Bài 7. Các nước Mĩ La Tinh

Phong Típ
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Hường
Xem chi tiết
Hoang Thong
Xem chi tiết
Trường Sơn
28 tháng 10 2016 lúc 21:08

đó là quan hệ do chủ tịch Hồ Chí MInh và chủ tịch PHi-đen-cát xto-rô giày công vun đắp,chủ tịch Phi-đen là vị nguyên thủ nước ngoài duy nhất đến thăm VN trong thời kì chiến tranh,9-1973 tại Quảng Trị ngay trong thời điểm chiến tranh đang trong thời gian ác liệt Phi-đen đã có 1 câu nói nổi tiếng " Vì VN CU-Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình"

Các đội chuyên gia xây dựng kinh tế văn hóa thay nhau say giúp VN cùng vs đó là những món quà có giá trị lớn như:

khách sạn thắng lợi; đường cao tốc Xuân Mai' bệnh viện hữu nghị VN Cu-Ba Đồng Hới ( quảng bình) ; đường Hồ Chí Minh huyền thoại cũng mang đậm dấu ấn tình anh em bởi dc thi công bằng máy móc hiện đại do Cu-Ba tài trợ;

hàng nghìn sinh viên VN dc đào tạo miễn phí ở các trường đại học khác nhau ở Cu-Ba; trong suốt thời gian chiến tranh và hiện nay Cu-Ba luôn cấp 30 suất học bổn cho sinh viên VN ngoài ra còn giúp VN phục hồi và xây dựng thành phố Vinh sau chiến tranh

điều đáng trân trọng ở đay là Cu-Ba giúp VN trong khi lúc đó họ đang còn khó khăn bị các thế lực thù địch bao vây cấm vận. Vì vậy âu khi VN thống nhất trong giai đoạn Cụ-Bà gặp nhiều khó khăn VN đã hỗ trợ về lương thực, thực phẩm đồ dùng , quần áo và cử các chuyên gia nông nghiệp giỏi sang giúp Cụ-Bà xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng

Hiện nay cùng với quan hệ tốt đẹp thì hợp tác kinh tế thương mại 2 nước dc đẩy mạnh; lãnh đạo cấp cao 2 Đảng và Nhà nước thường xuyên thực hiện các chuyến thăm lẫn nhau góp phần thúc đẩy quan hệ song phương có hiệu quả

Bình luận (0)
Dương Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
11 tháng 12 2016 lúc 21:14

* Cu Ba là hòn đảo anh hùng vì:

Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 – 1959)1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lạp chế độ độc tài quân sự, thi hành nhiều chính sách phản động...-> nhân dân CuBa bền bỉ đáu tranh.26/7/1953, Phi đen lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trangMặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ năm 1956 – 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công.Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. CuBa là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:34

---Cu Ba là nước đầu tiên chống chế độ độc tài thân Mỹ ở Mỹ La - tinh => Lá cờ đầu của phong trào cách mạng chống chế độ độc tài
--- Người dân Cu Ba sống với ý chí cách mạng kiên cường, quật khởi, một dân tộc quyết không run sợ trước sự đe dọa của bất cứ siêu cường nào, mọi người dân luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chân lý, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.

