Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Theo Nguyễn Phan Hách
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 2: (0,25 điểm) Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
A. Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc rừng, âm thanh của rừng.
B. Nấm rừng, cây rừng, đền đài, miếu mạo.
C. Cây rừng, cung điện, miếu mạo.
Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí
Câu 5: (0,25 điểm) Bài văn cho em cảm nhận được điều gì?
A. Vẻ đẹp kì thú của rừng. B. Vẻ yên tĩnh của rừng. C. Rừng có nhiều muông thú
.
" Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại " bộ phận nào là chủ ngữ Giúp mình với 10:15 mình nộp rồi
từ "rừng" trong câu "chúng tôi đi đến đâu, rừng rào chuyển động đến đó." mang nghĩa gì
Môn : Tiếng Việt I. Xác định nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ quả " trong những cách dùng sau : a, Cây hồng rất sai quả. b, Mỗi người có một quả tim. c, Quả đất quay xung quanh mặt trời. 2. Với mỗi nghĩa dưới đây của một tù, em hãy đặt câu có từ “cân”: Cân : - Dụng cụ do khối lượng ( cân là danh từ ) Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân. - Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch. 3. Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu sau: a, Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập và tu dưỡng bản thân. b, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng và trò chuyện đến sáng. Ai giúp mik với
Trong câu “Miệng suỵt suỵt liên tục, con chột nọ đang cắn ngang gié lúa bỏ chạy”. Từ miệng và từ cắn câu trên được mang nghĩa nào dưới đây ?
A.
Đều mang nghĩa gốc .
B.
Đều mang nghĩa chuyển.
C.
Đều là nghĩa bóng.
D.
Đều là nghĩa đen.
Từ ‘ nặng” trong câu: “Các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Từ rót trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy đặt câu với các nghĩa sau của từ rót: a) Chất lỏng chảy thành dòng qua vòi của một vật chứa vào vật khác.
a. Từ “ cửa” trong “cửa sông” mang nghĩa gốc hay chuyển? Đặt câu có từ “cửa” mang nghĩa khác với nghĩa của tiếng cửa trong cửa sông.