hình ảnh cụ thể,nhịp thơ hai,hai,bốn biến đổi theo giọng thơ .Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường,súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”.Trong hoàn cảnh chiến tranh,các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận.

Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống.Bom giật ,bom rung,sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường,dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ,muốn làm trụi tất cả.Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe,sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế.

Nhưng, nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy,dẫu nó tàn bạo,trong hai câu thơ vẫn không có một từ,một âm thanh,ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ,cay đắng.Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh,một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình.Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe ,bằng lời thơ bình tĩnh,tự tin,hình ảnh với ngôn ngữ chân thật,tác giả ca ngợi phẩm chất,tinh thần của người lính “Ung dung…nhìn thẳng”.

Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường.So với ý của hai câu trên ,ý ở hai câu này có sự đối lập.Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ.Chiến trường “Bom giật,bom rung” dội xuống ác liệt,hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”.Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái.Các anh có bình tĩnh,ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải,chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”.

Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.

Cách ngắt nhịp hai,hai,hai khắc họa thái độ,tư tưởng người lính.Họ quyết tâm,tin tưởng vượt qua gian khổ,hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất,nhìn trời” nghĩa là rất ung dung,hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước,nhìn vào con đường đi,nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe,nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu.Như thế,bom cứ giật,cứ rung,con đường đi tới,ta cứ đi!

Không có kính rồi xe không có đèn

............

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ và thú vị làm nổi bật sự khốc liệt trong chiến tranh nhưng cũng làm nổi bật ý chí chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. Những chiếc xe bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng trơ trụi, trụi trần ”Không có kính rồi xe không đèn- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng điều kì lạ là những chiếc xe trụi trần ấy vẫn chạy, vẫn băng ra tiền tuyến. Tác giả lại một lần nữa lí giải bất ngờ và rất chí lí: “chỉ cần trong xe có một trái tim” Trái tim người lính cách mạng- trái tim của lòng quả cảm. Hai câu thơ :

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước .

dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước...” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên nhiều lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn.... Ấy vậy mà những chiếc xe như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Hai câu thơ đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn .  Âm điệu đối chọi mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi.

Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ .Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam.

Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái? Tình yêu Tổ Quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích?

Ẩn sau ý nghĩa trái tim cầm lái, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Có thể nói hay nhất là câu thơ cuối cùng này. Nó là nhãn tự, là con mắt của bài thơ, bật sáng chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.

Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt, sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.

Bài văn mẫu 2:

Là một trong những nhà thơ của thế hệ trẻ trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính khỏe dạt dào. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là tiêu biểu cho những tác phẩm của ông, được trích trong tập thơ "Vầng trăng và quầng lửa" (1969). Với tôi khổ đầu bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi:

"Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."

Mở đầu khổ thơ là hình ảnh những chiếc xe nhưng đây là những chiếc xe "không có kính", hình ảnh có sức hấp dẫn đặc biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới lạ. Những chiếc xe đi vào trong thơ ca được Phạm Tiến Duật miêu tả cụ thể, thực tế, đơn giản, tự nhiên.

 "Không có kính không phải vì xe không có kính

 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"

Với lối giải thích tự nhiên và giàu chất văn xuôi, tác giả đã miêu tả được mức độ ác liệt của chiến tranh. Thể thơ do phóng khoáng, nhịp thơ biến đổi theo giọng thơ. Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường, không phải những chiếc xe không có kính mà là "bom giật bom rung" làm "kính vỡ đi rồi". Mặc cho "bom giật bom rung" tàn phá mọi thứ, người chiến sĩ vẫn luôn không biết sợ:

 "Ung dung buồng lái ta ngồi"

Bằng lời thơ giản dị tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ chân thật, tác giả đã ca ngợi thái độ của anh chiến sĩ luôn "ung dung" tự tại trong "buồng lái" đưa xe vượt Trường Sơn.

"Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Cách ngắt nhịp 2/2/2, Phạm Tiến Duật đã khắc họa thái độ tư tưởng người lính, họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. "Nhìn trời, nhìn đất" ý chỉ họ rất "ung dung" hiên ngang đi tới. " Nhìn thẳng" là luôn nhìn về phía trước, nhìn vào mục đích mà mình chiến đấu. Như thế bom cứ giật cứ rung, đường đi tới ta cứ đi! !
Xuyên suốt cả bài thơ là hình ảnh những chiếc xe chiến đấu không gương, không kính, không đèn, nhưng tất cả bấy nhiêu đó thôi không hề làm ý chí chiến đấu của những người lính bị lung lay. Không những vậy còn làm cho tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính càng lên cao.

Đoạn thơ nổi bật vì hình ảnh thơ độc đáo: những chiếc xe không có kính băng ra chiến trường. Hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi, lại có giọng thản nhiên càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Bom đạn càng làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Điệp từ không nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi. Nhưng xe vẫn băng băng tiến về miền Nam. Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến và phẩm chất của người lính lái xe, ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ một trái tim xuất hiện trong câu thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Trái tim như ngọn đèn, như mặt trời ở cuối bài thơ như làm ấm, làm sáng rực lên chiến trường nhiều gian khó.

Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở trái tim gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ chỉ cần trong xe có một trái tim là chân lý của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, con mắt của thơ làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu đi phương tiện vật chất tối thiểu nhưng những chiến sĩ vận tải vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng:

 

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung

Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng

Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói chung và hai đoạn thơ nói riêng là một thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam một thời máu lửa mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, đoạn thơ đã khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp phẩm giá con người nhỏ bé mà dũng cảm, hiên ngang.

- Mình có 2 bài văn mẫu ở đây, bạn tham khảo nhé!

 

Bình luận (0)
huu nguyen
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
6 tháng 12 2022 lúc 11:59

Gợi ý:

- Câu 1: Nhấn mạnh, để lại dấu ấn mạnh mẽ về chân dung những người lính can trường, dũng cảm, vất vả, nhưng cũng lắm phần thiếu thốn.

- Câu 2: 

+ Liệt kê: trình bày, nhấn mạnh những thiếu thốn, nguy hiểm của người lính lái xe.

+ Hoán dụ "1 trái tim" chỉ hình ảnh những người lính dũng cảm, nhiệt huyết, quyết thắng, yêu nước.

Bình luận (0)
Thịnh Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Trâm A
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Trâm A
2 tháng 12 2022 lúc 18:15

giải hộ e với ạ 

Bình luận (0)
Phan Trà My
3 tháng 12 2022 lúc 16:38

Phần I

Câu 1: 

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm."

- Hoàn cảnh sáng tác:

+) "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được sáng tác năm 1969. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng khắc nghiệt.

+) Bài thơ nằm trong chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức và được in trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" (1970)

Câu 2:

- "chông chênh": từ láy

-> Tác dụng: Gợi cảm giác bấp bênh không bằng phẳng - đó là khó khăn gian khổ trên con đường ra trận. Song, với các chiến sĩ lái xe thì càng gian khổ càng gần đến ngày thắng lợi.

(chị không biết "hãy giải thích ý nghĩa của đề trong đoạn thơ" là sao nên chị trả lời ý nghĩa của việc sử dụng từ láy này nhé!)

- Văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng từ  "chông chênh ": "Tức cảnh Pác Bó" - tác giả Hồ Chí Minh

Câu thơ có chứa từ "chông chênh" trong bài thơ đó:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,"

 

Câu 3: Gợi ý viết đoạn:

B1: sơ đồ hoá/tóm tắt đề

- Hình thức:

  +) Kiểu đoạn: Diễn dịch

  +) Số câu: khoảng 12 câu

- Chủ đề: Những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe Trường Sơn

- Phạm vi phân tích: qua đoạn thơ vừa chép: khổ 5,6

(chú ý: tránh xác định nhầm phạm vi phân tích thành toàn bộ bài thơ!)

- Kiến thức Tiếng Việt:

  +) 1 câu bị động

  +) thành phần khởi ngữ

B2: phân tích hình ảnh đề bài yêu cầu

* lưu ý: phân tích đến đâu, chép thơ tới đó

(chị chỉ viết cho em ý chính, em tự viết thành đoạn nhé)

---------

Sau những cung đường vượt qua hàng nghìn, hàng vạn cây số trong mưa bom, bão đạn, họ lại gặp nhau để họp thành tiểu đội trong những cái bắt tay vô cùng độc đáo:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi."

- Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" là một hình ảnh tả thực về những chiếc xe vượt qua bao thử thách khốc liệt của bom đạn chiến trường trở về. (hình ảnh chiếc xe chỉ nói qua vì ý chính là về tình đồng đội)

- Hình ảnh "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" rất giàu sức gợi:
  +) thể hiện sự đồng cảm sâu sắc trong tâm hồn của những người lính

  +) là những lời động viên ngắn ngủi, thầm lặng mà họ dành cho nhau

  +) là sự chia sẻ vội vàng tất cả những vui buồn, sự kiêu hãnh trong cung đường đã qua

Cuộc trú quâ của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng đội. Những bữa cơm nhanh dã chiến, được chung bát, chung đũa là sợi dây vô hình giúp các chiến sĩ xích lại gần nhau hơn:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

- Cách định nghĩa về gia đình thật lính, thật tếu táo mà tình cảm thì thật chân tình, sâu nặng. Gắn bó với nhau trong chiến đấu, họ càng gắn bó với nhau trong đời thường.

- Những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm thời chiến rất vội vã. Nhưng cũng chính giây phút hạnh phúc hiếm hoi ấy đã xoá nhoà mọi khoảng cách giúp họ có cảm giác gần gũi, thân thương như ruột thịt.

"Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm."

- Từ láy "chông chênh" gợi cảm giác bấp bênh không bằng phẳng - đó là khó khăn gian khổ trên con đường ra trận. Song, với các chiến sĩ lái xe, những ngày càng gian khó là những ngày đến gần hơn với thắng lợi.

- Nghệ thuật ẩn dụ "trời xanh thêm" gợi tâm hồn lạc quan của người chiến sĩ. Màu xanh đó là màu của niềm tin và tin tưởng ở ngày chiến thắng đang đến gần.

- Điệp từ "lại đi, lại đi", nhịp 2/2/3: khẳng định đoàn xe không ngừng tiến tới khẩn trương và kiên cường. Đó là nhịp sống, chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh tàn bạo nào của giặc Mĩ có thể ngăn cản nổi

-> Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu

Gợi ý phần KTTV:

+) Câu bị động: Nhà thơ Phạm Tiến Duật được ca tụng là con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại và là nhà thơ lớn nhất thời chống Mĩ...

+) Thành phần khởi ngữ: Đối với người lính trẻ lái xe trên con đường Trường Sơn, ...

---------

by cerise, chúc em học tốt💗🌷
Bình luận (1)
Nguyễn Thuỳ Trâm A
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Trâm A
2 tháng 12 2022 lúc 18:15

giải hộ e với ạ

Bình luận (0)
Syngoc
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
23 tháng 11 2022 lúc 8:23

Bạn có thể tham khảo dàn ý khái quát sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh chiến đấu:

+ Khốc liệt, mưa bom bão đạn.

+ Vũ khí, trang thiết bị thô sơ thậm chí hỏng hóc.

- Vẻ đẹp của những người chiến sĩ:

+ Lạc quan, yêu đời.

+ Tinh nghịch, dí dỏm, bất chấp khó khăn gian khổ.

+ Yêu đồng bào, yêu lí tưởng.

+ Đoàn kết, chia sẻ như anh em ruột thịt trong gia đình.

- Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm với Tổ quốc.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.

- Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.

- Tác động của bài thơ đến suy nghĩ, quan điểm của em.

Bình luận (0)
Chanhh
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
23 tháng 11 2022 lúc 0:36

Em có thể tham khảo vài ý sau:

Câu 1 + 2: Sự thiếu thốn, vất vả của những lính lái xe trên những tuyến đường Trường Sơn.

Sự thiếu thốn được khắc họa sâu sắc bằng điệp từ “không”.Một chiếc xe nhưng gần như tất cả những thiết bị cơ bản đều đã bị chiến trường khốc liệt làm hư hại hết.Không kính, cũng chẳng có mui xe, đèn xe. Chiếc xe tưởng chừng chẳng thể sử dụng nữa ấy lại được lèo lái qua bao con đường hiểm nguy, chở bao hy vọng của nhân dân, của tổ quốc.Kết hợp biện pháp nghệ thuật:Điệp từ “không có” => nhấn mạnh sâu sắc sự thiếu thốn và gian khổ mà chiến tranh gây ra.Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng.

=> Thể hiện sự tàn phá kinh khủng của chiến tranh và sự tổn thất nặng nề mà nhân dân chúng ta phải gánh phải trong trận chiến giành lấy nền độc lập nước nhà.

Đối nghịch với những bom rơi đạn lạc, với những thiếu thốn, khó khăn, tâm thế của những người lính lại càng sáng ngời. Họ thể hiện một tinh thần bất khuất quật cường, một ý chí mạnh mẽ và một trái tim ngập tràn niềm tin vào một tương lai tương đẹp. Phải hội tụ tất cả những phẩm chất cao đẹp đó, những người lính mới có thể lái những chiếc xe cũ kỹ, tồi tàn, hư hỏng mọi thứ như vậy băng qua núi rừng Trường Sơn.Chính tinh thần phơi phới đó đã giúp họ giữ vững tay lái, coi thường hiểm nguy.

Câu 3 + 4: Vẻ đẹp lí tưởng trong tâm hồn của những người chiến sĩ

Nghệ thuật tương phản kết hợp với hình ảnh hoán dụ đặc sắc. Trên cái nền bên ngoài chiếc xe là sự hiểm nguy, là cái chết đang rình rập, là sự thiếu thốn, khốn cùng thì bên trong chiếc xe lại là hình ảnh “trái tim”.Hình ảnh hoán dụ, trái tim ý chỉ cho lòng yêu nước sâu sắc cùng tinh thần tự tôn dân tộc nồng cháy trong tim mỗi người lính. Chính trái tim nhỏ bé đó luôn hừng hực cháy một ý chí chiến đấu quên mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính trái tim ấy đã là động lực, cho các anh vượt qua mọi hiểm nguy, vất vả. Mặc kệ tất cả để xe bon bon chạy về phía trước.Một trái tim yêu nước quả cảm đã đủ mạnh mẽ, thế nhưng đây là lại cả một “tiểu đội” trái tim như vậy, rồi còn bao binh đoàn chưa được nhắc tên là bấy nhiêu trái tim mạnh mẽ. Chính “trái tim” một lòng hướng về tổ quốc ấy đã mang lại thành công vang dội cho kháng chiến.
Bình luận (0)