Ngày xưa, ở vùng Đồng Nai, có một bộ tộc (1) du mục (2) thuộc dâ n tộc Châu Mạ (3) chuyên sống bằng nghề nương rẫy (4) và săn bắt thú rừng. Đứng đầu bộ tộc này là tù trưởng(5) Sora Đin, tuy râu tóc đã bạc phơ nhưng trong ông còn rất khỏe mạnh. Sora Đina là con trai lớn của tù trưởng Sora Đin, được cha truyền nghề cung ná từ nhỏ nên sớm trở thành tay thiện xạ (6). Trong một ngày, Sora Đina có thể dễ dàng hạ hai con hổ. Chàng còn có thể hạ được cả loài cá sấu hung dữ đã một thời gây khủng khiếp ở vùng giáp Sông Bé và sông Đồng Nai. Lúc bấy giờ ở thượng nguồn sông Đồng Nai c ó nàng Điểu Du là trưởng nữ của tù trưởng Điểu Lôi, người Châu Ro (7). Điểu Du say mê tập tành với chí hướng (8) nối nghiệp(9) cha. Chính cô đã trừ được con voi một ngà hung dữ ở vùng Đạt Bo. Tiếng thơm bay xa. Tài thiện xạ của Sora Đina gây được sự cảm mến trong lòng Điểu Du. Và Sora Đina cũng muốn được gặp mặt người con gái nổi tiếng về tài phóng lao (10) ở miền thượng lưu con sông(11). Năm nọ, trời hạn hán. Các con suối lớn nhỏ đều khô cạn. Cả người lẫn thú đổ xô ra sông tìm nước uống. Một hôm trời chuyển động, mây đen chao đảo trên vòm trời. Một chiếc xuồng độc mộc(12) chở một thiếu nữ tất tả xuôi mau vào bờ. Bỗng một con cá sấu từ dưới nước nổi lên và đuổi theo chiếc xuồng. Lập tức hai mũi lao từ tay Điểu Du phóng nhanh về phía con cá sấu. Nó bị thương n ên càng vẫy vùng lồng lộn, há miệng định nuốt chửng cả chiếc xuồng và người con gái .Trong cơn nguy hiểm, may sao thuyền của Sora Đina vừa kịp xuất hiện. Nhanh như chớp, chàng bắn liền hai phát tên. Cá sấu trúng tên chạy được một đoạn thì chìm nghỉm. Sora và Điểu Du quen nhau từ đó. Họ trở thành đôi bạn xuôi ngược dòng sông. Dần dần họ yêu nhau. Mối tình của hai người được Sora Đin và Điểu Lôi chấp thuận. Theo phong tục hồi đó, trước ngày cưới, Sora Đina phải về ở rể bên đàng gái. Sora Đin cho con trai mình chiếc tù và (13) và căn dặn: - Gặp trắc trở thì thổi tù và, sẽ có người đến giúp. Sora Đina lên con ngựa trắng tiến về miền thượng lưu. Đi một đoạn đường, gặp con suối cạn, Sora Đina phải dìu ngựa qua các gộp đá lởm chởm. Đột nhiên từ trên cây cổ thụ có một con cọp xám phóng xuống ôm choàng lấy Sora Đina. Đó là một gã đàn ông đội lốt hổ. Nó vừa đánh nhau với Sora Đina vừa hăm dọa: 3
