Từ xưa đến nay ông cha ta luôn nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu cần biết yêu thương lẫn nhau. Điều ấy được tổ tiên chúng ta gửi gắm qua lời ca, tiếng hát, các câu tục ngữ, ca dao, một trong những câu đó là: “Thương người như thể thương thân”.
Thật vậy, tình yêu thương giữa con người với con người luôn là tình cảm cao đẹp nhất, cốt lõi nhất mà mỗi người cần có. Câu tục ngữ trên là bài học vô cùng quý giá về điều đó. Trước hết cần hiểu: “Thương người như thể thương thân” là gì? Nhìn vào hình thức chúng ta thấy câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một vế là “người” tức tất cả mọi người dù là họ hàng thân thích hay không có quan hệ máu mủ, “người” ở đây có thể hiểu là nhân loại; vế còn lại là “thân” tức bản thân mỗi người. Cả câu tục ngữ muốn nói nếu chúng ta thương bản thân ta như thế nào thì cũng cần thương người xung quanh ta như thế ấy. Không những thế, câu tục ngữ còn muốn đề cao lối sống tình cảm, bác ái của nhân loại. Mỗi người cần mở rộng tấm lòng yêu thương của mình để tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội.
Vậy tại sao chúng ta lại cần sống một cuộc sống coi trọng tình yêu thương giữa con người với con người? Vâng, chắc hẳn trong chúng ta mỗi người đều hiểu không ai có thể sống đơn độc, cô đơn suốt cuộc đời. Trong từng mối quan hệ gia đình, nhà trường, các cơ quan đoàn thể hay xã hội,... luôn luôn cần hỗ trợ từ người khác. Nếu không yêu thương nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống con người sẽ không thể phát triển toàn diện được.
Biểu hiện của tinh thần: “Thương người như thể thương thân” rất phong phú, đa dạng. Trong gia đình, chúng ta sống trong sự yêu thương của mẹ cha, anh chị em...những người có quan hệ máu mủ. Cho nên không khó để hiểu: “Máu chảy ruột mềm” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Bên cạnh nhà ta là bà con hàng xóm, chúng ta chẳng phải luôn sống trong “tình làng nghĩa xóm” hay sao? Những lúc bất trắc, những khi không có người thân ở gần ông cha ta chẳng phải cũng luôn dạy: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Những con người không chung huyết thống ấy luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn lúc ta làm nhà, dựng cửa, lúc ta ốm đau bệnh tật. Ngay ở môi trường lớp học, trường học, có rất nhiều tấm gương tốt sống theo lối sống tình thương. Có bạn học sinh không ngại vất vả cõng bạn đi học nhiều năm trời. Có những bạn bị ốm chúng ta sẵn sàng chép bài hộ bạn, hay như việc quyên góp ủng hộ sách vở, quần áo cho các bạn khó khăn hơn... Mỗi hành động nhỏ nhoi ấy đều chứng tỏ tình thương yêu dù nhỏ nhất cũng đủ sức làm cảm động lòng người. Hay như rộng hơn nữa là cộng đồng người ở Việt ở khắp mọi nơi trên thế giới: người miền ngược gặp khó khăn người miền xuôi cùng ủng hộ tiền bạc, thức ăn, áo quần gửi lên. Vùng nào của nước ta bị thiên tai, lũ lụt người dân cũng sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” mong cho họ nhanh chóng ổn định lại. Ngay cả khi đất nước khác trên thế giới gặp động đất, sóng thần... chịu nhiều thiệt hại, Nhà nước và nhân dân ta cũng ra tay ủng hộ, quyên góp giúp nước bạn vượt qua giai đoạn khó khăn... Và còn rất nhiều biểu hiện cao đẹp khác về tình yêu thương mà chúng ta không thể kể hết.
