BÀI 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Nhi Trương
Xem chi tiết
SukhoiSu-35
20 tháng 2 2021 lúc 21:24

nghe (trợ giúp·thông tin) hay được dịch là chiến tranh chớp nhoáng một từ tiếng Đức mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhắm đến mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá ...

Normandy, vùng biển Bỉ, kênh biển Manche, vùng biển Anh từ Kent đến Dorset, Đảo Wight, các vùng thuộc Devon, chủ yếu Sussex  Kent. Chiến dịch Sư tử biển (tiếng Đức: Unternehmen Seelöwe)  một chiến dịch quân sự của Đức Quốc xã nhằm tấn công và xâm chiếm Anh Quốc bắt đầu vào năm 1940.

Bình luận (0)
Lưu Quang Trường
20 tháng 2 2021 lúc 21:33

- Có nghĩa là: đánh một cách chớp nhoáng vào các cự điểm của Liên Xô để quân Liên Xô bất ngờ, không chống cự được.

-Chiến dịch Sư tử biển là một chiến dịch quân sự của Đức Quốc xã nhằm tấn công và xâm chiếm Anh Quốc bắt đầu vào năm 1940. Kế hoạch này dựa trên điều kiện tiên quyết là không quân Đức phải làm chủ được không phận trên biển Manche. Sau thất bại của cuộc Không chiến tại Anh Quốc, Chiến dịch Sư tử biển bị đình hoãn vào ngày 17 tháng 9 và không còn dịp đưa vào thực hành.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Quang Nhân
15 tháng 2 2021 lúc 8:35

 Vai trò của Liên Xô, Anh -Mĩ:

- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

- Anh - Mĩ

+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phàn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.

+ Tấn công phát xít Đức từ phía tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.

+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
15 tháng 2 2021 lúc 13:20
  Các bên tham chiến  Thời gian   Quy mô  Hậu quả  Tính chất 
 Chiến tranh thế giới thứ nhất  Gồm 2 khối liên minh và hiệp ước Từ năm 1914 đến 1918    Toàn cầu   Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và  của : + Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla. + 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Là cuộc chiến giành quyền lợi và thuộc địa của các nước đế quốc, tuy nhiên chỉ mang lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản. Là cuộc chiến xâm lược nhằm đánh chiếm thuộc địa, lãnh thổ của đối phương.
 Chiến tranh thế giới thứ 2  Các cường quốc và phe phát xít Năm 1939 đến 1945 Toàn cầu  Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dà người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%. 

+ Từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

 

Bình luận (0)
Hồng Nhung
Xem chi tiết
Hong Nguyen
Xem chi tiết
︵✰Ah
4 tháng 2 2021 lúc 7:15

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 :

Được chia làm 2 giai đoạn:

-Từ năm 1939-1941 ( trước khi Liên xô tham chiến ) là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

-Từ 1941-1945 ( sau khi Liên xô tham chiến ) là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới

Bình luận (0)
Nguyễn Dĩ
Xem chi tiết
Nhi Trương
Xem chi tiết
Nhi Trương
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
23 tháng 1 2021 lúc 19:07

* Giai đoạn 1 (Từ tháng 9/1939 đến tháng 11/1942): 

Mặt trận phía Tây

- Rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

- Tháng 4/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Lúc-xăm-bua và Pháp.

- Tháng 7/1940, Đức tấn công nước Anh nhưng bị Anh, Mĩ đẩy lùi bằng không quân và hải quân

Mặt trận Xô – Đức:

- Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô với chiến lược ‘Chiến tranh chớp nhoáng’. Thời gian đầu nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến nên quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

- Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ Matxcơva.

- Cuối năm 1942, Đức tấn công Xta-lin-grát -“nút sống” của Liên Xônhưng không chiếm được.

 Mặt trận Bắc Phi 2

- Tháng 9/1940, I-ta-li-a tấn công Ai Cập, cuộc chiến ở thế giằng co.

