Tham khảo:
- Thứ nhất: Phải bảo đảm nguyên tắc là chỉ thực hiện việc truyền máu khi thật cần thiết (sốc do mất máu, thiếu máu nặng), thiếu cái gì truyền cái nấy, chỉ truyền cái bị thiếu mà thôi và nên hạn chế tối đa truyền máu toàn phần.
- Thứ hai: Phải truyền máu cùng nhóm. Chỉ trường hợp bắt buộc nếu không có cùng nhóm và nếu không truyền máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân thì mới truyền nhóm máu O.
- Thứ ba: Lọ máu truyền phải đảm bảo kỹ thuật về lấy máu, giữ máu và các quy tắc truyền máu.
Tham khảo
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc. Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.
- Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.
- Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
- Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.