vì bọn chúng không biết thưởng thức nghệ thuật chân chính mà chỉ biết lợi dụng nghệ thuật chân chính để làm giàu cho riêng mình.
Tại mk đc cô giảng nên chỉ hiểu như vậy thôi nha !
vì bọn chúng không biết thưởng thức nghệ thuật chân chính mà chỉ biết lợi dụng nghệ thuật chân chính để làm giàu cho riêng mình.
Tại mk đc cô giảng nên chỉ hiểu như vậy thôi nha !
1)tại sao mã lương không vẽ cho người nghèo những vàng bạc trâu báu mà chỉ vẽ cho người nghèo những dụng cụ lao động?vậy em có nhận xét gì về nhân vật mã lương và vai trò của nghệ thuật chân chính.
2)theo em cây bút thần có ý nghĩa gì trong tác phẩm.
Viết 1 bài văn tượng tượng khi em có cây bút thần trong tay
Giúp mk vói nha
nếu có cây bút thần trong tay em sẽ làm gì?
hãy kể tóm tắt sự việc Mã Lương dùng bút thần để trừng trị tên địa chủ
Đề bài: Kể diễn cảm truyện Cây bút thần
Bài làm
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ bên Trung Quốc, có cậu bé mồ côi tên là Mã Lương vừa thông minh vừa vẽ rất giỏi. Cha mẹ mất sớm, Mã Lương ngày ngày lên núi chặt củi, ra đồng cắt cỏ đổi gạo nuôi thân. Nhà nghèo đến nỗi không có đủ tiền mua một cây bút lông nhưng Mã Lương vẫn say mê học vẽ.
Một đêm, trong giấc ngủ, Mã Lương mơ thấy vụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, trong vầng hào quang. Cụ già mỉm cười hiền từ, đưa cho em một cây bút và nói:
- Ta tặng con cây bút thần. Nó sẽ giúp con nhiều trong cuộc sống.
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:
- Ôi! Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông ạ!
Cậu bé chưa dứt lời thì cụ già đã biến mất. Tỉnh dậy, hóa ra đó là một giấc mơ, nhưng cây bút thần vẫn nằm trong tay khiến Mã Lương lấy làm lạ lắm.
Mã Lương lấy bút ra vẽ thử một con chim. Nét cuối cùng vừa xong thì chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Cậy bé vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt. Mã Lương sung sướng vô cùng!
Từ đấy, Mã Lương dùng cây bút thần, vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Ai thiếu cuốc, cậu vẽ cuốc. Ai thiếu đèn, cậu vẽ đèn. Nhà nào chưa có thùng múng nước, cậu vẽ thùng múc nước. Một đồn mười, mười đồn trăm, việc làm kỳ lạ của Mã Lương ai ai cũng biết.
Trong vùng, có tên địa chủ tham lam. Nghe chuyện Mã Lương có cây bút thần, hắn sai đầy tớ đến bắt cậu về nhà vẽ theo ý hắn.
Tuy còn nhỏ nhưng Mã Lương tính tình khảng khái và rất ghét thói tham lam của bọn nhà giàu. Mặc cho hắn dụ dỗ, đe dọa, Mã Lương dứt khoát không vẽ bất cứ thứ gì cho hắn. Tên địa chủ giậm chân tức tối, nhốt cậu bé vào chuồng ngựa và bỏ cậu đói.
Ba ngày sau, giữa đêm mùa đông, tuyết xuống nhiều phủ trắng sân. Tên địa chủ nghĩ thầm: "Thằng nhóc kia không chết đói thì cũng chết rét. Ta thử xuống chuồng ngựa xem sao!". Gần đến nơi, hắn thấy những tia sáng lọt qua khe cửa. Tò mò, hắn ghé mắt nhìn vào thì thấy Mã Lương ngồi bên lò lửa rực hồng và đang ăn bánh nướng. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Hắn không tin ở mắt mình. Lò sưởi ở đâu ra? Bánh nướng ở đâu ra? À! Phải rồi! Tất cả từ cây bút thần mà có. Nhưng Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang vừa vẽ. Tên địa chủ tức tối trèo lên thang định đuổi theo. Mới leo lên ba bước, chiếc thang biến mất, hắn ngã lộn cổ xuống đất. Mã Lương vẽ con ngựa và cưỡi lên lưng ngựa, ra roi phi thật nhanh. Chưa được bao xa, cậu nghe tiếng hò hét huyên náo sau lưng. Quay lại nhìn, cậu thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng con tuấn mã, tay vung đao sáng loáng dẫn đầu đám đầy tớ khoảng hai chục tên, đốt đuốc đuổi theo. Cậu bình tĩnh lấy bút ra vẽ một chiếc cung tên. Lúc tên địa chủ tới gần, cậu giương cung nhằm tên địa chủ mà bắn. "Vút". Mũi tên cắm đúng họng hắn. Hắn ngã vật xuống đường. Mã Lương ra roi thúc ngựa, ngựa phóng như bay.
