Khi cảm nhận về cụ Bơ-men, em có thể cảm nhận về:
- Đam mê và tài năng nghệ thuật của cụ:
+ Luôn khát khao tạo ra một kiệc tác nghệ thuật.
+ Dồn hết tâm huyết, sức lực để tạo nên kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
- Lòng nhân đạo của cụ: kiệt tác chiếc lá cuối cùng được tạo nên bằng tình yêu thương cụ dành cho Giôn-xi.
* Trong quá trình viết, em lồng ghép biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và nói quá. Ví dụ: thay vì nói cụ Bơ - men đã chết, em viết theo cách nói giảm nói tránh thành cụ Bơ - men đã hi sinh.
Cụ Bơ men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng" là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương. Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mà cụ đã không quản gió rét để vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi, mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con ng sâu sắc của cụ Bơ-men. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của một tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi. Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người. Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con ng để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.