Nội dung lý thuyết
(Giảm tải)
- Sau chiến tranh thế giới lần II nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, biểu hiện: xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới (NIC).
- Trong nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến.
- Trình độ phát triển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ rất khác nhau:
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.
Nhật Bản là quốc gia phát triển nhất Châu Á.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,..
+ Một số nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a,…
Trùng Khánh - Trung Quốc.
+ Một số nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp: Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Nê-pan, Băng-la-đét,…
Một ngôi làng ở Nê-pan.
+ Một số nước giàu dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí: Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-ut,…
Dầu mỏ được coi là nguồn "vàng đen" ở các quốc gia Trung Đông.
- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông-công nghiệp nhưng lại có ngành công nghiệp rất hiện đại như ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,…: Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,..
- Ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.
⇒Kết luận:
Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước và vùng lãnh thổ của châu Á không đều. Còn nhiều nước đang phát triển có thu nhập thấp, nhân dân còn nghèo khổ.
Nhóm nước | Đặc điểm phát triển kinh tế | Tên nước – vùng phân bố |
Phát triển cao. | Nền kinh tế - xã hội toàn diện | Nhật Bản |
Công nghiệp mới. | Mức độ công nghiệp hoá cao, nhanh. | Si- ga- po, Hàn Quốc |
Đang phát triển. | Nông nghiệp phát triển chủ yếu. | Việt Nam, Lào |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. | Công nghiệp phát triển nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng. | Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan |
Trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao. | Khai thác dầu khí xuất khẩu. | Arập- Xêút, Bru- nây. |
Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Mặt khác, số lượng các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.