Suốt mấy ngày đêm phi ngựa ròng rã không nghỉ, cuối cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ bé, xa xôi. Ngày ngày, cậu vẽ tranh đem bán ngoài phố. Sợ lộ tung tích, cậu thường vẽ dở dang như chim thì thiếu mỏ hoặc thiếu một chân. Tuy thế, những bức tranh cậu vẽ đều rất đẹp khiến mọi người trầm trồ thán phục.
Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng. Vì sơ ý, một giọt mực rơi đúng vào chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xòe cánh bay đi trước sự kinh ngạc của bao người trong thị trấn. Có mấy kẻ mách lẻo đem tin này tố giác với nhà vua. Vốn là kẻ có lòng tham không đáy, tên vua ra lệnh bắt cậu bé về kinh đô.
Tên vua này nổi tiếng tham lam, tàn ác nên bị muôn dân oán hận. Mã Lương ghét hắn nên không muốn vẽ. Hắn bắt cậu vẽ con rồng, cậu vẽ con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ phượng hoàng, cậu vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu cứ nhảy nhót quanh tên vua. Hắn nổi trận lôi đình, ra lệnh cho quân lính cướp cây bút thần rồi tống Mã Lương vào ngục tối.
Hắn cầm bút thần tự vẽ. Đầu tiên, hắn vẽ một núi vàng. Không thỏa mãn lòng tham, hắn vẽ hết núi này đến núi khác. Vẽ xong, hắn nhìn kĩ thì hóa ra là những tảng đá lớn. Những tảng đá ấy lăn xuống, suýt đè hắn gãy chân.
Không từ bỏ lòng tham, hắn vẽ thỏi vàng, càng vẽ càng lớn, càng dài. Vẽ xong, hắn nhìn lại thì thấy trước mắt không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà khổng lồ, miệng đỏ lòm, há hoác, đang lao bổ đến định nuốt chửng hắn. May mà có đám quan quân xô tới cứu.
Biết không có Mã Lương thì hỏng hết việc, hắn đành thả cậu ra, dùng vàng bạc dụ dỗ và hứa gả công chúa cho. Mã Lương hiểu rõ tâm địa xấu xa của hắn nhưng vẫn vờ đồng ý. Tên vua mừng rỡ, trả lại bút thần cho cậu.
Sợ vẽ núi có nhiều thú dữ, tên vua ra lệnh cho Mã Lương vẽ biển. Chỉ hai nét bút, biển đã hiện ra trước mặt, xanh thẳm và trong suốt như mặt gương soi. Tên vua ngắm biển rồi hỏi:
- Tại sao biển mà lại không có cá?
Mã Lương chấm nhanh vài chấm. Bao nhiêu là cá xuất hiện, đủ hình dáng, màu sắc đang bơi lội tung tăng. Tên vua thích thú lắm, vội ra lệnh:
- Vẽ cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá!
Trong nháy mắt, Mã Lương đã vẽ xong một chiếc thuyền buồm lớn. Nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các quan đại thần tranh nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút. Gió thổi nhè nhẹ, sóng gợn lăn tăn, thuyền từ từ rời bến.
Thấy thuyền đi quá chậm, tên vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn:
- Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!
Mã Lương vung tay vẽ thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên, gió mạnh hơn. Những cánh buồm căng phồng, chiếc thuyền lao nhanh vun vút. Cậu bé tô thêm nhiều nét nữa. Biển động ầm ầm, chiếc thuyền lắc lư, nghiêng ngả. Tên vua sợ hãi, cuống quýt kêu lên:
- Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!
Mã Lương không thèm đếm xỉa đến những lời nói đó. Cậu tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Sóng biển dâng cao, xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua ướt hết quần áo, một tay ôm lấy cột buồm, một tay ra hiệu, gào to bảo Mã Lương dừng bút.
Vờ nhưng không nghe thấy, Mã Lương vẫn tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo đến mù mịt, trời tối đen. Những lớp sóng hung dữ đã nhấn chìm chiếc thuyền xuống biển sâu.
Thế là hết đời tên vua tham lam, hung ác. Việc làm của Mã Lương được ngợi ca và truyền tụng khắp nước. Sau đó, Mã Lương đi đó đi đây, dùng bút thần phục vụ những người nghèo khổ. Cậu bé họa sĩ tài ba, đức độ được mọi người yêu mến và cảm phục.
Những yếu tố thần kì trong câu chuyện Cây bút thần?Vì sao tên vua, địa chủ ko vẽ đc những thứ chúng muốn??(tuyệt đối không chép mạng nhé!!!Tớ mệt lém r)
1 Những điều gì đã giúp cho mã lương vẽ giỏi như vậy? những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao?
2 Mã lương vẽ những gì cho người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã lương qua những gì mã lương đã vẽ?
3 Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và đọc đáo của nhân dân. Chi tiết nào trong truyện là lí thứ và gợi cảm hơn cả?
Giúp em với ạ
nhập vai mã lương kể lại chuyện cây bút thần
giúp mk với
Tại sao không ai biết Mã Lương đi đâu? Có người nói Mã Lương về quê làm bạn với ruộng đồng, có người nói Mã Lương dành hết thì giờ cho việc vẽ trng cho người nghèo khổ??