BÀI 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

* Về chính trị

- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.

- Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.

* Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

* Về xã hội

- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

- Nước Nga tập trung những mâu thuẫn gay gắt của thời đại. Nga là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyển đế quốc chủ nghĩa, Chính phủ Nga hoàng bất lực, nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng.

Tình cảnh người nông dân Nga đầu thế kỉ XX.
Tình cảnh người nông dân Nga đầu thế kỉ XX.

2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười

a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917

- Ngày 23/2/1917 (theo lịch Nga), cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-gơ-rát.

- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích

- Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.

- Kết quả:

  + Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

  + Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết).

Xô viết đại biểu công nhân và binh lính ở Pê Trô grat
Xô viết đại biểu công nhân và binh lính ở Pê-tơ-rô grát

+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.

 + Nga trở thành nước Cộng Hoà

- Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi. Tuy nhiên một tình hình chính phức tạp chưa từng có diễn ra ở nước Nga đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sran và Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

Lê-nin

b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

* Hoàn cảnh: 

- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 mặc dù đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song nước Nga lại tồn tại hai chính quyền song song (các Xô viết gồm đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa).

- Hơn nữa, khi đó Chỉnh phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.

=> Đảng Bôn-sê-vích quyết tâm dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

* Diễn biến khởi nghĩa

- Tháng 4: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trải qua 8 tháng đấu tranh, Đảng Bôn-sê-vích đã chuyển từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Trung tâm quân sự cách mạng được thành lập để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

Luận cương tháng 4-1917 của Lê-nin.
Luận cương tháng -1917 của Lê-nin.

- Ngày 7/10/1917 (20/10/1917), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cuộc cách mạng.

- Đêm 24/10 (6/11), cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô.

- Đêm 25/10 (7/11), quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản lâm thời. Các Bộ trưởng của Chính phủ (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki) bị bắt. Ngày 25/10 (7/11) trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.

Hồng quân tiến vào chiếm Cung điện Mùa Đông
Hồng quân tiến vào chiếm Cung điện Mùa Đông

- Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

* Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

II. Các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết (đọc thêm)

1. Xây dựng chính quyền Xô viết

- Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.

- Chính sách của chính quyền:

        + Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.

        + Chính quyền Xô viết thông qua: "Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. Trong đó sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa . Sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân.

        + Xoá bỏ đẳng cấp, và đặc quyền của giáo hội.

        + Thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết .

        + Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.

       + Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quốc hữu hóa các

=> Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân,  khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu.

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai  đêm 25-10-1917
Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai  đêm 25-10-1917

2. Bảo vệ chính quyền Xô viết

- Cuối năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.

- Để chống thù trong giặc ngoài đầu năm 1919 chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”.    

- Nội dung của chính sách:

        + Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp: quốc hữu hóa đại công nghiệp và công nghiệp vừa và nhỏ nhằm tích lũy hàng tiêu dùng tiếp tế cho quân đội.

        + Trưng thu lương thực thừa của nông dân. Nhà nước độc quyền lúa mì. Năm 1920 chế độ này được áp dụng với cả khoai tây, rau đậu và nhiều nông phẩm khác.

        + Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.

=> Chính sách "Cộng sản thời chiến" đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.

Lược đồ nước nga chống thù trong giặc ngoài
Lược đồ nước Nga chống thù trong giặc ngoài

III. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga 

* Với nước Nga

- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Với thế giới

- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Cách mạng tháng Mười Nga