- Thần hổ đây, tao sẽ giết mày vì mày có tội…. Sora Đina nào phải tay vừa. “Thần hổ” bị đánh ngã, bèn xông tới toan cướp ngựa. Con ngựa trắng hí lanh lảnh chồm lên dữ dội, “thần hổ”bị ngựa đá, phóng nhanh vào rừng. Đi thêm một đỗi ngắn, Sora Đina đã thấy Điểu Du ra đón chàng ở bìa rừng. Đàng xa, Điểu Lôi cũng vừa tới. Nhân lúc ngồi nghỉ, Sora Đina hỏi Điểu Du: - Vùng này có hổ không em? Điểu du cười đáp: - Thằng thầy mo (14) Sang Mô đó. Nó bày trò hù dọa dân làng. Nó oán em lắm vì em không ưng nó. Thấy bóng Sang Mô loáng thoáng gần đây. Sora Đina lên tiếng: - Mời anh Sang Mô đến uống rượu với chúng tôi. Sang Mô đến, hắn trừng mắt nói với Sora Đina: - Anh là kẻ xa lạ, đến đây để làm gì? Một lát, hắn nhìn Sora Đina cười nham hiểm: - Nghe nói anh nổi tiếng về tài thiện xạ.Vậy ta thách anh: nếu anh bắn trúng cái lá chót trên cành cây ta đang cầm trên tay thì ta sẽ nhường Điểu Du cho a nh. Hắn bẻ một nhánh quýt rừng và giơ lên. Hắn vừa thách vừa lắc lắc bàn tay khiến nhánh quýt run rẩy như gặp gió. - Nào bắn đi! Dừng một phút, Sora Đina quát lớn: - Thần hổ coi đây! Sang Mô giật mình, ngừng tay. Sora Đina bắn mũi tên xuyên qua chiếc lá c hót. Mọi người reo hò hoan hỉ. Lễ cưới diễn ra trọng thể. Đâm trâu, mời rượu, múa hát…Dân làng ca ngợi đôi trai gái bằng tiếng hát và tiếng cồng chiêng (15) vang dậy. Riêng Sang Mô tức tối, kiếm cách trả thù. Năm sau, Điểu Du sinh được một con trai. Ngày đứ a bé ra đời, mưa tầm tã, Sang Mô nhân đó tung tin : “Điểu Du sanh ra ma quỉ, rồi sẽ có nạn mất mùa đói kém!”. Do đồn nhảm, Sang Mô bị Điểu Lôi gọi đến quở phạt. Hắn càng óan giận. Năm sau nữa, trong một chuyến đi săn chung với Điểu Lôi, Sang Mô đã sát hại (16) viên tù trưởng bằng một mũi tên bắn lén sau lưng. Rồi hắn cùng với mười tên phản loạn(17) khác kéo về suối Đạt Bo để giết luôn vợ chồng Sora Đina. Canh hai đêm đó, ngôi nhà của vợ chồng Sora Đina bỗng dưng bốc cháy. Sora Đina chỉ kịp hét lớn: “Có kẻ đốt nhà!”. Rồi ẵm con cùng Điểu Du thóat ra khỏi vùng lửa. Cuộc xô xát diễn ra ác liệt. Mải lo che chở cho con, Sora Đina bị thất thế (18). Còn Điểu Du sau một lúc chống cự cũng bị Sang Mô bắt. Sora Đina xông tới cứu vợ. Đứa con tuột khỏi tay chàng vă ng xuống đất. Bỗng một cái bóng mảnh mai lao nhanh đế n và ôm lấy thằng bé chạy thóat vào rừng. Người đó chính là Sang My, em gái Sang Mô. Sang Mô gào lên: 4
- Đuổi theo, trừ cho tiệt nòi! Nhưng bóng con ngựa trắng của Sora Đina chở Sang My trên lưng đã biến mất vào rừng. - Cho dù là em gái ta, cũng cứ bắn ! Tên bay vun vút. Sang Mô còn đốt cháy rừng hòng ngăn cản em gái mình chạy thóat. Tức giận, Sang Mô nghiến răng trói chặt vợ chồng Sora Đina quăng xuống một chiếc xuồng có chất sẵn một thứ nhựa cây dễ cháy, rồi thả xuồng trôi theo dòng nước chảy xiết. Sang Mô cho xuồng chèo rượt theo và cứ nhắm vào xuồng của Sora Đina buông những phát tên lửa. Đến một bậc đá, xuồng bị cản lại. Sora Đina đã kịp tháo dây trói và rút tù và ra thổi một hồi dài. Hàng trăm người ở miền hạ lưu (19) nghe tiếng tù và liền đổ xô ra bờ sông, nhảy qua những gộp đá, tiến tới chiếc xuồng đang bốc cháy ng ùn ngụt. Mọi người ngậm ngùi trước cái chết đau đớn của Sora Đina và Điểu Du. Vừa lúc ấy, con ngựa trắng chở Sang My và đứa bé cũn g chạy tới. Trên lưng Sang My có hai mũi tên cắm sâu. Nàng chỉ kịp trao đứa bé cho ông già Sora Đin rồi ngã gục xuống ngựa. Sora Đin vuốt mắt Sang My. - Ngàn đời tri ân (20) nàng đã cứu cháu ta. Còn con ngựa trắng thì ngóc đầu nhìn ra phía ngọn lửa đang b ốc cháy. Không thấy chủ, nó hí lên một tiếng dài buồn thảm rồi phóng mình xuống dòng thác xóay. Trong khi đó bà con đã bắt trói Sang Mô và mười tên phản lọan đem nộp cho Sora Đin. Những tên nghe lời dụ dỗ mua chuộc của Sang Mô được Sora Đin xóa tội. Còn Sa ng Mô thì bị trói chặt vào chỗ nó gây ra tội ác. Tù trưởng Sora Đin giương ná và lắp một mũi tên ngắm vào Sang Mô. Mọi người hồi hộp chờ đợi. Chợt Sora Đin hạ ná và hô to một tiếng “Pap”, rồi quẳng cái ná xuống dòng thác. Ông nói: - Hận thù không nên nối tiếp bằng máu ! Vì lòng tri ân đối với Sang My, ta tha chết cho Sang Mô ! Sang Mô dập đầu lạy tạ Sora Đin rồi ôm xác Sang My bước xuống xuồng, nước mắt rơi lã chã. Từ đó, người trong vùng gọi thác này là thác Tri Ân, sau đọc trại thành Trị An
Nhân vật: Sora Đin; Sora Đina; Điểu Lôi; Điểu Du; Sang Mô; Sang My.
Lai lịch:
*Sora Đin: Đứng đầu bộ tộc du mục thuộc dân tộc Châu Mạ.
*Sora Đina: là con trai lớn của tù trưởng Sora Đin, được cha truyền nghề cung ná từ nhỏ nên sớm trở thành tay thiện xạ.
*Điểu Lôi: tù trưởng người Châu Ro.
*Điểu Du: trưởng nữ của Điểu Lôi.
*Sang Mô: là chàng trai xấu tính thích Điểu Du nhưng không được Điểu Du yêu mến, thường bày trò hại dân làng và muốn tiệt nòi giống của Sora Đina với Điểu Du.
*Sang My: là em gái của Sang Mô nhưng tốt bụng, lương thiện cứu lấy con trai của 2 vợ chồng Sora Đin, Điểu Du.
(Phấm chất mình nêu luôn ở trên ròi nha.
Việc làm hành động tự tim trong truyện nha.
Rừng xà nu là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành viết về thiên nhiên và con người Tây Nguyên anh dũng, bất khuất, kiên cường. Đó là bao thế hệ cách mạng đầy bản lĩnh chiến đấu, giàu lòng yêu nước, là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, theo lý tưởng, ánh sáng cách mạng của dân tộc.Trong đó nổi bật là nhân vật Tnu trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhân vật xuất hiên ngay từ đầu rồi đi suốt chiều dài tác phẩm, để lại đậm nét cho người đọc như rừng xà nu vậy. Một rừng cây- một đời người, xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình để che chở cho dân làng, góp phần sinh ra, nuôi lớn ý chí, sức mạnh anh hùng của mỗi người dân, đặc biệt là Tnu- người con của dân làng Xô man.
Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú trước và sau khi đúng lên cầm vũ khí. Trước khi cầm vũ khí, ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã là cậu bé gan góc, dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ. Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm. Cậu sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ nguỵ ít khi phục kích ở chỗ nứơc chảy xiết.Nguời đọc cảm thấy một cái gì thật đáng yêu ở sự quan tâm học chữ không chịu thua kém ai của Tnú.Cậu bé này dám lấy đá đập vào đầu mình khi học cái chữ không sáng tạo bằng Mai.Và đặc biệt sự gan dạ dũng cảm của Tnú khi bị giặc bắt, chú bé nhỏ tuổi này đã chỉ vào bụng mình và nói: “Cộng sản ở đây này”.Mặc cho những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng bé nhỏ Tnú vẫn không khai báo, vẫn gan dạ kiên cường.Trước những trận đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù, Tnú thật may mắn khi được học cái chữ và được giác ngộ cách mạng từ rất sớm.
Sau này khi thoát ngục Kon tum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, hiểu biết được tôi luyện qua nhiều thử thách. Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng.Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ và một lần nữa anh đã đi 3 ngày đường lên núi Ngọc Linh nhưng không phải là lấy đá để làm phấn mà là để mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao. Hình ảnh Tnú hiện lên như những anh hùng trong các trường ca Tây Nguyên. Khi đốt cháy 2 bàn tay của Tnú kẻ thù muốn dập tắt ý chí phản kháng, muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man.Chúng muốn người dân nơi đây mãi mãi xuôi tay trong kiếp nô lệ thấp hèn dưới lưỡi gươmvà nòng súng tàn bạo của chúng. Nhưng Tnú và người dân làng Xô Man không cam chịu khuất phục, mà ngược lại họ đã phản kháng quyết liệt. Họ đã biết vượt lên đau thương để vùng lên cầm vũ khí tự giải phóng mình .Lửa đã thiêu cháy mười đầu ngón tay Tnú, lửa bùng cháy trên mười đầu ngón tay tẩm nhựa xà nu. Nhưng Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng- ngọn lửa chiến đấu sẽ thiêu cháy kẻ thù. Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng hét ấy như khơi dậy lòng căm thù giặc của cả buôn làng. Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đêm ấy lửa cháy suốt trong bếp lửa nhà. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cái đêm nổi dậy ấy thật hào hùng, sôi động : “Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớnsuốt đêm nghe cả rừng Xôman ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng. Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả 1 cộng đồng, dân tộc.Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên”.
Một điều không thể thiếu khi nhắc tới cuộc đời của Tnú đó chính là hình ảnh hai bàn tay của anh. Đôi bàn tay bị đốt cháy của Tnú đã nhóm lên ngọn lửa căm thù giặc sâu sắ của dân làng Xôman, nó còn soi sáng cuộc đời anh.Anh đã thay mặt người dân làng Xôman lên đường theo kháng chiến đi tìm những thằng Dục khác.Bởi lẽ không phải ngẫu nhiên tác giả lại để cho Tnú kể với dân làng mình sự đối đầu của anh với kẻ thù sau này: “Tôi nói: này tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày súng, tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục. Tao giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tao bóp cổ mày thôi”. Nhà văn đã cố tình tô đậm hình ảnh đôi bàn tay Tnú- đôi bàn tay có cả một lịch sử, một số phận. Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù làmnương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chữ không sáng dạ bằng Mai. Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với quân giặc “Cộng sản ở đây này” khẳng định lòng trung thành vớ cách mạng. Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm đồ làm nịu cho đứa con thơ dại.Lửa đốt cháy mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đốt không bao giờ mọc lại được…..cho nên Tnú muốn dùng đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù. Bao uất hận căm hờn đã dồn lên đôi bàn tay kia, nó đã trở thành biểu tượng cho ý chí bất khuất , cho sức sông mãnh liệt của Tnú và người dân làng Xôman. Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người họ. Đó là ý chí chiếnđấu và khát vọng chiến thắng. Đó là một dân tộc kiên cường dũng cảm như những khu rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào bị thương mà vẫn xanh tươi bát ngát trải xa tít tắp tận chân trời.
Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên. Tnú là nhân vật tiêu biểu nhất cho hình tượng người anh hùng cách mạng, ở nhân vật này hội tụ đầy đủ các vẻ đẹp của cộng đồng, mang khuynh hướng sử thi của thời đại bao gồm lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc, sự trung thành với cách mạng, có tấm lòng gắn bó, yêu thương gia đình sâu sắc, một lòng chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng chung của dân tộc, báo nợ nước trả thù nhà.
I. Mở bài
Tnu là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung ThànhTác phẩm được sáng tác năm 1965, trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở trong giai đoạn quyết liệtXuất hiên trong tác phẩm Tnu là một hình ảnh tiêu biểu cho số phận đau thương và phẩm chất kiên cường, bất khuất của dân làng Xô man ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
II. Thân bài
Lai lịch, xuất thânTnu mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làng xô man cưu mang, đùm bọc. Tnu gắn bó với buôn làng và mang những phẩm chất tiêu biểu của dân làng Xô man: Yêu quê hương, trung thành với cách mạng, gan góc, dũng cảm, thông minh,…Đúng như lời cụ Mết nói: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” Phải tận mắt chứng kiến cái chết thương tâm của người vợ trẻ và đứa con chưa đầy tháng dưới tay giặc.Bị giặc bắt, tra tấn, dùng nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay của anh, khiến anh mất đi đôi bàn tay khỏe mạnh, đủ đầy
=> thử thách để giúp Tnú trưởng thành trong sự nghiệp cách mạng, cũng như củng cố và làm sáng rõ hơn lý tưởng chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
2. Tnu- một con người gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng
Ngay từ nhỏ, Tnu đã làm liên lạc cho cán bộ trong khu rừng mà không sợ bị chặt đầu hoặc treo cổKhi đi liên lạc, giặc vây các ngả đường thì tnu đã “xé rừng mà đi”. Qua sông , Tnu” không thích lội chỗ nước êm” mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên mặt nước như một con cá kình”,” vì chỗ nước êm thằng Mỹ hay phục”Bị giặc bắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng, bị tra tấn không khai; một mình xông ra giữa vòng vây của kẻ thù trong tay không có vũ khí; bị giặc bắt đốt mười ngón tay vẫn không kêu tha…Học chữ không nhớ nỗi mà lấy máu đập vào đầu đến chảy máu
=> Có thể nói sự gan góc, dũng cảm là cơ sở để làm nên hành động anh hùng và phẩm chất anh hùng của Tnu
3. Vẻ đẹp từ tình cảm gắn bó sâu sắc với quê hương, giàu tình yêu thương người thân và dân làng
Tình yêu thương rất mực tha thiết với vợ con: chứng kiến cảnh vợ con bị kể thù tra tấn dã man anh không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình:” anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy(…) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Phải chăng, tình yêu thương và sự căm thù đã kết thành ngọn lửa rực cháy trong hai con mắt của anh: dữ dội, bi thươngĐó còn là tình cảm gắn bó với bản làng, với quê hương đất nước của anh: Trên đường trở về thăm làng anh nhớ từng gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo…cũng chính vì tình yêu quê hương mà Tnu đã tham gia vào cách mạng, chịu nhiều đau thương…vì sự yên bình của quê hương đất nướcChính vì tình yêu quê hương thiết tha và lòng căm thù sâu sắc, đã trở thành động lực, biến thành hành động cụ thể: dù hai bàn tay chỉ còn lại hai đốt, anh vẫn gia nhập đội quân giải phóng để cầm súng chiến đấu, giải phóng quê hương….
III. Kết bài
Nêu cảm nhận về nhân vật Tnú