Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

le quoc duy
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh Hoa
1 tháng 2 2018 lúc 18:18

- Đạo I: tiến quân, giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam

- Đạo II: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây

- Đạo III: tiến thẳng ra Đông Quan

Bình luận (0)
vo thi thuy hien
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 19:22

Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An

-Vì Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

-Việc thực hiện kế hoạch đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

Bình luận (0)
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Lê Hiếu
20 tháng 2 2017 lúc 17:27

Lê Lợi vừa lớn lên đã chứng kiến sự sụp đổ của triều Trần, những cuộc khởi nghĩa của nông dân và những cố gắng cải cách của triều Hồ. Những biến động chính trị-xã hội đó hẳn có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của Lê Lợi, nhưng có lẽ chưa tác động bao nhiêu đến địa vị và chí hướng của một ông đạo Cham hay quân trưởng của miền núi rừng Lam Sơn xa xôi.

Nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt. Lê Lợi với lòng yêu nước, thương dân tha thiết, với ý chí và nghị lực của kẻ trượng phu dĩ nhiên không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước sôi sục của các tầng lớp nhân dân.

Lê Lợi đã từng thấy sự bất lực và đổ nát của triều Trần, sự bất bình, phản kháng của nhân dân đối với vương triều suy thoái này, nên biết rõ phong trào cứu nước dưới danh nghĩa khôi phục nhà Hậu Trần không thể đi đến thành công.

Trước thế lực, uy tín và ảnh hưởng của Lê Lợi, quân Minh đã dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc, dùng chức tước để dụ dỗ ông. Trong thời gian chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Lợi cũng có khi phải dùng lễ vật và lời lẽ nhún nhường để che mắt quân giặc.

Đầu năm Bính Thân (1416) Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất, cùng tâm huyết và chí hướng, trong đó có Nguyễn Trãi, làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện sống chết “chung sức đồng lòng chống giữ địa phương để trong cõi được ở yên".

Đó là hội thề Lũng Nhai lịch sử đặt cơ sở cho sự hình thành một tổ chức lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và một bước chuẩn bị lực lượng tiến tới phát động khởi nghĩa. Từ hội thề Lũng Nhai đến lúc cuộc khởi nghĩa bùng nổ (1416 - 1418) có thể coi là giai đoạn chuẩn bị về tổ chức và lực lượng cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và chủ trì.

Đầu năm Mậu Tuất (1418) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Bình Định vương Lê Lợi là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa, là chủ soái của nghĩa quân Lam Sơn. Trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước và đi đến toàn thắng vào cuối năm 1427.

Lê Lợi lên làm vua năm 1428, lúc 43 tuổi. Lê Lợi có hai người con trai, năm 1429 con trưởng là Tư Tề được lập làm Quốc vương, quyền coi việc nước và con thứ là Nguyên Long được lập làm hoàng thái tử. Nhưng Tư Tề bị bệnh “ngông cuồng” nên năm 1433 Lê Lợi giáng Tư Tề, lập con thứ là Nguyên Long mới 10 tuổi, lên nối ngôi. Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu, Lê Lợi từ trần khi mới 48 tuổi.

Lê Lợi trị vì có 5 năm (1428-1433) trong độ tuổi 40. Tuổi đời chưa cao, nhưng có lẽ do những gian lao, khổ ải của những năm chiến đấu, nên nhà vua chóng già, sức yếu và nhiều bệnh. Trong lúc đó con trai kế vị, người thì điên cuồng, người thì còn non dại, mà trong triều lại có nhiều người uy danh lừng lẫy.

Sự lo lắng cho ngôi báu của con cùng với sự dèm pha, xúi bẩy của bọn xu nịnh đã đưa Lê Lợi đến hành động sát hại hai công thần và cũng là hai người bạn chiến đấu đã từng vào sinh ra tử hồi bình Ngô là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo.

Lê Lợi chỉ ở ngôi 5 năm, nhưng trong thời gian đó, đã có nhiều cố gắng lớn nhằm khắc phục những hậu quả của thời Minh thuộc, xây dựng lại đất nước, củng cố nền độc lập và thống nhất.

Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập - thống nhất quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Như Hằng
20 tháng 2 2017 lúc 16:23

lãnh đạo chiến đấu quân minh xâm lược bạn nha

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 19:36

-Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh
-Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
-Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh
-Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm

Bình luận (0)
duyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
18 tháng 1 2017 lúc 20:23

Câu hỏi của Nguyễn thúy nhi - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến

Bạn tham khảo ở đây nhé !

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 1 2019 lúc 10:29

Tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423:

-Lực lượng của nghĩa quân còn yếu.

-Bị quân Minh tấn công, bao vây nhiều lần.

-Ba lần rút lên núi Chí Linh.

-Thiếu lương thực trầm trọng ( Thiếu lương thực tới mức Lê Lợi phải cho giết ngựa và voi, kể cả ngựa của ông ). Trong bối cảnh đó Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích:

-Để chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ về lương thực.

-Để tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lại quân đội, chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Mục đích:Nhằm mở rộng địa bàn hoạt động,củng cố lực lượng

Bình luận (0)
Lê Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Lê Hiếu
7 tháng 1 2017 lúc 9:56

Đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử : cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

Những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện mà em biết là : Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Lợi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân,...

Bình luận (4)
Bình Trần Thị
2 tháng 1 2017 lúc 19:15

khởi nghĩa Lam Sơn

Bình luận (0)
Tạ Đức Minh
3 tháng 1 2017 lúc 20:45

Cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược / Bạn thân tik cho ủng hộ mk nha bạn

Bình luận (0)
Tòng Đinh
Xem chi tiết
Cậu♥Chủ♥Ngốc
30 tháng 1 2018 lúc 21:22

Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo, được tiến hành trong lúc nội tình đất nước không yên, chính quyền không được lòng dân, do đó không phát huy được sức mạnh của thế trận "cả nước đánh giặc"; nặng về phòng ngự bị động và thiếu linh hoạt trong vận dụng cách đánh nên sớm thất bại. Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo không chỉ biết khắc phục những hạn chế của cuộc kháng chiến trước đó mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Việc chọn vùng núi Lam Sơn với những điều kiện về "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", làm căn cứ đầu tiên, là biểu hiện tài nghệ của Lê Lợi trong việc tổ chức phát động cuộc khởi nghĩa chống Minh. Nghe theo kế của Nguyễn Chích, từ tháng 10/1924, nghĩa quân bắt đầu tiến công vùng Nghệ An. Trong gần một năm chiến đấu theo phương hướng chiến lược mới, nghĩa quân đã có đất đứng chân vững chắc và một hậu phương rộng, tạo nên một thay đổi cơ bản đối với cục diện chiến trường. Điểm khác căn bản giữa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những cuộc khởi nghĩa trước đó là ở chỗ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu Lam Sơn đã biết dựa vào dân, xây dựng lực lượng nghĩa quân từ nhân dân để tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân đánh giặc. Đại đa số nghĩa quân là những người "mạnh lệ" - những người nghèo khổ bị bọn xâm lược và phản động áp bức nhiều nhất, theo tiếng gọi khởi nghĩa họ đã đến tập hợp, trở thành những nghĩa binh dũng cảm. Với mục đích chính nghĩa hợp lòng dân nên nghĩa quân Lam Sơn được đông đảo nhân dân ủng hộ, từ đó Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp tiến công địch bằng cả sức mạnh của nghĩa quân và sự nổi dậy của quần chúng nhằm tiến công bao vây, diệt địch và giành quyền tự chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, tổ tiên ta đã vận dụng phương thức đánh địch bằng sự kết hợp quân sự, chính trị và binh vận, giữa quân sự và ngoại giao. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng lực lượng quân sự cũng như đấu tranh vũ trang, coi đó là mũi tiến công chủ yếu để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Bên cạnh tiến công quân sự là một cuộc chiến tranh rất kiên trì và khéo léo về ngoại giao, nhằm tiến công vào ý chí xâm lược của giặc, tiên tới chấm dứt chiến tranh bằng cách mở ra cho quân Minh một lối thoát "trong danh dự". Những bức thư dụ hàng tướng giặc của Nguyễn Trãi nhằm thực hiện chiến lược "công tâm" (đánh vào lòng người) đã có "sức mạnh bằng mười vạn quân", góp phần làm tan rã tinh thần chiến đấu của giặc. Trong khởi nghĩa và chiến tranh, bộ chỉ huy nghĩa quân rất coi trọng việc tạo thời, lập thế,từng bước chuyển hóa lực lượng, xoay chuyển tình thế. Sự phát triển của nghĩa quân gắn liền với nghệ thuật từng bước chuyển thế trận. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, "mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn", còn quân địch càng đánh càng thua "mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy". Với việc lựa chọn rất đúng đắn phương hướng và mục tiêu của các cuộc tiến công chiến lược, khéo kết hợp giữa vây thành với diệt viện, bộ chỉ huy nghĩa quân đã dẫn giải cuộc chiến tranh giải phóng đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nhiều hình thức chiến thuật đã được vận dụng thành công. Phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của nghĩa quân, được sử dụng có hiệu quả trong suốt quá trình khởi nghĩa. Chiến thuật vây thành và đánh thành cũng được vận dụng thành công trong quá trình khởi nghĩa và chiến tranh. Nghĩa quân chủ trương vây thành là chính, nhưng khi cần thiết để phục vụ yêu cầu chiến lược và khi có điều kiện, nghĩa quân cũng đã thực hiện công thành, hạ thành để tiêu diệt địch, nhất là đối với những thành nằm dọc trên đường mà viện binh giặc có thể đi qua. Khi tiến công thành Xương Giang, quân ta đã vây chặt bốn mặt thành, đắp đất thành những cao điểm để đặt pháo bắn vào thành, đào đường ngầm để đột nhập vào trong và dùng thang trèo lên thành rồi ồ ạt tiến công... Trận hạ thành Xương Giang chứng tỏ một bước trưởng thành của nghĩa quân Lam Sơn và cũng là một điển hình của nghệ thuật công thành trong lịch sử quân sự dân tộc. Cho mìh xin cái like nhé m.nhaha

Bình luận (0)
Măm Măm
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
30 tháng 1 2018 lúc 21:11

. Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
. Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Hoài Đông
22 tháng 2 2019 lúc 20:33
Thời gian Trận đánh tiêu biểu Kết quả
Năm 1425 Tân Bình Thuận Hóa thắng lợi
Năm 1426 Tốt Động- Chúc Động thắng lợi
Năm 1427 Chi Lăng- Xương Giang thắng lợi
Bình luận (0)
hoai thu nguyen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
5 tháng 2 2017 lúc 23:20

Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bình luận (0)
Hoàng Thiên Phúc
15 tháng 2 2017 lúc 20:15

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi vẻ vang, chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với nước ta, mở ra một thời kì mới là thời Lê sơ.

Bình luận (1)
Đào Thùy Trang
16 tháng 2 2017 lúc 21:52

- Vương Thông đồng ý xin hòa & mở hội thề ở Đông Quan

- Ngày 10/12/1427, Quân Minh rút quân về nước

- Đất nước sạch bóng quân thù

Chúc bn học tốthihi

Bình luận (0)
Uyên Phương
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
30 tháng 1 2018 lúc 19:08

le loi dung co khoi nghia, xung la BINH DINH VUONG

Bình luận (0)
A.Thư
8 tháng 2 2018 lúc 22:25

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương

Bình luận (0)
Mai Shiro
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
26 tháng 2 2017 lúc 23:09

Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bình luận (0)