Mở đoạn:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: "Sự cống hiến và hưởng thụ"
Vd: có thể dẫn từ một việc liên quan tới vấn đề trong cuộc sống, sự khẳng định vấn đề đó,...v..v..
Thân đoạn:
1. Giải thích:
- Sự cống hiến: là hành động đóp góp tài năng sức lực với suy nghĩ tự nguyện.
- Hưởng thụ: là nhận lấy một điều gì đó cho bản thân của mình.
2. Phân tích, bàn luận:
- Theo em, sự cống hiến và hưởng thụ sẽ đi đôi với nhau trong cuộc sống.
+ Cống hiến, đóp góp tài năng của mình và sau đó mình sẽ được hưởng thụ thành quả lao động của mình.
- Không hề tốt nếu con người ta chỉ có sự cống hiến, khi ấy người ta sẽ sức cùng và lực kiệt. Với cả không ai luôn cho đi mà không được nhận lại họ vẫn vui vẻ mãi.
- Cũng rất không nên nếu con người ta chỉ biết hưởng thụ, không biết lao động.
+ Họ sẽ trở nên lười biếng, không muốn lao động và trở thành con người có giá trị thấp - không được tôn trọng.
- Gọm lại, hai điều này nên đi đôi với nhau. Sẽ tốt hơn là chỉ biết làm lụng và chỉ biết ngồi không.
3. Mở rộng:
- Ví dụ như trong công việc, một người luôn cố gắng đóp góp cho kế hoạch chung của mọi người. Cuối cùng không được hưởng thụ thì họ có thoải mái vui vẻ, hoặc không muốn hưởng thụ mà không vì bất cứ lý do gì thì chắc chắn đầu óc họ có vấn đề - theo em là vậy.
- Ví dụ trong xã hội, thành phần chỉ biết ranh ma nghĩ cách không lao động không cống hiện vẫn hưởng thụ. Họ chắc chắn là người có phẩm chất không tốt và tính cách/ suy nghĩ méo mó.
Kết đoạn:
Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại suy nghĩ của mình.
- Liên hệ bản thân mình và đưa lời nhắn nhủ đến mọi người (có liên quan đến vđnl).
Tham khảo :
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc.
Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.