Bình luận (0)
Trần Anh Tú
6 tháng 11 2018 lúc 19:59

Bạn Nguyễn Thị Mai trả lời vẫn còn thiếu ý

đó là vẫn còn trong cuộc xây dựng và phát triển của Cuba nữa

Bình luận (0)
Nguyễn Như
Xem chi tiết
Quốc Đạt
6 tháng 12 2016 lúc 17:30

(Fidel Castro; sinh 1927), nhà hoạt động Đảng và Nhà nước Cuba. Sinh tại thị trấn Mayari (Mayari), phía bắc tỉnh Ôrientê (Oriente). Xuất thân trong một gia đình điền chủ. Năm 1945, học luật ở Trường Đại học La Habana (La Habana), tham gia phong trào chống Mĩ ở Côlômbia (1948) sau đó về nước; năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học. Ngày 26.7.1953, đứng đầu nhóm chiến sĩ yêu nước tấn công trại lính Môncađa (Moncada) nhưng thất bại, bị chính quyền Batixta (Batista) cầm tù đến 15.5.1955. Sau khi được trả lại tự do, sang Mêhicô tập hợp thanh niên yêu nước luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí, chuẩn bị trở về nước chiến đấu chống chế độ độc tài Batixta. Tháng 12.1956 cùng 81 chiến sĩ đáp tàu Granma (Granma), đổ bộ vào bờ biển tỉnh Ôrientê, sau đó tiến đến vùng rừng núi Xiêra Maextơra (Sierra Maestra) phát động chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ngày 1.1.1959, chế độ Batixta bị lật đổ, Caxtơrô trở thành người lãnh đạo Chính phủ Cách mạng Cuba. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba, chủ tịch Hội đồng Nhà nước và chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba.

Bình luận (2)
Nguyễn Quốc Minh
Xem chi tiết
Lê Yến Nhi
10 tháng 11 2016 lúc 15:35

Sau chiến tranh thế giới thứ II, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Cuba, tháng 3 - 1952, Mỹ điều khiển tướng Batixta làm cuộc đảo chính thiết lập một chế độ độc tài quân sự. Sau khi lên cầm quyền, Batixta giải tán Quốc hội, xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ được ban hành năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và tàn sát hàng chục nghìn chiến sĩ yêu nước Cuba, cầm tù hàng chục vạn người (trong những năm 1952 - 1958). Dưới ách thống trị độc tài khủng bố của Batixta, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vẫn không ngừng phát triển.

Ngày 26-7- 1953, 135 thanh niên yêu nước do một luật sư trẻ tuổi Phiđen Caxtơrô chỉ huy, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (trại lính lớn thứ hai ở Cuba) nằm ở thành phố Xanchiagô, nhằm thức tỉnh nhân dân Cuba, cướp kho vũ khí của địch phân phát cho nhân dân, phát động nhân dân nổi đậy lật đổ chế độ độc tài Batixta.

Cuộc khởi nghĩa Môncađa bị bại lộ và thất bại, nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh, Phiđen Caxtơrô cùng nhiều chiến sĩ bị bắt cầm tù. Mặc dù vậy, tiếng súng Môncađa đã mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cuba, tổ chức ''Phong trào 67-7'' ra đời, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc

Cách mạng Cuba chuyển sang đấu tranh vũ trang để giành thắng lợi. Năm 1955, Phiđen Caxtơrô được trả lại tự do và bị trục xuất sang Mêhicô, ở đây, ông lại tập hợp những người yêu nước tự quyên góp tiền mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Với tinh thần kiên cường cách mạng, ngày 25-11-1956, Phiđen Caxtơrô cùng 81 chiến sĩ đã từ Mêhicô đáp tàu ''Granma'' vượt biển trở về Tổ quốc.

Sau 7 ngày vượt biển, khi 81 chiến sĩ bước lên bờ, chưa kịp triển khai lực lượng thì họ đã bị quân đội Batixta đã bao vây và tấn công. Các chiến sĩ cách mạng rút lui vào cánh đồng mía gần đó, quân địch đốt chung quanh.

Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, phần lớn các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, chỉ còn lại 12 người, trong đó có Phiđen Caxtơrô. 12 chiến sĩ này đã rút về vùng rừng núi Xiera Maextơra hiểm trở để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Được sự tham gia và giúp đỡ của nhân dân, căn cứ địa cách mạng Xiera Maextơra nhanh chóng được củng cố và mở rộng, lực lượng nghĩa quân ngày càng đông đảo và chiến tranh du kích được phát triển rộng khắp cả nước.

Bước sang những năm 1957 - 1958, phong trào đấu tranh vũ trang đã lan rộng khắp mọi miền đất nước Cuba, nhiều căn cứ địa mới được thành lập và lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đơn vị lớn mạnh.

Giữa tháng 11 - 1958, Bộ tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang khởi nghĩa đã ra lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận.

