a. Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
b. Công nghiệp nặng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm là vì:
* Có thế mạnh lâu dài:
- Cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú và vững chắc:
+ Than: trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn, có giá trị nhất là than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có than nâu, than bùn, than mỡ,…
+ Dầu khí: trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu (trữ lượng khai thác 4 – 5 tỉ tấn). Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam, quan trọng nhất là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
+ Nguồn thủy năng lớn khoảng 30 triệu kW, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Phục vụ tất cả các ngành kinh tế.
+ Phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Kinh tế: đẩy mạnh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu thô xuất khẩu năm 2005, đạt 7,4 tỉ USD.
- Xã hội: nâng cao đời sống nhất là đối với đồng bào vùng xa, vùng sâu.
- Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Chủ trương của Nhà nước: phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.
- Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kĩ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm.
Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
Nước ta có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho ngành công nghiệp năng lượng: nguồn nhiên liệu phong phú như than, dầu khí, thủy điện,…. Các trữ lượng này chiếm một số lượng lớn và phân bố rộng khắp trên nước ta. Ngành công nghiệp năng lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao: tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội nước ta. Có sự tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
* Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
a) Nước ta có thế mạnh lâu dài để phát triển ngành công nghiệp năng lượng:
- Nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng:
+ Khai thác than: đa dạng các loại than gồm như than antraxit và bán antraxit có trữ lượng khoảng 6,6 tỉ tấn, trong đó bể than Quảng Ninh có trữ lượng hơn 6,5 tỉ tấn. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 – 8000 calo/kg.
+ Tiềm năng khai thác dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng tram tỉ m3 khí đồng hành.
+ Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thúy điện lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh (chủ yếu trên hệ thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%).
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển với mạng lưới giao thông ngày càng phát triển (đường sắt, đường bộ, đường ống) giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng hơn. Cơ sở nhà máy, thiết bị khai thác, nhà máy nhiệt phát triển từ lâu và có nền tảng cơ sở nhất định, hiện nay được đầu tư nâng cấp mở rộng.
b) Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao:
- Về mặt kinh tế:
+ Đem lại nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn có giá trị cao như than, đặc biệt là dầu khí, được ví như “vàng đen” của nước ta.
+ Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Về mặt xã hội:
+ Góp phần giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt ở những vùng khó khăn thì điện được xem là một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) vô cùng quan traọng cần đi trước một bước.
c) Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Cung cấp nguồn điện cho hoạt động của tất cả các ngành sản xuất còn lại.
- Dầu khí là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến (nước hoa, nhựa đường, chất tẩy rửa, nhựa PV…).