Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Đan Đan
Xem chi tiết
My Ngo
Xem chi tiết
SukhoiSu-35
28 tháng 1 2021 lúc 22:54

Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của  các nước  hiện nay vì:

a) Các nước có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

 

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

 

Bình luận (0)
Trịnh Long
29 tháng 1 2021 lúc 11:40

Bởi:

+ ngành này cung cấp lương thực cho tất cả các nước.

+ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhà nước.

Bình luận (0)
Hai Anh Lê
Xem chi tiết
SukhoiSu-35
24 tháng 1 2021 lúc 20:21

Campuchia có khí hậu gió mùa với mùa khô và mùa mưa kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối bằng nhau. Nhiệt độ và độ ẩm thường ở mức cao quanh năm. Rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước, song đã bị suy thoái phần nào tại các khu vực dễ tiếp cận do bị đốt để để chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

Bình luận (2)
Alices Con Thỏ
Xem chi tiết
Alices Con Thỏ
21 tháng 1 2021 lúc 19:50

ai giúp mik vs

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
23 tháng 1 2021 lúc 4:40

Nhưng mà bạn cần cho người khác bản số liệu đã chứ!

Bình luận (0)
Cảnh
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
18 tháng 1 2021 lúc 18:29

- Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.

- Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.

Bình luận (0)
Quang Nhân
18 tháng 1 2021 lúc 17:07

Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc, do:

- Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và  2008, đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.

- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực  (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..).

Bình luận (0)
hjhgj
Xem chi tiết
Tô Hải Phong
Xem chi tiết
✟şin❖
7 tháng 4 2020 lúc 16:43

Các nước Đông Nam Á có những lợi thế gì để thu hút sự chú ý của các nước đế quốc :

A. Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có.

B. Vị trí cầu nối và nguồn nhân công dồi dào.

C. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Có nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất.

Bình luận (0)
✟şin❖
7 tháng 4 2020 lúc 16:45

Ko có gì

Bình luận (0)
Nguyễn Như Quỳnh
7 tháng 4 2020 lúc 16:44

cảm ơn nha!

Bình luận (0)
Hương Giang
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
27 tháng 2 2017 lúc 15:05

1)- Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc:
+ Giai đoạn 1990 - 1996: Mức tăng trưởng phát triển khá nhanh, tăng cao.
+ Giai đoạn 1997 - 1998: Mức tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính.
+ Giai đoạn 1998 - 2000: Mức tăng trưởng lại khá nhanh.
- Trong quá trình phát triển kinh tế nhiều nước chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường dẫn đến thiên bị tàn phá đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

- Các nước ĐNA có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa: Tỉ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng.
Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Trâm
27 tháng 2 2017 lúc 15:09

2)

Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên

- Vị trí nội chí tuyến.
- Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, tính chất ven biển, tính đa dạng phức tạp.

Bình luận (0)
Joen Jungkook
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
12 tháng 4 2017 lúc 17:43

1. Mục tiêu:

1.1. Tuyên bố Băng Cốc (Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - 8/8/1967) – được coi là Tuyên bố khai sinh ra ASEAN - nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội là:

“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;”

i. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

ii. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính;

iii. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;

iv. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;

v. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;

vi. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

Bình luận (2)
Halsey Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 3 2017 lúc 15:26

Các nước Đông Nam Á có sản lượng lúa nhiều hơn sản lượng cà phê. Điều này chứng tỏ rằng các nước Đông Nam Á chủ trọng sản xuất cây lương thực thay vì cây công nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 3 2017 lúc 15:28

Sản lượng lúa và cà phê của các quốc gia Đông Nam Á chiếm tỷ trọng khá lớn so với sản lượng chung của thế giới:

+ Lúa chiếm hơn 1/5 tổng sản lượng lúa thế giới.

+ Cà phê chiếm tới gần 1/5 tổng sản lượng cà phê của thế giới.

=> NÔNG NGHIỆP TƯƠNG ĐỐI PHÁT TRIỂN.

Bình luận (0)