Bánh chưng- bánh giầy

OoO_Dreamy_Girl_OoO

Vì sao nói việc làm bánh cho thấy tài của Lang Liêu ? ( viết thành 1 đoạn văn ngắn, ít nhất 5 câu )

P/s : Làm nhanh giúp mình với, tối nay 7 giờ phải nộp rồi

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
7 tháng 9 2017 lúc 21:58

Lúa gạo là những thứ có sẵn trong tự nhiên và thể hiện được truyền thống của nhân dân Việt Nam. Hương vị của bánh chưng và bánh giầy rất ngon. Tuy nó không phải sơn hào hải vị, nhưng nó thể hiện nét văn hóa của nhân tộc ta. Lang liêu đã sáng tạo ra bánh chưng và bánh giầy bằng tất cả sự chân thành của mình với tổ tiên.

Bình luận (1)
Mirane Stellazier
17 tháng 7 2017 lúc 20:50

Vì bánh chưng bánh dày là những loại bánh được dùng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là những ngày lễ tết. Hai loại bánh này tượng chưng cho trời và đất được dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên cùng mâm ngũ quả để tỏ lòng thành kính. Khi ăn bánh chưng ta cảm nhận được vị ngọt thơm, bùi của lúa gạo được đọng lại trong cổ họng. Bánh chưng còn có thịt, có đỗ, người ta còn cho thêm cả hành vào nhân bánh tượng chưng cho mọi yếu tố quyết định thành công, thịnh vượng của họ trong năm mới. Còn bánh dày có màu trắng rất tinh khiết, nếu ăn vớicặp giò thì không còn gì để chê, nó tượng chưng cho sự đầy đủ, tròn trịa. Lang Liêu có thể làm ra hai lợi bánh này thì quả thực anh rất có tài, có thể lo liệu được mọi việc thật tốt.

Bình luận (0)
Hoàng Vy
19 tháng 8 2017 lúc 14:58

Vì bánh chưng, bánh dày mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý nõ - nường, thì bánh chưng, bánh dầy còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.

Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dầy dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp...

Bình luận (0)
Hoàng Vy
19 tháng 8 2017 lúc 14:59

tick mk nhae

Chúc bạn học tốt !!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
doan thao vy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh Chi
Xem chi tiết
cao thùy anh
Xem chi tiết
nguyên xmen
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Quang
Xem chi tiết
Phạm Phương Thảo
Xem chi tiết
Phương
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết