quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào???
quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào???
Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
Năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn
Năm1774, nghĩa quân đã mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Ngãi đến Bình thuận
Biết tin Tây sơn nổi dậy, quân Trịnh đã phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế)
Họ Nguyễn không chống nổi quân trịnh phải vượt biển chạy vào Gia Định
Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn
Trước tình thế đó nghĩa quân đã phải hòa hoãn với quân Trịnh
Nghĩa quân đánh vào Gia Định để tiêu diệt quân Nguyễn
Năm 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ
Năm 1773 nghĩa quân tây sơn đã kiểm soát phần lớn phủ quy nhơn
năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ quảng nam đến bình thuận
năm 1776-1783 tây sơn 4 lần đánh vào gia định
năm 1777 tây sơn bắt giết được chúa nguyễn chỉ còn nguyễn ánh chạy thoát
chính quyền họ nguyễn đàng trong bị lật đổ
6-1786 tây sơn tiêu diệt chính quyền họ trịnh ở đàng ngoài giải phóng toàn bộ đàng trong
giữa 1786 nguyễn huệ đánh vào thăng long chình quyền họ trịnh sụp đổ
Em hãy đánh giá công lao của người anh hùng nguyễn huệ trong phong trào tây sơn?(1771-1789)?
e cảm ơn nhiều ak
-Công lao của Quang trung-Nguyễn huệ:
+Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến
+Đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
+Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc
+Đưa ra những chính sách tiến bộ để khôi phục,phát triển tất cả
Công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn là rất to lớn.
Chỉ một trận quyết chiến chiến lược, Nguyễn Huệ đã đập tan ý đồ bán nước của Nguyễn Ánh cùng âm mưu xâm lược của quân Xiêm. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.Bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quyết định, quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất Gia Định, thu hồi những vùng đất bị chiếm đóng và làm tiêu tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là kết quả chiến đấu ngoan cường, mưu trí của quân đội Tây Sơn được sự tham gia, cổ vũ của nhân dân Gia Định dưới sự tổ chức, lãnh đạo tài tình của Long nhương tướng quân Nguyễn Huệ. Với vũ công vang lừng này, Nguyễn Huệ đã nâng cao và hoàn thiện thêm một bước quan trọng nghệ thuật quân sự của quân đội Tây Sơn.
Tầm mắt chiến lược, tài năng lỗi lạc và trí thông minh sắc sảo của vị tướng chỉ huy quân Tây Sơn thể hiện ở nghệ thuật nhử địch, lợi dụng địa hình, xác định khu vực quyết chiến, cách sử dụng binh lực và bố trí thế trận.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là chiến công chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của nhân dân miền cực Nam đất nước. Lập nên vũ công huy hoàng đó, nhân dân miền Nam đã xứng đáng là bức tường thành bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam anh hùng và Nguyễn Huệ, người anh hùng nông dân 32 tuổi, vị tướng tài ba của quân Tây Sơn, đã trở thành một anh hùng dân tộc.
biết nguyễn Hữu Chỉnh là người có tài, nhưng lòng dạ cơ hội, phản trắc , Nguyễn Huệ vẫn sử dụng , lại giao cho trọng trách, và Hữu Chỉnh cũng đã có những đóng góp nhất định trong buổi đầu quân Tây Sơn kéo ra Bắc Hà. Điều đó cho thấy Nguyễn Huệ là người thế nào?
biết nguyễn Hữu Chỉnh là người có tài, nhưng lòng dạ cơ hội, phản trắc , Nguyễn Huệ vẫn sử dụng , lại giao cho trọng trách, và Hữu Chỉnh cũng đã có những đóng góp nhất định trong buổi đầu quân Tây Sơn kéo ra Bắc Hà. Điều đó cho thấy Nguyễn Huệ là người thông minh , biết coi trọng người tài và tận dụng cho chiến tranh.
nguyễn huệ là người thông minh xuất chung,biết trọng dụng người tài nhưng cũng không lơ là mà có những biện pháp đề phòng cẩn thận
về ngoại thương thời Nguyễn có điểm nào khác với thời vua Quang Trung?
