Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Anh Phuong Do

Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về câu ca dao:"Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước ơi ngoài biển đông,núi cao biển rộng mênh Mông,cù lao chín chữ con ơi"!

GIÚP MÌNH VỚI SIÊU GẤP! Ai làm nhanh mình tim cho cảm ơn nha

 

nthv_.
28 tháng 9 2021 lúc 19:56

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời 

Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 

Núi cao, biển rộng mênh mông 

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.     

Trong mỗi chúng ta, ai cũng được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là ng đã sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là là vô cùng to lớn, ko gì có thể sánh bằng. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhơ về công lao của cha mẹ và bổn phận làm con của chúng ta. Cái hay trong các nói trên là so sánh công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, rộng như nc ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng đc so sánh với cái cụ thể. "Núi cao" "biển rộng" giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tg dân gian còn dùng h/ả "núi" và "biển" để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. "Núi" và "biển" biểu tượng cho sự to lớn cao rộng vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những h/ả to lớn vĩnh hằng ây mới có thể diễn tả đc công lao của cha mẹ đói với con cái. Cách dùng thành ngữ "cù lao chín chữ" kín đáo nói về sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam

minh nguyet
28 tháng 9 2021 lúc 19:57

Em tham khảo nhé:

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

Vân Anh Nguyễn Thị
28 tháng 9 2021 lúc 20:09

                                  Đây là bài làm của mình nhớ tim nha!

Công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là vô tận không thể đo đếm được "công cha như núi ngất trời" công lao của cha được so sánh với núi ngất trời cao vô tận. Còn công lao của mẹ thì được so sánh với nước ở ngoài biển Đông bao la rộng lớn "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Ông bà, tổ tiên đã dạy chúng ta là công lao cha mẹ rất to lớn phải ghi nhớ không được quyên, dù cho chúng ta có lớn lên và trưởng thành đi chăng cũng phải ghi nhớ công lao ấy của cha mẹ.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
Thanh Thúy Đặng Thị
Xem chi tiết
Phong Nguyễn Nam
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Như Mai
Xem chi tiết
MIN SUGA
Xem chi tiết
Đinh Thị Vi Thảo
Xem chi tiết