- Tháng 10/1942, liên quân Anh - Mĩ giành thắng lợi trong trận En A-lamen, và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.

Mặt trận Thái Bình Dương:

- Tháng 9/1940, Nhật kéo vào Đông Dương.

- Ngày 07/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

- Nhật tấn công vào Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Khối Đồng minh chống phát xít hình thành

- Ngày 01/01/1942, khối đồng minh chống phát xít được thành lập, gồm 26 nước, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh.

* Giai đoạn 2 (Từ tháng 11/1942 đến tháng 8/1945)

Mặt trận Xô – Đức:

- Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công trong trận Xta-lin-grat. 

- Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ.

- Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

Mặt trận Bắc Phi – I-ta-li-a

Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, Liên quân Mĩ – Anh phản công, quét sạch quân Đức – I-ta-li-a ra khỏi Châu Phi  

=> Chiến sự ở Bắc Phi kết thúc.

* Ở I-ta-li-a:

Từ tháng 7/1943 liên quân Mĩ–Anh đánh chiếm Xi-xi-li-a, truy kích quân phát xít.

=> Phát xít I-ta-li-a sụp đổ.

Mặt trận phía Tây

- Tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công Đức ở mặt trận phía Đông.

- Hè 1944, Mĩ – Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. 

- Tháng 2/1945, hội nghị I-an-ta được triệu tập, gồm 3 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, quân Đồng Minh bắt đầu tấn công Đức ở mặt trận phía Tây.

- Tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công vào Béclin, tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức.

- Tháng 5/1945, Đức đầu hàng không điều kiện. 

=> Chiến tranh kết thúc ở Châu Âu

 Mặt trận Thái Bình Dương:

- Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943), Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở TBD

- Từ 1944, Mĩ - Anh tăng cường tấn công vào quân Nhật

- Ngày 6/8 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật

- Ngày 8/8/1945, Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật.

- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện.

=> Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

Bình luận (0)
Trịnh Long
23 tháng 1 2021 lúc 20:51

Từ 1939 đến 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến) đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô).

2. Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 (ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat).

3. Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).

4. Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu).

5. Giai đoạn thứ năm:từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt).

Bình luận (0)
ngocvy
Xem chi tiết
Quang Nhân
19 tháng 1 2021 lúc 16:34

Cuộc ''Chiến tranh kì quặc'' đã giúp cho nước Đức phát xít mạnh lên.. Thực lực của Đức khi đó tăng lên chừng gấp đôi thời kì trước khi đánh Ba Lan. Trong khi đó thì các chính phủ Anh, Pháp do theo đuổi những âm mưu chống Liên Xô đã không nghĩ đến củng cố sự phòng của đất nước. Trong những tháng ấy, sản xuất vật liệu chiến tranh của Anh và Pháp không tăng; một phần vũ khí và quân trang làm ra lại gửi sang Phần Lan.

- Lập trường mù quáng chống Liên Xô làm cho giới thống trị các nước Anh và Pháp trở nên thiển cận. Mặc dầu nguy cơ tấn công của Đức vào các nước phương Tây ngày càng rõ và họ biết điều đó nhưng giới thống trị Anh, Pháp vẫn không thay đổi chính sách; họ vẫn tiếp tục hi vọng rằng “Hítle sẽ quyết định hướng đội quân về phía Đông chống Nga”.

=> Đức có một chiến lược vô cùng không ngoan, một bước đi đầy tính toán và khiến cho các nước Châu Âu trở tay không kịp thời

 
Bình luận (0)
Nguyễn An
Xem chi tiết
Quang Nhân
8 tháng 1 2021 lúc 21:54

Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, một hội nghị quốc tế đã được mở tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đưa ra những quyết định quan trọng. Những quyết định này là cơ sở quan trọng hình thành Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cựC. Hai cực này sau đó đã có một cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài, đến tận năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì trật tự hai cực Ianta mới sụp đổ hoàn toàn.

=> Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động to lớn đến tình hình thế giới là: hình thành trật tự hai cực Ianta.

Bình luận (0)