Để chống lại phong trào cách mạng, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1958, Batixta tập trung quân đội tiến hành càn quét khu vực căn cứ địa cách mạng đầu não Xiera Maextơra. Cuộc càn quét đã bị thất bại nặng nề, quân của Batixta đã bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới trên 1.000 tên, trong đó có 443 tên đã bị bắt sống.

Sau thắng lợi to lớn này, nghĩa quân chuyển sang tấn công trên các mặt trận và đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Cuối tháng 12 - 1958, nghĩa quân chiếm được pháo đài Xanta Cơlara án ngữ thủ đô La Habana. Trước nguy cơ sụp đổ, ngày 30-12-1958, Batixta bỏ trốn ra nước ngoài.

Ngày 1-1-1959, được sự phối hợp chặt chẽ của cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân La Habana, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô mà không cần phải nổ súng. Chế độ độc tài Batixta đã bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba giành thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập đất nước.

Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, trong vòng chưa đầy 2 năm, Chính phủ cách mạng Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ v.v... Sau khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào bãi biển Hirôn ngày 17 - 5 - 1961, Chính phủ bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Phong trào 26 tháng 7, Đảng Xã hội nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo Phong trào 13 tháng 3 đã hợp nhất thành ''Tổ chức cách mạng thống nhất'' (26-7-1961) và đến năm 1965 đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba.

Một tick nếu thích và theo dõi nếu cần nhé bạn ♥♥♥

Bình luận (0)
Hồng Nhung
Xem chi tiết
Trường Sơn
17 tháng 10 2016 lúc 21:38

TRước :hầu hết các nc MĨ la tinh đã giành dc độc lập, 1898 bằng cách thâm nhập mạnh mẽ về kinh tế và can thiệp vũ trang MĨ đã giành khống chế khu vực này khiến các nc Mĩ la tinh rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành " sân sau " của Mĩ

Sau : phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh nhân dân các nc tiến hành đấu tranh lật độ chính quyền Thân Mĩ và thành lập Chính phủ - Dân tộc - Dân chủ

Bình luận (0)
Hoang Thong
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
28 tháng 10 2016 lúc 16:50

Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng Cu – ba.

=> 26/07/1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phi – đen Ca – xtơ – rô tấn công pháo đài Môn – ca – da nhưng thất bại.

=> 1955 Phi đen sang Mê – hi – cô và thành lập tổ chức lấy tên Phong trào 26/7. 1956 phi đen cùng 81 chiến sĩ trở về Cu – ba. Cuộc đổ bộ lên bờ biển O – ri – en – te bị chặn đánh dữ dội, phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh.

=> Từ 1956 đến 1958 nghĩa quân xây dựng lực lượng và phát động phong trào đấu tranh trong cả nước.

=> 01/01/1959, lực lượng cách mạng tấn công pháo đài Môn – ca – da và giành thắng lợi, chế độ độc tài Ba – ti – xta bị lật đổ.

Chứng minh: cách mạng Cu – ba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng Mĩ la – tinh.

=> Cách mạng Cu – ba là cuộc cách mạng nổ ra đầu tiên ở khu vực Mĩ La – tinh. Do ảnh hưởng của cách mạng Cu - ba, hàng loạt các cuộc đấu tranh vũ trang ở khu vực đã diễn ra và giành thắng lợi: ....

 

Bình luận (0)
hoang tran xuan
Xem chi tiết
Trường Sơn
27 tháng 10 2016 lúc 17:48

giống: đều là đấu tranh giành độc lập giải phóng dân tộc chóng lại các nước đế quốc thực dân

khác: Mĩ la tinh hầu hết đã giành được độc lập sớm vào những năm cuối thế kỉ 19 nhưng sau lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành " sân sau " cuả MĨ

các nước Á , Phi phải đến những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở những khu vực này mới giành dc độc lập dân tộc

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trường Sơn
17 tháng 10 2016 lúc 21:23

Cu ba trước đây bị MĨ và các ns đồng minh của Mĩ bao vây cấm vận về kinh tế và chính trị nhưng gần đây Mí đã gỡ bỏ lệnh cấp mở rộng quan hệ trở lại với Cu ba và Cu ba đang có cơ hội để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mình

Bình luận (0)