- Vai trò của vi khuẩn:
* Vi khuẩn có ích:
- Đối với cây xanh: phân huỷ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng
- Đối với con người:
+ Chế biến thực phẩm: vi khuẩn lên men
+ Công nghệ sinh học: sản xuất vitamin
- Đối với tự nhiên: góp phần hình thành than đá, dầu lửa
* Vi khuẩn có hại:
- Gây bệnh cho con người, động vật, thực vật, làm thối rữa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường,...
Chúc bạn học tốt!! ^^
Vi khuẩn có vai trò: phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cho cây sử dụng, do đó đảm bảo đi nguồn vân chất tự nhiên; vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
Để nêu vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên. Chúng ta phải kể đến cả những vai trò “tốt” – tác động tích cực và vai trò “xấu” – tác động tiêu cực.
*Tác động tích cực trong thiên nhiênTuy chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Nhưng những tác động tích cực mà vi khuẩn mang lại thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra. Vai trò của chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng. Đó chính là khả năng phân hủy các vật chất trong môi trường tự nhiên. Chúng là một mắt xích quan trọng trong quá trình tuần hoàn vật chất. Cụ thể công việc của chúng chính là phân hủy các vật chất hữu cơ như lá khô, xác động vật chết, gỗ mục,…
Vi khuẩn là mắt xích quan trọng trong hệ tuần hoàn của thiên nhiên
Chúng ta có thể hình dung như này để thấy được tầm quan trọng của những siêu vi này. Nếu như không có vi khuẩn thì lượng lá khô sau khi rơi xuống đất sẽ ở nguyên đó mà không bị thối, mục,… Xác động vật chết sẽ chất đống lại mà không hề bị hủy,… Điều đó sẽ khiến cho không gian thêm chật chội.
Các loại vi khuẩn sau khi phân hủy những vật chất hữu cơ đó sẽ ngấm vào lòng đất tạo nên chất dinh dưỡng cho đất từ đó góp phần thúc đẩy cây trồng sinh trường tốt. Nếu như trong đất không có vi khuẩn thì đất sẽ bị yếm khí, bạc màu, keo đất và cây trồng không thể phát triển được. Theo ước tính số lượng tế bào vi khuẩn trong một gram đất có thể lên tới 40 triệu và cả triệu tế bào vi khuẩn có trong một mm nước ngọt. Chúng có tác dụng vô cùng quan trọng cho tự nhiên.
Phô mai được tạo thành nhờ sự hỗ trợ quan trọng chính từ lợi khuẩn
Những siêu vi này còn kết hợp với các loại nấm men để tham gia vào quá trình chế biến nhiều sản phẩm hữu ích như ủ rượu, men làm bánh, nuôi trồng nấm, phô mai, nước tương, dưa muối, kim chi, sữa chua,… Một số chúng còn có tác dụng bảo quản thực phẩm.
*Tác động tiêu cực trong thiên nhiên
Bên cạnh những ưu điểm như đã kể ở trên thì những loại vi khuẩn này cũng mang lại không ít những tác hại cho thiên nhiên. Tiêu biểu nhất cũng chính là khả năng phân hủy của mình. Cụ thể như trong nông nghiệp, việc phân hủy vật chất hữu cơ sẽ khiến cho nông sản bị hư hại. Nếu như chúng ta để của cải, khoai tây, rau củ,… lâu ngày dưới đất sẽ khiến chúng bị hư thối. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể kết hợp với các tác nhân khác như nước, độ ẩm,… làm hỏng hóc các sản phẩm sản xuất từ công nghiệp, han gỉ máy móc,…
Lợi ích và tác hại của vi khuẩn với cơ thể người?
*Lợi ích của vi khuẩn với cơ thể người
– Vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa có vai trò chính trong việc giúp con người hấp thu các chất dinh dưỡng. Những vi khuẩn này sẽ phá vỡ cấu trúc vững chắc của các loại đường phức tạp để dễ dàng hấp thụ.
– Lợi khuẩn này cũng ngăn ngừa bệnh bằng cách “chiếm đóng” những nơi mà hại khuẩn muốn bám vào thậm chí là tấn công lại các hại khuẩn.
– Nhiều vi khuẩn được dùng vào dược phẩm để chế tạo ra những loại thuốc chữa bệnh cho con người.
*Tác động của hại khuẩn đối với con người
Bên cạnh những lợi khuẩn, phần lớn vi khuẩn có tác động tiêu cực cho con người. Phổ biến và nguy hiểm nhất chính là vi khuẩn gây bệnh cho con người. Một số dịch bệnh phổ biến do các hại khuẩn gây ra là bạch hầu, dịch tả, kiết lỵ, bệnh dịch hạch, tụ huyết trùng, viêm phổi, lao, thương hàn,… Nhiều bệnh dịch gặp khó khăn trong việc chữa trị nên có không ít người đã tử vong.
Vi trùng cũng làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dễ nhiễm bệnh hơn, sức khỏe yếu.
Các vết thương hở trên người rất dễ bị nhiễm trùng. Do vi khuẩn xâm nhập nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.