Để thực hiện lối sống tình thương tưởng như khó nhưng lại không hề khó. Trong mỗi con người chúng ta luôn thấm nhuần tư tưởng, lối sống tình thương ấy, chỉ có điều chưa có dịp phát huy. Nếu chúng ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Cũng giống như thân thể của ta thì ta quý trọng, chỉ một vết đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ. Nếu như người xung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình. Cha ông ta cũng đúc kết lẽ sống tình thương ở nhiều câu ca khác như:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hay:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Nói tóm lại, câu tục ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa bài học vô cùng ý nghĩa, quý giá về tình yêu thương giữa con người với con người. Trong xã hội hiện đại ngày nay chúng ta lại càng cần phát huy lối sống tốt đẹp đó bởi nó là cơ sở để xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn, tiến bộ hơn.
Tham Khảo:
Từ xưa, dân tộc ta đã luôn giữ gìn truyền thống tương thân tương ái. Ai cũng được học vỡ lòng về bài học yêu thương con người. Bài học ấy được thế hệ cha ông ta gửi gắm qua câu ca dao “Thương người như thể thương thân”.
Hai hình ảnh tương đồng được đặt lên bàn cân ở đây chính là “thương người” và “thương thân”. Hành động chính ở đây là sự yêu thương, quan tâm, đối xử với nhau. Và đối tượng là bản thân chính chúng ta và những người xung quanh. Từ đó, tác giả dân gian khẳng định rằng, hãy đối xử với người khác bằng sự yêu thương, chân thành như đối xử với chính bản thân mình.
Đây là cách mà biết bao thế hệ dân tộc ta được dạy, được nhắn nhủ để đối xử với người xung quanh ta. Hiểu một cách trực tiếp, thì câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, thân thiện với những người xung quanh. Hay mở rộng hơn, chính là muốn nhắn nhủ chúng ta không nên làm gì gây hại hay khiến người khác phải khó chịu, buồn phiền. Điều gì chúng ta không muốn phải gặp hay nhận lấy, thì đừng làm với người khác.
Từ đó, sẽ giúp cho mỗi người trong cộng đồng đều được đối xử tốt, được sống trong sự thân thương, chan hòa của mọi người. Nó còn giúp cho bản thân chúng ta nhận được sự yêu thương, trân trọng, quý mến của những người xung quanh. Đồng thời, giúp gắn kết mọi người lại với nhau hơn, tạo nên những khối đoàn kết bền vững.
Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng thấm nhuần bài học này. Bởi vẫn tồn tại những người sẵn sàng làm tổn thương người khác để thỏa mãn cảm xúc hay lợi ích của bản thân. Họ thậm chí còn làm tổn thương cả những người thân yêu nhất của mình. Dù tình huống ấy có là vô tình hay cố ý thì vết thương mà nó gây ra trong lòng người khác cũng sẽ còn đó và khiến họ đau buồn.
Chính vì vậy, chúng ta phải học được cách kiểm soát lời nói, hoạt động, cảm xúc của bản thân. Phải suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ trước khi nói hoặc làm bất cứ điều gì với những người xung quah. Và phải biết đặt mình vào vị trí của người khác để hành động. Có như vậy, ta mới có thể lam tỏa được tình yêu thương của mình đến với mọi người.
Qua đó, chúng ta hiểu được giá trị và ý nghĩa to lớn mà cha ông ta gửi gắm qua câu tục ngữ Thương người như thể thương thân.
Tham Khảo
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
Tham khảo:
Từ xưa đến nay ông cha ta luôn nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu cần biết yêu thương lẫn nhau. Điều ấy được tổ tiên chúng ta gửi gắm qua lời ca, tiếng hát, các câu tục ngữ, ca dao, một trong những câu đó là: “Thương người như thể thương thân”.
Thật vậy, tình yêu thương giữa con người với con người luôn là tình cảm cao đẹp nhất, cốt lõi nhất mà mỗi người cần có. Câu tục ngữ trên là bài học vô cùng quý giá về điều đó. Trước hết cần hiểu: “Thương người như thể thương thân” là gì? Nhìn vào hình thức chúng ta thấy câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một vế là “người” tức tất cả mọi người dù là họ hàng thân thích hay không có quan hệ máu mủ, “người” ở đây có thể hiểu là nhân loại; vế còn lại là “thân” tức bản thân mỗi người. Cả câu tục ngữ muốn nói nếu chúng ta thương bản thân ta như thế nào thì cũng cần thương người xung quanh ta như thế ấy. Không những thế, câu tục ngữ còn muốn đề cao lối sống tình cảm, bác ái của nhân loại. Mỗi người cần mở rộng tấm lòng yêu thương của mình để tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội.
Vậy tại sao chúng ta lại cần sống một cuộc sống coi trọng tình yêu thương giữa con người với con người? Vâng, chắc hẳn trong chúng ta mỗi người đều hiểu không ai có thể sống đơn độc, cô đơn suốt cuộc đời. Trong từng mối quan hệ gia đình, nhà trường, các cơ quan đoàn thể hay xã hội,... luôn luôn cần hỗ trợ từ người khác. Nếu không yêu thương nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống con người sẽ không thể phát triển toàn diện được.
Biểu hiện của tinh thần: “Thương người như thể thương thân” rất phong phú, đa dạng. Trong gia đình, chúng ta sống trong sự yêu thương của mẹ cha, anh chị em...những người có quan hệ máu mủ. Cho nên không khó để hiểu: “Máu chảy ruột mềm” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Bên cạnh nhà ta là bà con hàng xóm, chúng ta chẳng phải luôn sống trong “tình làng nghĩa xóm” hay sao? Những lúc bất trắc, những khi không có người thân ở gần ông cha ta chẳng phải cũng luôn dạy: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Những con người không chung huyết thống ấy luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn lúc ta làm nhà, dựng của, lúc ta ốm đau bệnh tật. Ngay ở môi trường lớp học, trường học, có rất nhiều tấm gương tốt sống theo lối sống tình thương. Có bạn học sinh không ngại vất vả cõng bạn đi học nhiều năm trời. Có những bạn bị ốm chúng ta sẵn sàng chép bài hộ bạn, hay như việc quyên góp ủng hộ sách vở, quần áo cho các bạn khó khăn hơn... Mỗi hành động nhỏ nhoi ấy đều chứng tỏ tình thương yêu dù nhỏ nhất cũng đủ sức làm cảm động lòng người. Hay như rộng hơn nữa là cộng đồng người ở Việt ở khắp mọi nơi trên thế giới: người miền ngược gặp khó khăn người miền xuôi cùng ủng hộ tiền bạc, thức ăn, áo quần gửi lên. Vùng nào của nước ta bị thiên tai, lũ lụt người dân cũng sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” mong cho họ nhanh chóng ổn định lại. Ngay cả khi đất nước khác trên thế giới gặp động đất, sóng thần... chịu nhiều thiệt hại, Nhà nước và nhân dân ta cũng ra tay ủng hộ, quyên góp giúp nước bạn vượt qua giai đoạn khó khăn... Và còn rất nhiều biểu hiện cao đẹp khác về tình yêu thương mà chúng ta không thể kể hết.
Để thực hiện lối sống tình thương tưởng như khó nhưng lại không hề khó. Trong mỗi con người chúng ta luôn thấm nhuần tư tưởng, lối sống tình thương ấy, chỉ có điều chưa có dịp phát huy. Nếu chúng ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Cũng giống như thân thể của ta thì ta quý trọng, chỉ một vết đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ. Nếu như người xung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình. Cha ông ta cũng đúc kết lẽ sống tình thương ở nhiều câu ca khác như:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hay:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Nói tóm lại, câu tục ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa bài học vô cùng ý nghĩa, quý giá về tình yêu thương giữa con người với con người. Trong xã hội hiện đại ngày nay chũng ta lại càng cần phát huy lối sống tốt đẹp đó bởi nó là cơ sở để xã hội ngày càng phát tiển văn minh hơn, tiến bộ hơn.