voducthinh

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ  của em về tác phẩm  Đi bộ ngạo du (8 đến 15 câu )

Linh Nguyễn
13 tháng 4 2022 lúc 20:27

Tham khảo
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”

Bình luận (0)
Duy Nhật
13 tháng 4 2022 lúc 20:27

THAM KHẢO:

Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ. Đây chính là luận điểm thứ ba. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ởchỗ: tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khoẻ, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, một tác dụng bổsung, một công đôi việc. Câu văn vừa như một sự chuyển ý vừa như nêu vấn đề: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ tăng cường, tính khí trởnên vui vẻ. Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm thi tâm hồn bệnh hoạn: mơ màng, buồn bã, cáukỉnh hoặc đau khổ. Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan yêu đời, luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Đó là hai thái cực trái ngược nhau. Cách so sánh mới khách quan làm sao? Bởi tác giả không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du, mà đứng ở một góc nhìn quan sát. Chỉ một hình ảnh đắt giá đã làm nổi bật luận điểm, sức thuyết phục lên càng cao. Từ khách quan, nhà văn lại trở về với ý tưởng chủ quan.Từ ta đã phát huy tác dụng đến tối đa, giọng văn trở nên hân hoan có khả năng chia sẻ, đồng cảm. Điều kiện ăn ngủ tuy thật thô sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không đủ ngăn được những cảm giác khoan khoái của cơ thể và tâm hồn sau những cuộc đi bộ ngao du đem lại: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thíchthú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Thú vị của việc đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu cuộc sống hơn.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
yến bùi
Xem chi tiết
Lê Tấn Kiệt
Xem chi tiết
Công Lê
Xem chi tiết
Công Lê
Xem chi tiết
Công Lê
Xem chi tiết
ngọc baby
Xem chi tiết
anh hoang
Xem chi tiết
Nam Đuc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết