Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
LY VÂN VÂN
1 tháng 2 2018 lúc 18:20

* Tầm nhìn ASEAN 2020 được Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức họp tại Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) tháng 12-1997 thông qua, theo đó đặt mục tiêu tới năm 2020 ASEAN sẽ là "một nhóm hài hòa các dân tộc Đông - Nam Á hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"; chủ đề hợp tác kinh tế của ASEAN tiến tới năm 2020 là "Quan hệ đối tác trong phát triển năng động".

* Kế hoạch Hành động Hà Nội là văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, tháng 12-1998, hội nghị cấp cao chính thức cuối cùng của ASEAN trước thềm thế kỷ 21 nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020.

* Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hiệu quả, tính đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, tăng cường liên kết khu vực và thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.

* Tuyên bố hòa hợp ASEAN II hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (Tuyên bố Ba-li II) được lãnh đạo ASEAN ký tại Ba-li năm 2003, theo đó xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột, là Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC).

* Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) ra đời ngày 24-2-1976 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Ba-li (In-đô-nê-xi-a), với mục đích duy trì hòa bình vĩnh viễn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân thiện, quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các nước thành viên. Sau này, ASEAN thúc đẩy TAC thành Bộ luật ứng xử giữa các nước Đông - Nam Á với các nước ngoài khu vực.

* Hiệp ước Đông - Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) được thiết lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 17 (tháng 7-1984) và được lãnh đạo các nước ASEAN ký tháng 12-1995, nhằm xây dựng Đông - Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.

* Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10-2002, coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, ASEAN và Trung Quốc cũng ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 với sáu nước ASEAN cũ và năm 2015 với bốn nước ASEAN mới.

* Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn đối thoại và trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được ASEAN khởi xướng tháng 7-1994. Đến nay, ARF có 27 thành viên gồm mười nước thành viên ASEAN, mười bên đối thoại và bảy quốc gia ngoài khu vực.

* Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là tiến trình thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư, họp tại Xin-ga-po tháng 1-1992 thông qua, đánh dấu bước tiến lịch sử về chất trong hợp tác kinh tế của ASEAN. Theo lộ trình thiết lập AFTA trong 15 năm, các nước ASEAN thúc đẩy liên kết kinh tế nội khối, từng bước đưa ASEAN thành khu vực sản xuất quốc tế, có khả năng cạnh tranh và hấp dẫn giới đầu tư quốc tế. Nội dung quan trọng của AFTA là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).

* Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) là cơ chế hợp tác, tham vấn cấp bộ trưởng cao nhất về các vấn đề an ninh và quốc phòng giữa các thành viên ASEAN và tám nước đối thoại (gồm Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Nga và Mỹ). Hội nghị ADMM+ lần đầu được tổ chức tại Hà Nội ngày 12-10-2010 là một dấu mốc trong lịch sử ASEAN, mở ra cơ hội để các bên hợp tác giải quyết những thách thức về an ninh truyền thống và phi truyền thống, tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông - Nam Á.

Bình luận (0)
Vũ Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
14 tháng 3 2018 lúc 20:13

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Bình luận (0)
Kim Tuyến
18 tháng 3 2018 lúc 19:02

Đặc điểm phát triển kinh tế của Đông Nam Á là:

-Thời thuộc địa,nền kinh tế lạc hậu,,tập trung vào sản xuất lương thực,phát triển công nghiệp khai khoáng cung cấp nguyên liệu cho đế quốc.

-Ngày nay,sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước.

-Các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
29 tháng 1 2018 lúc 21:22

-Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê của Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của

khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới năm 2000 :

- Giải thích: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài trăm năm nay).

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
26 tháng 1 2018 lúc 20:56

-Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê của Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của

khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới năm 2000 :

- Giải thích: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài trăm năm nay).

 
Bình luận (1)
Ngọc Hnue
25 tháng 1 2019 lúc 8:43

Hỏi đáp Địa lý

Biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng gạo và cà phê của Đông Nam Á so với Thế giới

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
23 tháng 2 2018 lúc 22:14

*Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á đó là:
+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông )
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...)
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...)
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...)
- Năm 1990 mức tăng trưởng bình quân của thế giới ở mức 3-4%, qua bảng trên chúng ta thấy được tốc độ tăng trưởng của các nước Đông Nam Á trong thời gian này là khá cao.
- Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: Phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, chuyển đổi cơ cấu chậm, vay nhiều vốn không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,...
- Những năm 1997-1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế nhiều nước trong khu vực: Mức tăng trưởng giảm( In-đô, Thái Lan, Ma-lai). Riêng Việt Nam mức tăng trưởng không ảnh hưởng nhiều do nền kinh tế của chúng ta chưa quan hệ rộng với bên ngoài nên chịu tác động ở mức độ hạn chế hơn.
Vì vậy có thể nói nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh xong chưa vững chắc.

Bình luận (0)
nguyễn lê yến linh
23 tháng 2 2018 lúc 22:29

_ Kinh tế của các nước này dễ bị tác động ở bên ngoài
_Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức

_Đầu thế kỉ XX, hầu như tất cả các nước ĐNA đều lạc hậu, nông nghiệp và công nghiệp phát triển mấy

_Tuy không quá nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế ở ĐNA nhưng hầu hết chúng đều gây chấn động mạnh và ảnh hương tới các nước xung quanh

_Kinh doanh ồ ạt không quy mô

_tỷ trọng nhập siêu vô cùng lớn

Bình luận (0)
Minh Vy Đoàn
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
8 tháng 3 2018 lúc 20:49

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

Bình luận (0)
Ngọc Ruby
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
10 tháng 3 2017 lúc 22:02

a) Dân cư

- Thuận lợi : dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Trở ngại : lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

b) Xã hội

- Thuận lợi :

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Trở ngại :

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Bình luận (2)
_silverlining
10 tháng 3 2017 lúc 21:42

ĐNA có dân số đông,lao động dồi dào, dân số trẻ, tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.Nét chung: cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo, gạo là lương thực chính, ít dùng thịt, sữa, làm nương, trò chơi, điệu múa..., người nông dân sống thành làng, bản...
Nét riêng: tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn.
ĐNA có các biển vịnh ăn sâu vào đất liền cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn Thuận lợi:
+ Dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Phát triển sản xuất lương thực (trồng lúa gạo).
+ Đa dạng về văn hóa -> có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch.
- Khó khăn:
+ Ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế.
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong sản xuất và sinh hoạt, có nét chung là: trồng lúa, dùng trâu bò, sống thành làng bản; có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước ĐNA có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng,sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP.
Từ 1990 đến 1996: Kinh tế phát triển nhanh do:
+ Tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông.
+ Tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản.
+ Có nhiều nông phẩm nhiệt đới (lúa gạo, cao su...)
+ Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài có hiệu quả.
- Năm 1998: tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính Để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển, đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế, đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng, chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng, nhạy bén thời cuộc.

Bình luận (0)
Phát Kaito
10 tháng 3 2017 lúc 22:44

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

Bình luận (0)
Hoàng Thảo Linh
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
23 tháng 2 2018 lúc 22:17

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

* Nguyên nhân:

– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Bình luận (0)
nguyễn lê yến linh
23 tháng 2 2018 lúc 22:18

+, Có hơn 5000 điểm quặng ở Vn, trong đó có tới gần 60 loại khoáng sản khác nhau: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim; khoáng sản xây dựng

-Nguyên nhân:

+, Phần lớn do ý thức mọi người về việc khai thác khoáng sản còn hạn chế

+,Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.

+,Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.

+,Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu.

+,Sự quản lí còn lỏng lẻo.

Bình luận (0)
meo con
24 tháng 2 2018 lúc 13:20

– Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5(X)0 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

nguyên nhân cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản là:

+ Khai thác không hợp lý ( tự do, bừa bãi )

+ Sử dụng không hợp lý, lãng phí

+ Bị vơ vét nhiều trong chiến tranh

+ Quản lí bảo vệ yếu kém

+ Kỹ thuạt khai thác lạc hậu

Bình luận (0)
le vi dai
Xem chi tiết
Nguyễn Trần An Thanh
31 tháng 3 2016 lúc 13:33

1/ *Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á đó là: 
+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông ) 
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...) 
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...) 
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...) 

- Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: Phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, chuyển đổi cơ cấu chậm, vay nhiều vốn không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,... 
- Những năm 1997-1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế nhiều nước trong khu vực: Mức tăng trưởng giảm( In-đô, Thái Lan, Ma-lai). Riêng Việt Nam mức tăng trưởng không ảnh hưởng nhiều do nền kinh tế của chúng ta chưa quan hệ rộng với bên ngoài nên chịu tác động ở mức độ hạn chế hơn. 
Vì vậy có thể nói nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh xong chưa vững chắc.

2/ Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta : 
- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển , giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo 
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

 Ảnh hưởng của vị trí đến môi trường tự nhiên :
- Làm cho nước ta vừa có đất liền , vừa có vùng biển rộng lớn 
- Nằm trong vùng nội chí tuyến , ở khu vực gió mùa nên tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm 
- Vừa gắn vào lục địa châu Á , vừa mở ra biển Đông nên tự nhiên nước ta mang tính biển sâu sắc , làm tăng cường tính chất gió mùa ẩm của tự nhiên nước ta .

Bình luận (0)
nguyễn hương
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
28 tháng 2 2018 lúc 19:15

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

Bình luận (0)
meo con
2 tháng 3 2018 lúc 20:24

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,…

Bình luận (0)