nthv_.

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 2]
“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người".
 (Nguyễn Minh Châu)
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC -
1. Đặc điểm ngôn từ:

Ngôn là chất liệu của văn học, là phương tiện để miêu tả cái hiện thực đời sống và biểu hiện cho những suy tư - trăn trở - tình cảm của nhà văn. Ngôn từ cũng là một loại lời nói nhưng là được sử dụng nhằm xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm. Ngôn từ trong văn chương phải có tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc, phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật thì mới có khả năng làm lay động, cuốn hút lòng người và khơi dậy những cảm xúc từ những câu từ “tình hay ý đẹp". Mặt khác, từ ngữ văn chương phải được chắt lọc sao cho hàm súc nhất nhưng vẫn thể hiện rõ được nét nghĩa, miêu tả được chính xác bản chất của sự vật hiện tượng và chứa đựng nhiều tầng nghĩa, ấy là “ý tại ngôn ngoại".
2. Đặc điểm về hình tượng:

Hình tượng trong văn học là một hình tượng không cụ thể, được xây dựng nên từ ngôn từ của nhà văn và trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của người đọc. Hình tượng nhà văn tạo ra là một thể trừu tượng, có khi chỉ là vài nét chấm phá không rõ ràng, chỉ “gợi" mà không “tả", điều đó bắt buộc mỗi người đọc phải biết cảm thụ lấy từng con chữ, phải biết suy ngẫm, lồng ghép và tưởng tượng nên cho bản thân mình một hình tượng lý mẫu phù hợp với vẻ đẹp hình mẫu của chính mình. Tạo ra được một hình tượng là cả một quá trình, nó sẽ rèn cho chúng ta khả năng về tư duy, nuôi dưỡng và kích thích trí tưởng tượng cũng như khả năng liên tưởng sắc bén. “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
3. Đặc điểm về ý nghĩa: 
     a) Phản ánh những hiện thực của đời sống
Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh hiện thực đời sống. Mọi tác phẩm văn học dù có phong phú đến đâu thì đều mang trong mình hơi thở của cuộc sống, hình bóng của thời đại và hiện thực đời sống ở thời kỳ nó sinh ra. Nhưng cái phản ánh đó không phải là cái phản ánh thô thiển hay đem hiện thực cuộc đời  vào văn học một cách trực tiếp mà sự phản ánh ấy là cả một quá trình tìm hiểu, chắt lọc, nhào nặn và hệ thống lại tất cả những yếu tố theo trí tưởng tượng của nhà văn một cách nghệ thuật và hài hoà. Vì vậy mà bức tranh đời sống trong các tác phẩm luôn vừa thực vừa hư, vừa giống lại vừa không giống, là sự hài hoà giữa trí tưởng tượng của tác giả và những hiện thực của cuộc đời. Những phản ánh ấy đều đi theo ý kiến chủ quan từ người viết, nó mang theo nỗi niềm suy tư, trăn trở, sự nghiễn ngẫm về đời và ý nghĩa của đời.
     b) Bày tỏ những tâm tư, tình cảm, trăn trở, … của nhà văn
Văn học là một phương tiện để bộc lộ trực tiếp những tâm tư thầm kín của tác giả trước cuộc đời và con người. Đến với văn chương, người viết có thể tự do bộc bạch những nỗi lòng và cảm xúc của mình. Đó có thể là những ngại ngùng thuở ban đầu, những nỗi niềm day dứt, những đau thương dày vò hay những lưu luyến bồi hồi, … về những triết lý nhân sinh và cuộc sống. Tình cảm trong văn chương là tình cảm bắt nguồn từ đời sống, do đó nhà văn phải thực sự sống thật với đời, với chính bản thân mình thì tình cảm và giá trị của tác phẩm mới sâu sắc và đủ thấm để động lại trong lòng độc giả. Một trái tim với một tâm hồn lớn sẽ sinh thành nên những tác phẩm mang tư tưởng lớn, một trái tim nhạy cảm với một tâm hồn tinh tế sẽ sinh ra những tác phẩm bắt được cái vẻ đẹp tinh tuý mà man mác của vũ trụ.

     c) Thường đa nghĩa
Văn học không chỉ để ta nhìn thấu những hiện thực của đời sống mà còn là cách để ta cảm nhận được những tâm tư của nhà văn đối với đời. Nội dung của tác phẩm phải là sự dung hòa, xuyên thấm vào nhau trong từng câu từng chữ giữa sự khách quan hiện thực cuộc sống với những suy tưởng, tình cảm của nhà văn. Tác phẩm văn học là sự đa nghĩa, chúng có nhiều mặt cắt khác nhau với những suy tư khác nhau, mỗi góc nhìn của người đọc sẽ cho thấy những cách cắt nghĩa khác nhau về nó. Bởi văn chương là tính tư duy và logic chính là như thế.
4. Đặc điểm về tính sáng tạo của nhà văn:

Văn chương đòi hỏi sự sáng tạo, những điều mới mẻ nếu chúng ta lặp lại những điều cũ kĩ sẽ làm chết mòn đi tính nghệ thuật của nó. Sự sáng tạo trong văn học vừa phản ánh những khía cạnh mới trong đời sống vừa khoác lên mình diện mạo mới với những dấu ấn, …  và phong cách riêng biệt của nhà văn. Muốn có sự sáng tạo bắt buộc mỗi tác giả phải có những mắt nhìn khác biệt, phải giàu cá tính và tạo nên những dấu ấn riêng, “mỗi người một vẻ" tạo nên một vườn thơ ca đầy hương sắc trong Văn đàn Văn học Việt Nam. Sáng tạo ở đây không phải là lập dị, đi ngược lại với quy luật sáng tạo nghệ thuật, phản văn hoá, … mà là tạo lập nên cho bản thân mình những bản sắc và dấu ấn riêng, có tính đóng góp những giá trị mới cho sự phát triển của nghệ thuật và văn học.

___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

1. "Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện."

(Aimatov)

2. "Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi

     Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

     Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

     Nó không là anh nhưng nó là mùa."

(Chế Lan Viên)

3. "Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực."

(Stendhal)

4. "Tác phẩm văn học là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp."

(Sóng Hồng)

5. "Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương."

(Tố Hữu)

nthv_.
23 tháng 3 2023 lúc 22:49

Đọc tư liệu, tổng hợp và viết xong bài này trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ xong là đau hết lưng 🥺

Bình luận (0)
Võ Ngọc Phương
24 tháng 3 2023 lúc 9:12

e hóng suốt giờ có part 2 làm tư liệu học tập

dzui ghê! e cảm ơn chị nhìu nhìu...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
nthv_.
Xem chi tiết
nthv_.
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết