Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tùng Lê

thuyết minh thuật lại lễ hội chợ Gò

 

Hồ Hoàng Khánh Linh
3 tháng 5 2022 lúc 21:05

TK:

Nói đến lễ hội đầu tiên của mùa xuân trên đất Bình Định trước tiên phải kể đến lễ hội Chợ Gò hay dân gian quen gọi với cái tên khác là Hội xuân Chợ GòLễ hội Chợ Gò được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng khi chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những ngày tết.
Trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, hội xuân Chợ Gò là nơi tụ họp gia đình, bạn bè, người thân để vui chơi cầu lộc trong ngày đầu năm mới. Rạng sáng ngày đầu năm Tết âm lịch, chợ bắt đầu nhóm họp; người dân từ các vùng phụ cận mang đến chợ những sản vật của địa phương mình. Việc mua – bán không mang nặng tính kinh doanh, bởi người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá mà chỉ xem việc mua bán như một hình thức cầu lộc để tìm cho mình một niềm vui nho nhỏ trong ngày đầu năm mới và ước mong về một năm mới đầy hạnh phúc và sung túc cho mọi người.
Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình; tuổi thiếu niên rủng rỉnh tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống; người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà… hay du khách phương xa đến tham gia chỉ đơn giản là muốn hòa mình vào trong không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội chợ Gò. Lễ hội chợ Gò ngày nay được nâng lên một bước mới: có phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đất và người Bình Định như: hô Bài chòi, lô tô, múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co… Đặc biệt hơn, là màn giao lưu múa võ cổ truyền tôn vinh truyền thống miền đất võ Bình Định cũng như việc huấn luyện quân sĩ dưới thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Ngoài ra, người đi trẩy hội còn được thưởng thức các món đặc sản ẩm thực địa phương như nem Chợ Huyện, bánh ít lá gai… được bày bán tại các hàng quán ăn uống xung quanh chợ.

Vũ Đào Duy Hùng (haeng20...
3 tháng 5 2022 lúc 21:06

Tham khảo:

Nói đến lễ hội đầu tiên của mùa xuân trên đất Bình Định trước tiên phải kể đến lễ hội Chợ Gò hay dân gian quen gọi với cái tên khác là Hội xuân Chợ GòLễ hội Chợ Gò được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng khi chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những ngày tết.
Trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, hội xuân Chợ Gò là nơi tụ họp gia đình, bạn bè, người thân để vui chơi cầu lộc trong ngày đầu năm mới. Rạng sáng ngày đầu năm Tết âm lịch, chợ bắt đầu nhóm họp; người dân từ các vùng phụ cận mang đến chợ những sản vật của địa phương mình. Việc mua – bán không mang nặng tính kinh doanh, bởi người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá mà chỉ xem việc mua bán như một hình thức cầu lộc để tìm cho mình một niềm vui nho nhỏ trong ngày đầu năm mới và ước mong về một năm mới đầy hạnh phúc và sung túc cho mọi người.
Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình; tuổi thiếu niên rủng rỉnh tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống; người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà… hay du khách phương xa đến tham gia chỉ đơn giản là muốn hòa mình vào trong không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội chợ Gò.Lễ hội chợ Gò ngày nay được nâng lên một bước mới: có phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đất và người Bình Định như: hô Bài chòi, lô tô, múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co… Đặc biệt hơn, là màn giao lưu múa võ cổ truyền tôn vinh truyền thống miền đất võ Bình Định cũng như việc huấn luyện quân sĩ dưới thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Ngoài ra, người đi trẩy hội còn được thưởng thức các món đặc sản ẩm thực địa phương như nem Chợ Huyện, bánh ít lá gai… được bày bán tại các hàng quán ăn uống xung quanh chợ


Các câu hỏi tương tự
Trần Châu Anh
Xem chi tiết
Thanh Hằng :))))
Xem chi tiết
Thanh Hằng :))))
Xem chi tiết
Linhhhhhhhhh
Xem chi tiết
Gia Bình
Xem chi tiết
Vũ Hữu Tuấn
Xem chi tiết
Phạm Đức Anh
Xem chi tiết
Dương Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Khanh
Xem chi tiết