Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa . ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
b. Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
( Rằm tháng riêng- HCM)
c, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Ngắm trăng- HCM)
a.
Mở đoạn:
- Giới thiệu tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận
+ Phong cách sáng tác, hoàn cảnh sáng tác ...
Thân đoạn:
- Nội dung đoạn thơ:
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then đêm sập cửa:
-> Gợi tả cảnh đẹp sâu sắc tinh tế của thiên nhiên với biển cả, thể hiện sự đóng khép lại một ngày làm việc của ngư dân chài lưới.
- Phân tích đánh giá:
+ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa":
-> Biện pháp tu từ: so sánh hình ảnh "mặt trời" và "hòn lửa" giúp thể hiện hình ảnh mặt trời khi chiều về sinh động, cụ thể, chi tiết. Có nét tương đồng nhau về màu sắc, độ nóng. Hành động "xuống biển" giúp cảnh tả trở nên "động" hấp dẫn người đọc hơn. Câu thơ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, hay hơn.
+ "Sóng đã cài then đêm sập cửa":
-> Nghệ thuật ghép những hành động nghỉ ngơi của con người về đêm với vật của nhà thơ: "cài then", "sập cửa" làm hình ảnh "sóng" và "đêm" trở nên tinh tế, sinh động. Vừa gợi sự gắn bó của ngư dân và thiên nhiên miền biển, vừa thể hiện sâu sắc nhân hoá cảnh đẹp "động" hấp dẫn.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
b.
Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, phong cách sáng tác của nhà thơ và điểm nổi bật của bài thơ "Rằm tháng giêng".
+ Dẫn dắt trích đoạn thơ từ bài thơ.
Thân đoạn:
- Thể thơ tứ tuyệt dễ dàng mang hình ảnh thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Nội dung đoạn thơ:
+ "Trăng vào cửa sổ đòi thơ": Hình ảnh "trăng" tượng trưng cho màn đêm - một cảnh đẹp giản dị đơn sơ xuất hiện thường xuyên gắn bó với con người.
-> Tác giả gán hành động "vào", "đòi" thể hiện tình cảm cảm xúc sinh động của ánh trăng với con người nghệ thuật: mối liên kết của tâm hồn thơ mộng và một cái đẹp giản dị.
-> Nhà thơ tinh tế gợi nét động nhân hoá cho "trăng": một nét đẹp của tâm hồn người thi sĩ nhạỵ cảm, nhẹ nhàng.
-> Biện pháp tu từ nhân hoá: câu thơ thêm giá trị nghệ thuật hình ảnh gợi cảm, sinh động, giản dị hấp dẫn thể hiện mối liên kết chặt chẽ của trăng và tâm hồn người thi sĩ.
+ "Việc quân đang bận xin chờ hôm sau": câu thơ trên tạo tiền đề cho câu thơ dưới, liên kết chặt chẽ nội dung. Thể hiện rõ ràng quan điểm của nhà thơ: dù yêu thích nghệ thuật cái đẹp là thế, những việc quân việc nước luôn để lên hàng đầu.
-> Tinh thần yêu nước "bận việc quân" nên để hôm sau nhà thơ mới có thể thưởng thức ánh trăng ngâm thơ.
-> "Đất nước" trong tim tác giả luôn là sự ưu tiết nhất định hàng đầu không gì có thể sánh bằng. Một tinh thần yêu nước sâu sắc, đẹp đẽ, thể hiện từ suy nghĩ đến hành động. Cuộc đời nhà thơ sáng ngời đẹp đẽ như "bảy mươi chín mùa xuân".
Kết đoan:
- Khẳng định lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, ý tứ câu thơ sâu sắc.
c.
Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả Hồ Chủ tịch, phong cách sáng tác nghệ thuật của nhà thơ.
+ Nêu những nét sâu sắc, đặc biệt của tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác..
Thân đoạn:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc.
- Nội dung đoạn thơ
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ": Mối giao hảo từ sự liên kết trong tâm hồn tư tưởng của nhà thơ với ánh trăng, thể hiện những nỗi niềm suy tư của Hồ Chủ tịch khi đang ở cảnh tù đày.
+ "Ánh trăng" là nguồn ánh sáng duy nhất của người tù hướng đến, cái đẹp của thiên nhiên giản dị bao giờ cũng dễ dàng vượt qua song sắt nhà tù. Và ở chính tâm hồn nghệ thuật ham mê thưởng thức cái đẹp của nhà thơ, hay chính khi ấy nhà thơ đang tự tìm một lối sáng suy nghĩ trong đầu mình mà hướng đến trăng.
+ Hai tâm hồn giao hảo giữa con người và thiên nhiên: cái đẹp giản dị và một tâm hồn đang thưởng thức. Khi mối liên kết ấy càng trở nên sâu sắc thì đối với "song cửa tù đày" không thể nào ngăn cản nữa. Vẻ đẹp con người luôn đủ sức lay động cái đẹp tưởng chừng xa vời nhưng lại gần ngay trước mặt "ánh trăng".
+ Từ đây ta thấy được một ý chí, một tinh thần thép luôn điềm tĩnh lạc quan thản nhiên. Không sợ hãi, bi quan hay cố gắng tìm cách thoát khỏi "tù" trong lòng mình. Bác ngắm trăng, thưởng thức cái đẹp dịu dàng ấy cũng như đang bầu bạn với chính mình.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại giá trị, chất nghệ thuật trong hình ảnh thơ sinh động đặc sắc và tâm hồn người thi sĩ luôn ung dung trong mọi hoàn cảnh.