Khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yểu từ
A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
B. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống
C. Chính sách phát triển miền núi của Nhà nước.
D. Sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác ở trong và ngoài nước
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
2. Hạn chế được nạn du canh, du cư trong vùng.
3. Tạo ra động lực mới cho việc khai thác và chế biến khoáng sản.
4. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng.
2. Đánh bắt hải sản xa bờ được đẩy mạnh
3. Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển.
4. Du lịch biển - đảo đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoàng sản là do vùng
A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B. có số dân đông, lao động dồi dào.
C. có trình độ khoa học và công nghệ cao.
D. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Điều kiện nào để Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển trồng và chế biến cây công nghiệp, cây ăn quả, cận nhiệt và ôn đới?
A. Công nghiệp chế biến phát triển, giao thông vận tải thuận lợi.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào.
C. Diện tích đất feralit lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
D. Đảm bảo an ninh lương thực nên mở rộng diện tích cây công nghiệp, ăm quả
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.
2. Cung cấp nguồn điện dồi dào và rẻ cho khai thác và chế biến khoáng sản
3. Làm cho môi trường có những thay đổi không nhỏ.
4. Các nhà máy thuỷ điện lớn tập trung chủ yếu ở Đông Bắc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ?
1) Biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
2) Việc phát hiện dầu khí và khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã làm cho Vũng Tàu hạn chế phát triển ngành du lịch biển, tập trung phát triển dầu khí.
3) Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
4) Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tác động chủ yếu nào sau đây đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động.
B. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
C. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.
D. Phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có cả công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đồng, than đá và trồng ngô, chè, cà phê, cây ăn quả, bông; chăn nuôi trâu, bò và gà?
A. Sơn La.
B. Hà Giang.
C. Cao Bằng.
D. Điện Biên.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
1. Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.
2. Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.
3. Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.
4. Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4