Trịnh Hoàng Long

Trình bày các chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục. Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì ?

Nguyễn Văn Lĩnh :))
2 tháng 5 lúc 13:27

- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập 

Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

- Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

Tăng thu các loại thuế.

 

=> Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Lĩnh :))
2 tháng 5 lúc 13:31

 _  Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp trong lĩnh vực Nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp thì thực dân Pháp đẩy mạnh tiến hành cướp ruộng đất, cụ thể ở Bắc Kỳ đến năm 1902 thì có đến 182.000 ha đất ruộng bị thực dân Pháp chiếm. Thực dân Pháp tiến hành cướp ruộng đất để lập các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê. Bên cạnh đó thì về lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã tiến hành ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng. 

_ Chính sách khai thác trong lĩnh vực Công nghiệp: Trong lĩnh vực công nghiệp thì nắm được thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam thì thực dân Pháp tiến hành tập trung và khai thác các mỏ và  đều đc đưa về Pháp. Khi tiến hành khai thác khảng sản thì thực dân Pháp đã khai thác triệt để nguồn nhân công rẻ mạt tại Việt Nam để vào các hầm mỏ để làm việc cho chúng. 

- Chính sách khai thác thuộc địa trong lĩnh vực giao thông vận tải: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp thì những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung kỳ được xây dựng nhiều. Đến năm 1912 thì tổng chiều dài đường sát đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, mở rộng đường bộ đến các khu hầm mỏ, đồn điền, cảng như vậy thì hoạt động xây dựng giao thông vận tải ở Việt Nam của thực dân Pháp là đều nhằm mục đích là khai thác thuộc địa một cách nhanh chóng và thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa. Và phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài. 

_ Trong thương nghiệp thì pháp độc chiếm thị trường Việt Nam và tiến hành đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài. Còn hàng hóa của Pháp thì được miễn thuế hoặc là mức thuế khá là thấp .

_ Pháp tiến hành tăng thuế và thu thêm nhiều loại thuế mới. 

 

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Diệp Official
Xem chi tiết
Diệp Official
Xem chi tiết
lương văn lươn
Xem chi tiết
châu_fa
Xem chi tiết
lương văn hoàng
Xem chi tiết
Dương Minh Anh
Xem chi tiết
Quỳnh Lucy
Xem chi tiết
Hồng Phúc Huỳnh Phạm
Xem chi tiết
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
Đặng Thuy Anh
Xem chi tiết