Chính sách ngoại thương ở thời Nguyễn khác với thời vua Quang Trung là:
- Thời vua Quang Trung:
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ "Mở cửa ải, thông thương chợ búa"
- Thời nhà Nguyễn:
+ Buôn bán với các nước Trung Quốc, Xin-ga-po, Xiêm, Mã Lai.
+ Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào ở một số cảng đã quy định.
* ngoại thương thời Quang Trung:
-Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế
-Mở cửa ải, thông chợ búa
-Trao đổi buôn bán với người nước ngoài
*ngoại thương thời Nguyễn:
-Mở rộng việc trao đổi buôn bán
-Trao đổi buôn bán với các nước Trung Quốc, Xiêm ...
-Không trao đổi buôn bán với người nước ngoài
chúc pạn học tốt
Những việc làm nào của Nguyễn Huệ thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc?
Tổ chức lễ Thệ sư (lễ tế cờ và thề trước lúc xuất quân) Và đọc bài Hiểu dụ thướng sĩ
Bốn đạo quân Thanh tiến vào nước ta do ai chỉ huy và theo những hướng nào ?
Tôn Sĩ Nghị chia thành 4 đạo quân sang xâm lược nước ta :
+Đạo quân thứ nhất do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh theo đường Lạng Sơn tiến vào Thăng Long.
+ Đạo quân thứ hai do Sầm Nghi Đống theo đường Cao Bằng vào Thăng Long.
+ Đạo quân thứ ba theo đường Tuyên Quang tiến vào Sơn Tây do Ô Đại Kính chỉ huy.
+ Đạo quân thứ tư theo đường Quảng Ninh vào Hải Dương.
Nhận xét về chiến thuật quân sự của vua Quang Trung dựa trên các yếu tố : Bất ngờ, thần tốc, đồng loạt.
-Bất ngờ:.................................................
-Thần tốc:................................................
-Đồng loạt:...............................................
Theo em, Quang Trung muốn thể hiện điều gì qua lời dụ tiến sĩ tại lễ tuyên thệ ở Thanh Hóa?
Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
vi sao phong trao tay son goi la phong trao ao vai co dao
Phong trào Tây Sơn được gọi là phong trào áo vải cờ đào một phần cũng là do vua Quang Trung được gọi là anh hùng áo vải. Những anh hùng xuất thân từ trong một quân đội (có sẵn) thì không được kể là anh hùng áo vải. Anh hùng áo vải là người đã dấy lên từ hai tay trắng, tự thành lập quân đội, khi ra chiến trường khi không mặc áo giáp ... Nguyễn Huệ hay Lê Lợi là những người như thế.
==> Phong trào Tây Sơn được gọi là phong trào áo vải cờ đào
Phong trào Tây Sơn đã có những đóng góp gì đối với dân tộc
Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỷ XVIII).
- Giữa TK XVIII CĐPK suy yếu, khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng nổ.
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn-Bình Định. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành PT lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Từ 1786 đến 1788 PT Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn PK Trịnh - Lê, thống nhất đất nước.
- Giải phóng dân nhân khỏi chế độ phong kiến thối nát thời Trịnh-Lê
- Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta
- Làm huỷ diệt âm mưu xâm lược của các nước khác đối với nước ta
- Nền khinh tế phát triển trở lại, nhân dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất
Phong trào Tây Sơn đã có những đóng góp đối với dân tộc:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỷ XVIII).
- Giữa TK XVIII CĐPK suy yếu, khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng nổ.
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn-Bình Định. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành PT lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Từ 1786 đến 1788 PT Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn PK Trịnh - Lê, thống nhất đất nước.
- Giải phóng dân nhân khỏi chế độ phong kiến thối nát thời Trịnh-Lê
- Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta
- Làm huỷ diệt âm mưu xâm lược của các nước khác đối với nước ta
- Nền khinh tế phát triển trở lại, nhân dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất